Trang chủ » Điểm nóng » Lãnh đạo người tài

Lãnh đạo người tài

Tác giả:

Từ ý tưởng…

Ai là người quyết định phần lớn thành công trong công ty bạn? Đó có phải là những người tài, những người mà kiến thức và kinh nghiệm của họ sẽ góp phần tạo nên những giá trị đặc biệt cho công ty bạn. Hãy nghĩ tới những nhà nghiên cứu dược phẩm đang tìm cách tạo ra những loại thuốc mới hay những lập trình viên đang tạo ra những đoạn mã mới. Những sáng kiến của họ sẽ làm thay đổi toàn bộ công ty họ trong vòng một thập kỷ.

Để đảm bảo những người tài cống hiến tốt nhất cho công ty, bạn phải giải thoát cho họ khỏi những qui định ràng buộc cứng nhắc. Nhưng điều đó không hề đơn giản: Những người tài không thích bị ra lệnh. Họ không quan tâm đến chức danh hay sự thăng tiến. Và họ cũng dễ dàng cảm thấy buồn chán với những công việc tẻ ngắt, lặp đi lặp lại.

Vậy chúng ta phải làm gì để có thể sử dụng hiệu quả tài năng của họ? Goffee và Jones gợi ý những cách thức khác nhau giúp bạn lãnh đạo họ tốt hơn. Hãy là một người bảo hộ rộng lượng, chứ đừng tỏ ra là một ông chủ theo kiểu “truyền thống” – bằng cách bảo vệ họ tránh khỏi những qui định phức tạp và những mối quan hệ rắc rối trong công ty. Hãy tạo ra một môi trường làm việc an toàn để họ có thể thử nghiệm – và thất bại. Nên tôn trọng tài năng của họ trong khi họ lặng lẽ chứng tỏ bản thân mình.

Nếu bạn lãnh đạo những người tài đúng cách, và để họ bộc lộ hết tài năng của mình, họ và công ty bạn sẽ thành công.

…tới thực tế

Để những người tài cống hiến toàn bộ tài năng của họ cho công ty bạn, hãy tìm hiểu điều gì tạo nên sự khác biệt ở họ. Không giống như những nhân viên kiểu truyền thống, họ:

Người tài ở đâu?
Ảnh:
hpconsulting.com.au

­+ Hiểu rõ giá trị bản thân

+ Biết tìm những nguồn tài trợ cho các dự án quan trọng

+ Muốn luôn có cơ hội tiếp xúc ngay lập tức với người lãnh đạo cao cấp

+ Luôn gắn bó với một hệ thống kiến thức rộng lớn

+ Sẽ không cảm ơn bạn vì bạn đã lãnh đạo họ thật tài tình

Nâng cao giá trị của những người tài và …..tránh tình trạng “mai một nhân tài”

Giảm bớt những thủ tục hành chính rắc rối

Hãy bảo vệ những người tài tránh khỏi những quy tắc và những mối quan hệ phức tạp liên quan tới những hoạt động đòi hỏi ngân sách lớn. Ví dụ: Tại một tòa soạn báo, biên tập viên cho phép phóng viên điều tra của mình không phải tham gia vào những buổi họp biên tập. Tại một công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn, một lãnh đạo đã chọn lọc những yêu cầu thông tin từ trụ sở chính để người phân tích tiêu dùng có thể đưa các thông tin hợp lý vào kế hoạch marketing mới.

Duy trì sự đa dạng ý tưởng

Tránh tạo nên một cơ cấu quản lý tập trung vì nó có thể dẫn tới việc dập tắt những ý tưởng sáng tạo. Ví dụ: Tập đoàn dược phẩm lớn của Thụy sĩ Roche đã khuyến khích những người tài tại ba công ty con theo đuổi những dự án khác nhau mỗi khi thích hợp. CEO Franz Humer đã nói với họ rằng: “Các bạn có thể làm những điều mà các bạn muốn (tại Genentech) và chúng tôi làm điều chúng tôi muốn (tại Roche), trong năm năm tới chúng ta sẽ biết kết quả. Đôi khi các bạn đúng và đôi khi chúng tôi đúng.”

Hãy làm họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn về thất bại cá nhân

Các nhà lãnh đạo giỏi đều hiểu rằng: Để có được bất kỳ sản phẩm thành công nào thì đều phải có rất nhiều thử nghiệm đã thất bại. Lý tưởng nhất là khi thành công tạo ra lớn hơn chi phí đã phải chi cho thất bại. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn, nếu bạn giúp đỡ những người tài trong công ty bạn biết chấp nhận thất bại.

Ví dụ : Khi cả ba chất kháng sinh công nghệ cao của Roche đều thất bại trong giai đoạn cuối cùng-giai đoạn thử nghiệm chữa bệnh, tổng Giám đốc Richard Sykes đã gửi thư cho những người lãnh đạo các nhóm nghiên cứu. Ông cảm ơn họ vì đã lao động cật lực và vì quyết định hủy thuốc dũng cảm của họ. Đồng thời, ông động viên họ tiếp tục nghiên cứu.

Để những người tài theo đuổi nỗ lực bản thân

Các sáng kiến được đưa ra với tốc độ nhanh tới mức các công ty khác phải lấy làm hổ thẹn. Ví dụ, trang Orkut – một trang web giao lưu đi kèm với Google, cũng là một trang xuất phát từ ý tưởng trên Googlettes.

Hãy chứng tỏ mình là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình: Hãy cho những người tài thấy khả năng của bạn trong việc khuyến khích và hỗ trợ họ. Nhờ đó, bạn sẽ thiết lập được niềm tin trong họ.

Ví dụ : Giám đốc Marketing tại một công ty bia biết rất ít về kỹ thuật ủ rượu bia, nhưng anh ta có thể nói chi tiết về tình hình bán hàng của công ty. Kiến thức kinh doanh của anh ta giúp anh ta có được quyền lực và sự tin cậy của các nhân viên. Vì thế, họ rất tôn trọng những ý kiến phát triển sản phẩm của anh ta.

Tóm tắt ý tưởng từ bài viết HBR đăng bởi Rob GoffeeGareth Jones

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “trích từ trang Harvard’S-VNN”.