Trang chủ » Điểm nóng » “Tái ông thất mã” – những thất bại đáng quý

“Tái ông thất mã” – những thất bại đáng quý

Tác giả:

Chủ đề “lãnh đạo để cách tân” 
đã nhận được rất nhiều sự chú ý
Ảnh: dl.nlb.gov.sg

Mùa xuân này, chúng tôi (gồm những nhà quản trị, tác giả, học giả…) đã hai lần cùng nhau dùng bữa tối, một lần tại New York và một lần tại London, để cùng bàn luận về chủ đề “lãnh đạo để cách tân”. Đây cũng là chủ đề trọng tâm của buổi hội thảo mang tên Burning Question sẽ được tổ chức vào tháng mười.

Trong cả hai lần gặp mặt, chúng tôi đã thảo luận nhiều về khía cạnh tích cực của những thất bại đối với các phát kiến. Mỗi chặng đường đều có những bước đi sai lầm, vì thế các tổ chức cần phải học cách chấp nhận và rút kinh nghiệm từ những thất bại đó. Chúng tôi rút ra kết luận là các công ty không chủ động nhận biết và trân trọng những thất bại đáng giá đó như một phần của quá trình đổi mới, sáng tạo.

Chúng tôi cũng rất phấn khởi khi được biết có một công ty đang đi đúng hướng. Paul Iske, cán bộ cấp cao kiêm Phó Chủ tịch ngân hàng ABN AMRO, giới thiệu với chúng tôi về Institute of Brilliant Failures (Viện nghiên cứu những thất bại vinh quang). Công việc của viện này là chỉ ra tầm quan trọng của thử nghiệm và thất bại đối với sự tiến bộ của những phát kiến.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình phát triển, đề tài này sẽ bao gồm việc lập các website và những nguồn thông tin khác dưới hình thức các phương tiện truyền thông khác nhau để ghi nhận thành công và thất bại của những nhà sáng chế. Mục đích của đề án này là giúp các tổ chức vượt qua những nỗi lo sợ thất bại và chấp nhận thất bại như là một dấu hiệu tốt của thành công trong tương lai.

Có thành công nào mà không phải
trải qua thất bại?
Ảnh: images-eu.amazon.com

Iske cho biết: “Chúng tôi đã phát triển một khung khái niệm về những thất bại quý giá. Chúng tôi cũng đang lập một website và tổ chức một cuộc thi nhằm xác định và công bố những thất bại quý giá. Cuộc thi này sẽ giúp nâng cao nhận thức và thu thập ví dụ về những thất bại đó.”

Viện nghiên cứu những thất bại vinh quang hình thành từ dự án “Cơ hội thứ hai” của ABN AMRO. Đây là dự án giúp các công ty loại bỏ những dấu hiệu phá sản (Có ý nghĩa rất lớn đối với tình hình ở Hà Lan) bằng cách công bố những câu chuyện về những nhân vật đã thu được thành công sau khi phải tuyên bố phá sản. Các câu chuyện này dựa trên kết quả nghiên cứu về những doanh nhân đã bị phá sản, sau đó họ lại có cơ hội khác tốt hơn để phục hồi sự nghiệp.

Tất cả những việc kể trên là một phần trong chương trình thảo luận của ngân hàng (rất tiếc, hiện nay mới chỉ có website ở Hà Lan) bao gồm rất nhiều cá nhân và tổ chức có lợi ích liên quan trong các dự án nhằm khuyến khích các hoạt động làm chủ doanh nghiệp trong xã hội Hà Lan.

Ông Iske còn cho biết các cuộc thảo luận đã giành được sự ủng hộ hoàn toàn từ ban giám đốc ABN AMRO từ đầu năm 2004, và được coi như là một biện pháp quan trọng để chia sẻ nguồn vốn tri thức bổ ích bằng cách khuyến khích việc nhận biết, thực hiện, và thúc đẩy các tài năng doanh nghiệp của xã hội.

Dự án Dialogues được mở sẽ là một thuận lợi cho
những người thất bại do không gặp thời cơ
Ảnh: www.colorado.edu

Một số dự án nổi bật được nhắc đến trong các cuộc thảo luận bao gồm: City Dialogues (thúc đẩy các vấn đề địa phương như phát triển nền kinh tế sáng tạo ở Maastricht), Appoint Your Hero (tôn vinh những con người “đặc biệt bình thường”) và Flexible Netherland (huy động các mạng lưới để giải quyết các vấn đề lớn và nan giải như phát triển sâu rộng cơ sở hạ tầng). Vào tháng mười, dự án Dialogues House cũng sẽ được mở. Mọi người sẽ được mời đến đó thảo luận và cùng nhau làm việc với các chủ đề về một tương lai ổn định. Ngoài ra họ còn tổ chức viện thảo luận với các chương trình theo chủ đề. Iske cho biết: “Tôi rất trân trọng những thất bại quý giá, và tôi hy vọng dự án này sẽ thành công.”

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của McNulty[1]

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Eric McNulty, là thành viên ban quản lý đại diện cho Nhà xuất bản Harvard Business School. Ông chịu trách nhiệm giám sát các bài biên tập, tác phẩm và công việc kinh doanh tại đây. Ông có thể viết bài cho các tạp chí Harvard Business Review, Harvard Management Update, Strategy & Innovation, Boston Business Journal và Worthwhile…