Trang chủ » Điểm nóng » Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp

Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp

Tác giả:


Từ ý tưởng…

“Xây dựng để tồn tại” là tầm nhìn chiến lược dài hạn của những công ty như: Hellet Packard[1], 3M[2], Sony[3] và một số các công ty khác.

“Xây dựng để tồn tại” luôn là mục tiêu hàng đầu
của bất cứ công ty nào
Ảnh: www.bridge-online.de

Điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa tầm nhìn của họ với tầm nhìn của các công ty khác, khi mà nhiều công ty cũng luôn tìm cách thay đổi các phương thức kinh doanh cho phù hợp, nhưng cuối cùng những thay đổi đó chỉ là những điều chỉnh vô nghĩa?

Đó là vì các công ty này có kế hoạch dài hạn cụ thể nhằm đạt được mục tiêu ngay cả trong tương lai bất ổn. Nhưng họ cũng biết rõ sẽ phải duy trì kế hoạch ấy như thế nào, theo đuổi những giá trị và mục đích ra sao.

Bài viết Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp (bản đầy đủ) đăng trên tạp chí Harvard Business Review đã chỉ ra hai phần của Tầm nhìn dài hạn gồm: Ý tưởng cốt lõi Tầm nhìn tương lai.

…Đến thực tế

Ý tưởng thực tiễn và chiến lược của công ty thay đổi liên tục trong khi Ý tưởng cốt lõi tồn tại mãi mãi và chúng xác định đặc điểm dài hạn của công ty. Đó là chất keo kết dính toàn bộ công ty ngay cả khi các yếu tố khác chỉ xảy ra nhất thời. Bằng cách nghiên cứu kỹ nội bộ công ty, bạn sẽ tìm ra (chứ không phải sáng tạo ra) Ý tưởng cốt lõi của toàn bộ hoạt động công ty.

Ý tưởng cốt lõi xác định đặc điểm dài hạn của công ty
Ảnh: www.nvcc.edu

Ý tưởng cốt lõi gồm hai phần:

  1. Giá trị cốt lõi là tập hợp các nguyên tắc chỉ đạo giúp điều chỉnh công ty. Giá trị cốt lõi không chứa các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn: giá trị cốt lõi của hình ảnh tưởng tượng và lành mạnh của Disney[4] được xây dựng từ niềm tin của các nhà sáng lập.Họ tin rằng những giá trị đó không những gia tăng vốn từ cơ hội kinh doanh, mà còn nuôi dưỡng mình.
    Để không phải thay đổi giá trị cốt lõi của mình, các công ty lớn sẽ thay đổi thị trường sao cho vẫn đúng với giá trị cốt lõi, và cách tốt nhất là họ tìm kiếm khách hàng khác.
  2. Mục đích cốt lõi là lý do cơ bản nhất để công ty tồn tại. Không được nhầm lẫn giữa mục đích cốt lõi với dòng sản phẩm hoặc phân đoạn khách hàng, bởi nó phản ánh động lực, tư tưởng con người để công ty hoạt động. Mục đích cốt lõi của Disney là làm cho con người vui vẻ chứ không phải xây dựng công viên hay các nhân vật hoạt hình.

Tầm nhìn tương lai, phần thứ hai của tầm nhìn hiệu quả cũng bao gồm hai yếu tố:

Tầm nhìn tương lai chính là những
mục tiêu lớn, khó khăn và táo bạo
Ảnh: ucdavismagazine.ucdavis.edu

  1. Mục tiêu lớn, khó khăn, táo bạo (BHAGs) là những kế hoạch tham vọng thúc đẩy cả công ty. Cần có khoảng 10 – 30 năm để hoàn thành những mục tiêu này.
  2. Xác định cụ thể những việc phải làm để có thể đạt được BHAGs, làm cho mục tiêu cuốn hút và rõ ràng hơn.

Ví dụ:

Mục tiêu của Sony những năm 1950 là: “Trở thành công ty nổi tiếng nhất trong việc thay đổi hình ảnh kém chất lượng của hàng hóa Nhật Bản trên toàn thế giới”.

Sony cụ thể hóa BHAGs bằng cách nhấn mạnh: “50 năm nữa, sản phẩm của chúng ta sẽ nổi tiếng như các sản phẩm khác trên toàn thế giới nó sẽ là biểu tượng cho cải tiến và chất lượng tuyệt hảo”. Khi đó, sản phẩm được “Sản xuất tại Nhật” đồng nghĩa với sản phẩm chất lượng tốt.

Không nên nhầm lẫn ý tưởng cốt lõi của công ty với tầm nhìn tương lai. Đặc biệt, không được lẫn lộn BHAG với mục tiêu cốt lõi! BHAG là mục tiêu thực hiện cụ thể mà công ty sẽ đạt được từ 10 năm đến 30 năm, tuy nhiên mục đích cốt lõi sẽ không bao giờ kết thúc.

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Jame C.Collins[5] và Jerry I.Porras[6]

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Hewlett-Packard (viết tắt HP) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. HP thành lập năm 1939 tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ. HP hiện có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Năm 2006, tổng doanh thu của HP đạt 9.4 tỷ USD, vượt đối thủ IBM với 9.1 tỷ, chính thức vươn lên vị trí số 1 trong các công ty công nghệ thông tin.

[2] 3M, thành lập năm 1902 tại Lake Superior, bang Minnesota, Mỹ. Đây là công ty kinh doanh đa dạng vàcó sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Lúc đầu, 3M chỉ là một công ty chuyên về khai khoáng thuộc bang Minnesota. Vậy nhưng chỉ trong thời gian không lâu, 3M đã nhanh chóng đổi mới và không ngừng phát triển, từ một công ty khai khoáng trở thành tập đoàn đa công nghệ với lợi nhuận trên 2 tỷ USD trong tổng doanh thu 17,5 tỷ USD. Hiện 3M có khoảng 75.000 nhân viên trên 20 quốc gia.

[3] Tập đoàn Sony được thành lập năm 1946 bởi ông Masaru Ibuka, kỹ sư, và ông Akio Morita, nhà vật lý học, với hơn hai mươi nhân công chuyên về sửa chữa thiết bị điện tử và có tham vọng sản xuất những sản phẩm riêng của công ty. Hiện nay SONY là thương hiệu hàng đầu về TV gồm TV CRT, và LCD. Cả hai mặt hàng này là thế mạnh của SONY mà không đối thủ nào so sánh được. Hiện nay Sony có 160.000 nhân viên trên thế giới. Doanh thu của hãng tính đến hết tháng 3-2007 đạt khoảng 130 tỷ yên, tương đương 1.1 tỷ USD.

[4] Walt Disney là tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ giải trí gia đình và lĩnh vực truyền thông, tập trung vào bốn nhóm kinh doanh chính: truyền thông, công viên, khu giải trí và phim ảnh cùng hàng tiêu dùng. Ngoài phim hoạt hình cho thiếu nhi là lĩnh vực độc tôn, các sản phẩm khác của Disney chuyên về các mặt hàng từ quần áo, đồ chơi, trang trí nhà cửa, sách vở cho tới các mặt hàng ăn uống và sản phẩm điện tử. Disney là công ty có niêm yết chứng khoán, với lợi nhuận hàng năm tương đương 30 tỷ USD.

[5] Jim Collins vừa là người học hỏi, vừa là người giảng dạy tại các công ty vĩ đại và trường tồn trên thế giới: ông học tập, nghiên cứu và giảng dạy cách thức các công ty này tăng trưởng, đạt thành tích cao, chuyển mình và nhảy vọt từ “tốt” đến “vĩ đại”. Ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to Great), cùng nhiều bài viết trên các tạp chí uy tín như Fortune, The Economist, USA TodayHarvard Business Review.

[6] Jerry I. Porras là Giáo sư về Hành vi và Thay đổi trong tổ chức tại trường Kinh doanh thuộc Đại học Stanford, nơi ông là Phó Chủ nhiệm phụ trách học thuật, giảng dạy thường xuyên về Giáo dục Quản trị. Ông nghiên cứu các cách liên kết công ty quanh mục tiêu và giá trị cốt lõi nhằm hướng tới thành tích cao và bền vững trong kinh doanh.