Trang chủ » Điểm nóng » Công nghệ thông tin – Những vấn đề đang tranh luận (Phần 2)

Công nghệ thông tin – Những vấn đề đang tranh luận (Phần 2)

Tác giả:


Sự phát triển của ngành IT làm cuộc sống thay đổi

Có lẽ đã đến lúc cần phải có một ai đó bỏ thời gian tìm hiểu về các nhân viên ngày nay và nghiên cứu xem họ đã sử dụng thông tin như thế nào. Thập kỉ vừa qua, toàn bộ hoạt động của tất cả các công việc, nghề nghiệp đã hoàn toàn thay đổi.

Năng suất và hiệu quả sẽ như thế nào khi nhân viên thường xuyên
sử dụng các ứng dụng trong công nghệ thông tin vào công việc .
Ảnh: istockphoto.com

Rất nhiều những nhân viên có trình độ dành hầu hết thời gian trong ngày cho việc gửi tin nhắn, tham gia các hoạt động trao đổi thông tin nhanh, ngắn gọn và liên tục. Vậy điều này đã ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc của họ như thế nào?

Trên thực tế, công việc của họ là gì? Có gì khác với công việc đó cách đây một thập kỷ hay không? Tất cả những gì chúng ta biết mới chỉ là những ấn tượng cảm tính. Chúng ta cần có những nghiên cứu thực sự nghiêm túc.

Nghiên cứu về hiệu quả của IT?

Các nhà nghiên cứu thị trường từ góc độ nhân chủng học cần thực hiện các quan sát, ghi nhận và phân loại công việc ngày nay dựa trên đặc điểm hoạt động thông tin của công việc đó.

Tất nhiên, kiểu ý tưởng nghiên cứu có liên quan đến sự so sánh về cấu trúc giữa thời kì trước và thời kì sau nói trên có vẻ như xuất hiện hơi muộn. Một thập kỷ trước đây, khi chưa có nhiều các nghiên cứu thuộc nhân chủng học, chúng ta không thể biết rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tuy nhiên, thú vị hơn cả có thể là việc áp dụng phương pháp đo lường theo kiểu so sánh các giai đoạn trước và sau đối với cùng một công việc.

 Chẳng hạn như, đã có bao nhiêu nghiên cứu về quản trị được hoàn thành năm 1995 (giai đoạn Internet chưa được phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp) bởi các chuyên gia săn tìm người giỏi và bao nhiêu được thực hiện trong thời điểm hiện nay? Công việc của họ đã thay đổi như thế nào?

Marshall Van Alstyne [1], Giáo sư trường Đại học Boston (hiện ông cũng đang là Giáo sư thỉnh giảng tại trường MIT) cũng đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này.

Hiệu quả và ứng dụng của lĩnh vực này
ra sao đang là điều giới quan tâm.
Ảnh: mpif.org

Ông cho rằng, càng sử dụng email nhiều càng dẫn đến nhiều hơn những “nghiên cứu dạng đóng”. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều này sẽ đi xa tới mức nào.

Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm được bây giờ là qua rất nhiều các loại nghề nghiệp khác nhau tìm hiểu xem thông thường các công việc vận hành ra sao.

Ví dụ: Nếu tôi là một nhà phân tích Marketing thì tôi sẽ dành bao nhiêu thời gian để gửi và nhận email, IM, lướt Web và lang thang trong thế giới thứ 2 [2]?

Tất cả những yếu tố mới này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của các nhà phân tích để tạo ra sản phẩm cũ – phân tích, kế hoạch quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ hay bất cứ điều gì mà những nhà phân tích Marketing thường làm ngày nay?

Kết nối có phải lúc nào cũng tốt không? Hay là tất cả những điều đó đang làm giảm đi sự tập trung và hiệu quả công việc?

Bởi rằng không thể thực hiện các phân tích này trên những nhân viên trước đây, nên chúng ta có thể phân tích so sánh các nhân viên trong cùng một công việc nhưng lại khác nhau về các hành vi trao đổi thông tin.

Liệu có phải những người giao tiếp nhiều thì làm việc tốt hơn? Những phân tích của Van Alstyne mới dừng ở lĩnh vực quản lý và chỉ với email. Chúng ta có thể có những phân tích rộng lớn hơn nhiều các dạng thức khác nhau những công việc đòi hỏi nhiều về mặt thông tin.

Liệu có cần thiết nghiên cứu thêm về hiệu quả của IT?

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có nhiều nhóm các nhà nghiên cứu thị trường từ góc độ nhân chủng học, nhưng tôi hy vọng một điều nhỏ nhoi rằng họ sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu theo chiều hướng này.

Nếu tôi là một quản lý cấp cao của Intel, Microsoft, Apple, Cisco, hay Nokia, tôi sẽ tuyển dụng các nhà nghiên cứu theo hướng nhân chủng học và giao cho họ nhiệm vụ nói trên. Tại sao lại cứ phải mua về các tiến bộ công nghệ thông tin nếu nó không làm cho công việc tốt hơn?

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Tom Davenport –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


[1] Marshall Van Alstyne là Giáo sư chuyên nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế học thông tin. Từ năm 1997 – 2004 là Giáo sư tại trường Michigan. Ông đã lấy bằng BA  tại Trường Đại học Yale, và  sau đó lấy tiếp bằng PhD tại MIT, các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm: Kinh tế học Thông tin, đánh giá Thông tin, tính công bằng và sự tăng trưởng hiệu ứng của sự phân chia thông tin, những hiệu ứng hợp nhất của sự truy nhập…

[2] Second Life, viết tắt là SL, là mạng kinh tế ảo 3D, mạng này cung cấp cho người dùng một số công cụ để tự điều chỉnh thế giới SL và tham gia vào hệ thống kinh tế ảo. Tuy áo nhưng mạng này hoạt động như một thị trường “thật”. Mạng do công ty Linden Lab có trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ thiết lập vào năm 2003 mà người điều hành là Philip Rosedale – cựu Giám đốc kỹ thuật của RealNetworks. Tính đến ngày 18 tháng 10 năm 2006 thành viên của mạng này đạt mốc 1 triệu người.