Trang chủ » Điểm nóng » Sự ủng hộ – Tham số cho Giá trị gia tăng?

Sự ủng hộ – Tham số cho Giá trị gia tăng?

Tác giả:


Phương trình của Giá trị gia tăng

Cuối tháng sáu, tôi (Eric McNulty) có tham gia điều hành một diễn đàn với chủ đề “Nguồn nhân lực và Giám đốc Điều hành: Tạo dựng mối liên minh then chốt”, đây là một phần trong chương trình trong hội nghị thường niên của Hội quản trị nguồn nhân lực.

Kiếm tìm sự ủng hộ
Ảnh: www1.istockphoto.com

Một trong các diễn giả gây được ấn tượng đó là Dennis Donovan – nguyên Giám đốc Nhân lực của Home Depot từ thời Robert Nardelli và là thành viên kì cựu của phòng nhân lực thuộc Tập đoàn GE[1].

Dennis Donovan đưa ra một phương trình rất lý thú mà tôi cho là khả năng áp dụng vượt ra ngoài cả lĩnh vực nguồn nhân lực.

Phương trình có dạng như sau: VA = Q x A x E. Trong đó:

  • “VA” là Value Added (giá trị gia tăng).

  • Q là Quality (chất lượng công việc bạn làm).

  • “A” là Acceptance (sự ủng hộ, chấp thuận của tổ chức).

  • “E” là Execute (mức độ bạn thực hiện công việc tốt thế nào).

Chất lượng (Q) và sự thực hiện (E) thì khá dễ hiểu và cũng dành được nhiều sự quan tâm. Thế nhưng tôi lại thấy chữ “A” (Sự ủng hộ) mới thật thú vị.

Donovan khẳng định rằng trừ phi tổ chức chấp thuận điều bạn làm nếu không chất lượng và sự thực hiện dù đạt đến mức tốt nhất cũng không thể tối đa hóa giá trị sản phẩm được tạo ra. Phương trình này là một phép nhân điển hình: Bất cứ thứ gì nhân với 0 cũng bằng 0.

Giải pháp chủ yếu

Giải pháp chủ yếu gồm có 2 phần:

Một là: Bạn không được quên việc dành thời gian để tạo dựng sự ủng hộ và đánh giá cao đối với nhóm của bạn và sự đóng góp có được của những người ủng hộ bạn trong cả tổ chức.

Hoạt động “PR nội bộ” này quan trọng chẳng kém gì những nỗ lực của bạn dành cho từng hệ thống, quy trình, sự phát triển và mở rộng.

Thu hút cộng sự
Ảnh:www.ebaychatter.com

Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi thu hút được các cộng sự, gây ảnh hưởng lên các nguồn lực vốn ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của bạn và dành được sự lưu tâm của ban quản trị cấp cao.

Hai là: Nếu công việc hay nhóm của bạn không được ủng hộ và tán thành, bạn cũng như cấp trên sẽ đều thấy khó chịu.

Những nỗ lực của bạn dường như không được đền đáp và điều này chẳng khác gì việc bạn đang cố gắng làm một viêc rất vô ích: xây nhà trên cát.

Nếu như sự chấp thuận không bao giờ xảy ra, có lẽ bạn điều bạn muốn lúc này sẽ là tìm một tổ chức khác để làm việc cùng,

Thế nhưng nếu bạn đang tính đến chuyện tham gia một tổ chức mới, thì bạn hãy tìm hiểu xem mức độ ủng hộ và tán thành của họ trong suốt quá trình phỏng vấn.

Môi trường làm việc rất quan trọng cho sự thành công của bạn
Ảnh: www.code.edu

Sau đõ hãy quan sát khi gặp những người trong bộ phận của mình cũng như những bộ phận khác trong công ty.

  • Tìm hiểu xem họ là người đi đầu hay theo sau trong những sáng kiến chiến lược?

  • Liệu trưởng bộ phận đó có mối quan hệ mật thiết với ban quản trị cấp cao hay không?

Sự ủng hộ từ tổ chức là môi trường làm việc tốt nhất của bạn. Môi trường làm việc rất quan trọng cho sự thành công của bạn.

Bạn có đang tạo dựng được sự ủng hộ của mọi người đối với mình không?

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Eric McNulty –

Bài viết cùng tác giả:

>> Ngành hàng không – Điểm yếu “thiếu hụt thống kê” 

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] GE – Công ty chế tạo điện tử tiêu dùng Genera Electric của Mỹ, đứng đầu trong danh sách 10 công ty sản xuất hàng tiêu dùng được ngưỡng mộ nhất ở Mỹ năm 2007. GE được nhắc tới nhiều với chiến dịch “Ecomagination”, có nghĩa là tưởng tượng và đưa ra những giải pháp đổi mới có lợi cho môi trường, người tiêu dùng và xã hội.