Trang chủ » Điểm nóng » Bài học chim cánh cụt

Bài học chim cánh cụt

Tác giả:

Từ thành công của một cuốn sách

John Kotter là Giáo sư giàu kinh nghiệm và được yêu thích tại trường Kinh doanh Harvard cũng như trên toàn thế giới.

Ông là người dẫn đầu trong lĩnh vực Lãnh đạo và Chuyển đổi. Ông cũng là người phát ngôn hàng đầu về thực tế chuyển đổi lãnh đạo và tổ chức.

Cuốn sách Leading Change của ông đã trở thành cuốn sách bestseller trên thế giới năm 1996.

Tháng 10 năm 2001, ông được tạp chí Business Week xếp thứ nhất trong danh sách leadership guru (cố vấn lãnh đạo có uy tín nhất) tại Mỹ.

Ngày 16/7/2007, tờ New York Times đã đưa lên trang đầu mục kinh doanh bài viết giới thiệu cuốn sách mới nhất của John Kotter: Our Iceberg Is Melting: Changing and Succeeding Under Any Conditions (TD: Tảng băng tan: Thay đổi và thành công trong mọi hoàn cảnh).

Theo tờ Times, số lượng bán được của cuốn sách này đã lên tới 224.000 bản và có thể nhanh chóng vượt qua cuốn sách Leading change mà nó dựa vào. (Xin được thông tin thêm: chính Trường Kinh doanh Harvard đã xuất bản cuốn Leading change và bản thân tôi đã có nhiều dịp làm việc với Giáo sư Kotter với tư cách là diễn giả).

Bài báo chủ yếu đề cập đến khả năng được chấp nhận của cuốn sách. Sẽ có những cuộc tranh luận trong giới học giả và nhà xuất bản xung quanh mâu thuẫn giữa sự quan tâm về mặt tri thức với cuộc chạy đua bán hàng.

Nhưng thực sự, bản thân Leading Change là một cuốn sách có sức hút lớn và việc bìa sách in hình những con chim cánh cụt được xem như là một sự kiện vào thời điểm năm 1996.

Nhưng quá chú mục vào điều đó sẽ bỏ qua mất đi một điểm quan trọng hơn: Các tổ chức từ hậu phương đến tuyến đầu đều tranh nhau để dành sức lôi kéo các sáng kiến cần thấu suốt và sẽ sử dụng bất cứ phương tiện nào để đạt được mục đích.

Nhờ ứng dụng bài học chim cánh cụt, cuốn
Our Iceberg Is Melting: Changing and Succeeding
Under Any Conditions
đã tạo được thành công hơn
cả Leading Change
Ảnh: kidconfidence.com

Chưa bàn đến tốt hay xấu nhưng rõ ràng việc chuyển thành những mẩu chuyện ngắn và có tính giải trí đang là một xu hướng ngày càng phổ biển.

Các blog đăng tải những bài báo mới, những bài báo giới thiệu những cuốn sách mới, những cuốn sách lại nói về những cuốn bách khoa toàn thư mới…

Cứ như vậy, sẽ không ai còn cần đến một cuốn bách khoa toàn thư nữa. Thay vào đó, chúng ta sử dụng hệ thống thông tin mạng.

Nhiều năm trước, Tom Davenport và John Beck đã vạch rõ điều này trong cuốn The Attention Economy (TD: Nền kinh tế chu đáo). Cuốn sách bìa cứng kiểu mẫu này đã không nhận được sự chú ý đúng mức một phần do nó phát hành không lâu trước sự kiện 11/9.

Năm 1996, việc Leading Change in
hình chim cánh cụt trên bìa sách
được xem như một sự kiện
Ảnh: ec1.images-amazon.com

Năm 1983, điều này cũng đã được Jeff Goldblum nói đến trong tác phẩm The Big Chill (TD: Ngài Chill lớn) qua lời nhân vật của ông – một nhà báo của tờ People.

Nhân vật này cho rằng, một bài báo bình thường phải đủ ngắn để có thể đọc xong ngay trên đường vào nhà tắm.

Chúng ta đang sống trong một môi trường mà tính chất của thông tin là vừa – đủ, vừa – kịp thời, và sự cạnh tranh những giá trị nghe nhìn cùng với suy ngẫm ngày càng trở nên khốc liệt.

Bạn sẽ ứng phó thế nào với tình hình này?

Trước tiên, cần nhận thấy rằng nên cố gắng thuyết phục một ý kiến nào đó trong tổ chức của mình.

Ví dụ: Bạn đang phải cạnh tranh với YouTube[1], American Idol[2], và Paris Hilton[3]. Nếu bạn không biết trình bày một cách hóm hỉnh và thông minh, các đồng nghiệp sẽ so sánh bạn với Michael trong The Office[4] (TD: Công sở).

Hai là, hãy tìm kiếm những nguồn thông tin nhiều tầng.

Một trong những lý do khiến cho những mẩu chuyện của Kotter được đón nhận một cách rộng khắp từ những vị giám đốc cho đến binh lính trong các hầm hào là ông đã tìm hiểu và đưa vào chúng nhiều tài liệu nghiên cứu cùng các loại văn bản.

Một câu chuyện có thể rất tốt cho một vị trí nào đó trong tổ chức, nhưng những nhà lãnh đạo khác lại có thể cần đến nguyên gốc của nó.

Do tính chất của hệ thống thông tin, sự
cạnh tranh những giá trị nghe nhìn cùng
với suy ngẫm ngày càng trở nên khốc liệt.
Ảnh: www.doncaster.gov.uk

Hầu hết các tác giả chỉ đưa ra một tầng thông tin trong khi Kotter đã bỏ ra rất nhiều công sức để có thể tạo nên những tác phẩm đa tầng đa nghĩa từ những nguồn tư liệu của mình.

Cuối cùng, hãy nhận thức rằng các thử thách thường xuyên biến đổi.

Our Iceberg Is Melting: Changing and Succeeding Under Any Conditions sẽ bán chạy với cùng lý do đã giúp Leading change tiếp tục bán chạy sau 11 năm. Thay đổi là một vấn đề không hề đơn giản và rất ít người có khả năng kiểm soát sự thay đổi một cách chính xác và toàn hảo bất kể họ đọc được những gì chăng nữa.

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Eric McNulty –

Một số bài viết cùng tác giả:

>> Sự ủng hộ – Tham số cho Giá trị gia tăng?

>> Ngành hàng không – Điểm yếu “thiếu hụt thống kê”

>> Trung Quốc – Những nguy cơ rủi ro trong sản xuất

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] YouTube là một trang web chia sẻ video. Mọi người dùng Internet có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005. Dịch vụ đặt tại San Bruno, sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý. Tháng 10 năm 2006, Google Inc. đã đạt được thỏa thuận để mua lại công ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google.

[2] American Idol hiện là cuộc thi tìm kiếm giọng ca truyền hình ăn khách nhất nước Mỹ, được tổ chứ sáu năm nay. Năm 2005, American Idol đón tiếp 500.000 thí sinh đăng ký tham dự. Những thành công của sân chơi này cũng đánh dấu sự khai sinh của cuộc cách mạng công nghệ lăng xê, khi những ngôi sao như: Kelly Clarkson, Carrie Underwood, Fantasia… giành chiến thắng và không ngừng tỏa sáng trên bầu trời âm nhạc thế giới. Đêm chung kết American Idol 2006, riêng tại Mỹ đã có hơn 35 triệu người xem. American Idol đã được đón nhận và tổ chức ở Canada, Australia, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ… Năm 2007, Việt Nam là quốc gia thứ 30 mua bản quyền chương trình này.

[3] Paris Whitney Hilton, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1981 tại Thành phố New York, là một người mẫu, diễn viên, người thừa kế của tập đoàn Hilton nổi tiếng.

[4] Michael Scott là một vai diễn hài trong phim The Office. Đây là nhân vật do nam diễn viên Steve Carell, sinh ngày 16.8.1962 tại Concord, Massachusetts (Mỹ) đóng. Anh được nhận danh hiệu Nam diễn viên truyền hình xuất sắc nhất tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2006 cho vai diễn này.