Trang chủ » Điểm nóng » Lời khuyên cho tân Thủ tướng Anh

Lời khuyên cho tân Thủ tướng Anh

Tác giả:


Chuyên mục Harvard"S xin trân trọng giới thiệu GS Michael Watkins, chuyên gia về sự chuyển đổi lãnh đạo – Giáo sư danh dự ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Harvard, “người dẫn đường” cho chủ đề Leadership chuyên mục Working Knowledge của Harvard Business School. Chủ đề nóng kỳ này: Tân Thủ tướng Anh vấp phải thách thức gì trong vai trò mới?

Cơ hội là đây!

Gordon Brown đã có được chiếc ghế Thủ tướng
sau hơn một thập kỷ khuất sau cái bóng Tony Blair
Ảnh: newsimg.bbc.co.uk

Thế nhưng vị trí này cũng sẽ có rất nhiều thử thách mà ông phải đương đầu bằng chính sức mạnh và phong cách của mình. Quan trọng hơn, thử thánh đó sẽ rất khác với những gì mà người tiền nhiệm của ông từng gặp phải.

Bởi vậy, có vài lời khuyên dành cho những vị lãnh đạo, cũng giống như ông, khi phải trải qua quá trình chuyển giao vai trò quan trọng. Thách thức lớn nhất trong việc thích nghi với vai trò mới không nằm ở chỗ ông sẽ thay đổi đất nước thế nào mà là làm sao để thay đổi chính mình. Chắc chắn ông sẽ sớm phải đối mặt với việc này…

Tại sao vậy? Thẳng thắn mà nói, ông là nhân vật lý tưởng thứ hai sau Tony Blair. Cùng với nhau, các ông đã tạo nên một đội lãnh đạo có khả năng bổ sung tuyệt vời.

Vài nét so sánh về Tony Blair và Gordon Brown

Blair

Brown

Ủy thác cho cấp dưới

Chú trọng đến chi tiết

Khuynh hướng ngoại giao

Ra chỉ thị

Tạo cảm hứng

Có kỷ luật

Hướng đến con người

Hướng đến chính sách

Có chiến lược

Có chiến thuật

Tập trung đối ngọai

Tập trung đối nội

Các ông đã cùng nhau kiểm soát được tất cả các cấp quyền lực quan trọng. Thực tế, mặc dù ông không muốn thừa nhận điều này: Cả ông và ông Tony Blair đã giữ những vai trò phù hợp nhất với mình, ông Blair là người đứng ở tuyến đầu hoàn hảo, còn ông là người xuất sắc phía sau hậu trường.

Đó cũng là một cấu trúc thường thấy trong chính trị và kinh doanh. Nhiều mối quan hệ giữa Giám đốc Điều hành và Giám đốc Sản xuất mà chúng tôi đã nghiên cứu cũng có cùng cấu trúc bổ sung tương tự. (Gần đây tôi đã có bài viết về sự lãnh đạo mang tính bổ sung.)

Khó khăn xảy ra khi người ở vị trí thứ hai tiến lên vị trí thứ nhất, chính là vị trí mà ông mong muốn từ lâu nay. Theo định nghĩa, bổ sung không có nghĩa là thay thế. Chính vì vậy, những điểm mạnh giúp người thứ hai làm việc hiệu quả trong vai trò trước đây của mình có thể trở thành điểm yếu khi anh ta chuyển sang đảm nhận một vai trò mới.

Cơ hội dành cho ông Brown…
Ảnh: www.elpais.com

Các Nghị sỹ luôn có nhiều kì vọng về diện mạo và hành động của tân Thủ tướng. Như những mô tả phía trên đây, sự mong đợi của họ có thể được Tony Blair đáp ứng nhiều hơn là Gordon Brow.

Nếu ông không hiểu được điều này và đối mặt với những thách thức một cách nóng vội, các nhân vật trong nội các sẽ bị cơ cấu một cách cứng nhắc, điều đó có thể làm suy yếu khả năng cầm quyền của ông. Thực tế là quá trình chuyển giao đã bắt đầu diễn ra, khi giới quan sát bình luận về bức ảnh minh hoạ trong một bài báo đăng trên Tạp chí Tài Chính:

Với phong cách trái ngược hoàn toàn với ngài Blair, ngài Brown và phu nhân Sarah chỉ dành một thời gian ngắn ngủi và vài nụ cười thoáng qua cho cánh phóng viên chụp ảnh ngay trước cổng của tòa nhà số 10 phố Downing, nơi trước đây Blair thường chụp ảnh với phu nhân và những đứa con của họ, và nhất là không thấy một người con nào của vị tân thủ tướng.

Làm thế nào để ông tránh được những vấn đề như thế này? Nghiên cứu của chúng tôi về những trường hợp chuyển giao vai trò lớn đưa ra bốn chiến lược tồn tại chủ yếu như sau:

  1. Phải tăng cường nhận thức của ông về những nguy cơ có thể xảy ra. Nhìn nhận lại mình một cách nghiêm khắc để hiểu được điểm mạnh và điểm yếu thực sự của bản thân. Tiếp nhận phản hồi từ những người đáng tin cậy và chân thực.

    Xác định được thời điểm sẽ xảy ra sóng gió. Nhận thức được rằng, những gì đã giúp mình thành công ở cương vị cũ chưa chắc đã có hiệu quả trong vai trò mới…

  2. Nghiêm khắc với bản thân ngay cả khi phải làm những việc mà mình không thích. Phải hiểu được hàm ý trong câu nói của Mark Twain: “Đối với người cầm búa thì mọi thứ đều giống như chiếc đinh”.

    Trong thời gian ông làm Bộ trưởng, có thể ông đã được rèn luyện để sử dụng búa thành thạo. Nhưng vai trò mà ông vừa tiếp nhận yêu cầu ông phải có cả kỹ năng dùng cả cưa và khoan. Điều này ngụ ý rằng có những thứ dù không thích ông vẫn phải làm. Chẳng hạn như: Ông sẽ phải buộc mình tiếp xúc nhiều hơn với giới báo chí mà ông vốn không ưa…

  3. Xây dựng một đội ngũ cộng sự có thể bổ sung hữu hiệu cho nhau. Cũng giống như hồi ông từng là một thành viên trong nhóm của ông Tony Blair, giờ là lúc ông phải xây dựng nhóm của mình.

    … Cũng là thách thức của chính ông
    Ảnh: www.conservatives.com

    Đừng mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào các kỹ năng, như ông từng tuyên bố khi tiến hành lựa chọn nhân sự gồm “những nhân tài”. Phải cân bằng sự chú ý đến cả vai trò nữa. Chẳng hạn nếu ông không thể thể hiện tốt trong vị trí “người của công chúng” như người tiền nhiệm thì ai sẽ lấp vào khoảng trống này?

  4. Áp dụng những lời khuyên tốt và xây dựng được một đội ngũ cố vấn giỏi. Mạng lưới cố vấn này sẽ rất hữu ích khi các Bộ trưởng không thể hỗ trợ kịp thời cho ông trong vai trò mới.

    Rất có thể ông sẽ ít cần đến những lời khuyên về kĩ năng cầm quyền mà chủ yếu là những tư vấn trong hoạt động chính trị. Ông sẽ xây dựng mạng lưới này như thế nào và quan trọng nhất là ông có nghe theo lời khuyên của họ không?

  5. Điều cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, đó là ông hãy vui vẻ tận hưởng cuộc sống. Ông đã giành được phần thưởng mà ông đã nỗ lực kiếm tìm bấy lâu nay. Hiện giờ là thời điểm dễ chịu, dù ngắn ngủi, trước khi khó khăn và quá trình chuyển giao chính thức bắt đầu.

Đón đọc tiếp phần II: Ngài Brown, hãy thay đổi!

 – Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Michael Watkins –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[i] Ngày 27 tháng 6 năm 2007, ba ngày sau khi trở thành người đứng đầu Công Đảng, ông Gordon Brown chính thức nhậm chức thủ tướng mới của nước Anh. Trước đó, ông Brown từng đảm nhận vị trí “Chancellor of the Excherque”, tương đương với chức Bộ trưởng tài chính trong nội các Anh suốt hơn 10 năm cầm quuyền của người tiền nhiệm Tony Blair. Trên cương vị được coi là số 2 trong chính phủ trước, ông Brown đã đóng vai trò trợ thủ đắc lực cho ông Blair khi duy trì được sự ổn định trong nền kinh tế đất nước. Thủ tướng mới của nước Anh được giới phân tích đánh giá là một vị lãnh đạo mẫn cán, nghiêm túc và chính trực, đủ sức lèo lái đất nước trong thời gian tới.