Trang chủ » Điểm nóng » IBM – Cuộc cách tân bên bờ vực thẳm

IBM – Cuộc cách tân bên bờ vực thẳm

Tác giả:


Bài liên quan
 

>>  IBM: Thành công nhờ cải tổ đúng thời cơ

Vào những buổi ban đầu của Fast Company
[1], thời điểm chúng tôi đã có trong tay kế hoạch kinh doanh nhưng trước khi số đầu tiên của tạp chí được phát hành, chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp ở Santa Fe[2] xoay quanh chủ đề “Làm thế để lật đổ được một công ty đã thành công?”.

Các công ty đều cần
trải nghiệm tình thế ngàn cân treo sợi tóc
Nguồn: xc8.xanga.com

Đó không phải là buổi gặp gỡ của những người trẻ tuổi khéo ứng xử háo hức tìm hiểu về bề dày lịch sử của một công ty lớn.

Đó là một cuộc họp mặt của những nhà quản lý đến từ các tập đoàn lớn có tên tuổi lẫy lừng (Xerox[3], Levi Strauss[4], Roche[5], Citigroup[6]) – những người đã cảm nhận được sắp có những sự thay đổi lớn lao, nhưng họ không ý thức được cần phải nhanh chóng lật đổ quá khứ trong nội bộ tổ chức của mình.

Đó quả thật là một buổi hội thảo thú vị. Trước năm 1994 đã có nhiều cuộc thảo luận, nhưng tất cả đều không hiệu quả.

Xerox đã phải chật vật đấu tranh để tồn tại trong nhiều năm qua. Levi Strauss thì gặp khó khăn đến mức phải thu nhỏ lại thành một công ty tư nhân.

Còn tại Citi, ngày nào cũng có những cuộc kêu gọi thay đổi toàn diện, bao gồm cả việc trục xuất Giám đốc Điều hành.

Khi công ty
đứng bên bờ vực thẳm
Nguồn: businessbrainstorm.com

Điều đó gợi cho tôi nhớ lại buổi gặp mặt gần nhất (cách đây cũng đã khá lâu), khi tôi tham dự một cuộc hội nghị cấp cao thường niên lần thứ ba mang tên Business Innovation Factory (TD: Xưởng đổi mới kinh doanh, viết tắt BIF-3).

Hội nghị BIF-3 (mà tôi là một trong những người chủ trì) đã cuốn hút một số lượng khán giả tham dự đáng kinh ngạc, từ các doanh nhân kinh doanh trên mạng, các kiến trúc sư, nhà thiết kế đến những nhà cải cách ở tất cả các cấp bậc.

Nhưng một trong số những người thuyết trình được mọi người yêu thích là Irving Wladawsky-Berger, Phó Chủ tịch phụ trách việc lập chiến lược và sáng tạo kỹ thuật đến từ IBM[7].

Trong suốt khoảng thời gian 10 năm qua, Berger đã đóng góp vào những thành công như ngày hôm nay của IBM.

Sự năng động của công ty đã giúp họ chiếm lĩnh thế thượng phong ở khắp các mặt trận, từ Internet đến lĩnh vực phần mềm rộng lớn và cả những khía cạnh mang tính chất sáng tạo.

Điều khiến cho bài thuyết trình của Berger được mọi người nhớ đến chính là sự thẳng thắn. Berger đánh giá IBM đã thực hiện một cuộc cách tân lớn.

IBM đã thực hiện một cuộc
cách tân lớn để vực công ty dậy bên bờ vực
Nguồn: kevin07.com

Nhưng ông tự hỏi: Hiện nay, liệu Big Blue (tên gọi khác của IBM) có nên tiến hành những thay đổi lớn tương tự để ngăn công ty không tiến đến bờ vực thẳm không?

Berger, huyền thoại của quá trình cải tổ công ty IBM đã đặt câu hỏi: “Một công ty liệu có thể tự tạo ra chính mình không, nếu như chưa từng được trải nghiệm ở thế ngàn cân treo sợi tóc?”

Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng đó chính là lý do kéo mọi người ngồi lại với nhau một lần nữa vào năm 1994.

Và đây cũng là chủ đề bàn tán không ngừng trong các cuốn sách và bài báo có nội dung ca ngợi những nhà lãnh đạo của các công ty lớn đã dám thực hiện những cuộc cách tân.

Cho đến nay, bạn có thể kể ra bao nhiêu ví dụ về những cuộc cải tổ thật sự ý nghĩa, ngoại trừ điều mà Berger gọi là sự trải nghiệm ở thế nghìn cân treo sợi tóc?

Sát cánh bên nhau làm
 nên sức mạnh của cuộc đổi mới
Nguồn: lanzway.com

Tập đoàn General Electric

[8] dưới sự lãnh đạo của Tổng Giám đốc Jack Welch, người đã buộc các nhân viên của mình phải đối mặt với những tình huống khó khăn để sau này tránh phải rơi vào những tình huống tồi tệ hơn nữa, thậm chí là những tình huống cận kề với bờ vực phá sản.

Và tập đoàn Procter & Gamble[9] dưới sự dẫn dắt của A.G Lafley, người được xem như là Tổng Giám đốc Điều hành của một công ty lớn bị đánh giá thấp nhất trên hành tinh. Và còn nhiều ví dụ khác nữa…

Tôi còn nhớ một trong số những lời giảng bất hủ của các giáo viên kinh tế tại các trường phổ thông trong phim Ferris Bueller’s Day Off[10] (TD: Ngày nghỉ học của Ferris Bueller) là: “Còn ai nữa? Còn ai nữa không?”

Sự thay đổi mà các công ty lớn đã thực hiện là gì để duy trì những nỗ lực thách thức hoàn cảnh phi thường của những người hoạch định chiến lược và các Tổng Giám đốc Điều hành nổi tiếng kiên quyết và cứng rắn?

Tại sao các công ty, theo như cách Berger miêu tả là “ngoan cố”, trong khi có những chứng cứ hiển nhiên không thể phủ nhận cho thấy rằng họ hoặc phải thay đổi hoặc là chết?

Bản thân tôi cũng không dễ dàng đưa ra các câu trả lời. Nhưng tôi nhận thấy đây là câu hỏi gây đau đầu nhất mà các nhà lãnh đạo ở mọi cấp bậc phải đối diện để tạo ra sự khác biệt trong tổ chức.

Còn câu trả lời của bạn là gì?

– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Bill Taylor

Bài cùng tác giả
>> 
Sức mạnh của ý tưởng

HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


[1] Fast Company là một tạp chí chuyên viết về đề tài kinh doanh có trụ sở tại Số 7 World Trade Center, New York, Mỹ. Fast Company tập hợp những vấn đề, lập biểu đồ theo dõi sự phát triển kinh doanh và tập trung vào quá trình phát triển, sáng tạo của các cá nhân trong quá trình chyển đổi công việc kinh doanh. Với những bài viết bóc tách đến từng chi tiết của vấn đề, cuốn tạp chí này là một công cụ giúp đỡ các nhà lãnh đạo trong việc giải quyết những khó khăn một cách hiệu quả.

[2] Santa Fe tọa lạc tại độ cao 7000 feet quanh chân dãy núi Rocky, bang New Mexico, Biệt danh Thành phố lạ, là thành phố lâu đời nhất của Mỹ, có một lịch sử lâu đời và nền văn hóa giàu bản sắc.

[3] Xerox là một trong chín công ty hàng đầu nước Mỹ, chuyên cung cấp máy in văn phòng, máy photocopy và các dịch vụ liên quan lớn nhất thế giới, có tổng vốn khoảng 16 tỷ USD và tổng hành dinh đặt tại Connecticut (Một tiểu bang thuộc Đông Bắc Hoa Kỳ). Năm 2007, dự báo lợi nhuận của Xerox là 1,12-1,16 USD/cổ phiếu

[4] Levi Strauss là công ty chuyên sản xuất đồ Jeans nổi tiếng thế giới Levi Strauss thnàh lập năm 1890 tại San Francisco. Quần Jeans trở thành một biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân ở phương tây. Đây là phần y phục được bán nhiều nhất trên thế giới. Cả hai giới tính và mọi tầng lớp xã hội, thuộc nhiều nền văn hóa đều có thể mặc jeans

[5] Roche là hãng dược phẩm có trụ sở chính tại Basel, Thụy Điển. Roche là một trong những Công ty lớn trên thế giới cung cấp dược phẩm phòng bệnh, điều trị bệnh và chuẩn đoán lâm sàng. Đồng thời, Roche cũng là công ty chuyên cung cấp các loại thuốc đặc trị những căn bệnh ung thư, cấy, ghép mô và các sản phẩm thuốc chống virus. Năm 2005, doanh thu của hãng dược phẩm này đạt 27,3 tỷ francs Thụy Sỹ (tương đương với 5 tỷ USD Mỹ). Roche có 70.000 người làm việc trên 150 quốc gia.

[6] Citigroup là tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, có trụ sở tại NewYork với khoảng hơn 200 triệu tài khoản khách hàng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo được Tạp chí Kinh doanh Mỹ Forbes công bố tháng 3/ 2007 thì Citigroup chiếm vị trí số một trong số các công ty hàng đầu thế giới năm 2007

[7] IBM – viết tắt của International Business Machines – là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và vào năm 1924 đổi thành International Business Machines. IBM là nhà sản xuất và bán phần cứng, phần mềm máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ na nô.

[8] GE – Công ty chế tạo điện tử tiêu dùng Genera Electric của Mỹ, đứng đầu trong danh sách 10 công ty sản xuất hàng tiêu dùng được ngưỡng mộ nhất ở Mỹ năm 2007. GE được nhắc tới nhiều với chiến dịch “Ecomagination”, có nghĩa là tưởng tượng và đưa ra những giải pháp đổi mới có lợi cho môi trường, người tiêu dùng và xã hội

[9] Procter & Gamble Co. (P&G) là hãng chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng có trụ sở tại Boston, Mỹ với những sản phẩm nổi tiếng thế giới như dao cạo râu Gillette, xà phòng Tide và Olay, dầu xả Downy, dầu gội đầu Head&Shoulders, Máy rửa chén tự động Cascade, thuốc đánh răng Crest… cho biết lợi nhuận quý II/07 (tức quý IV trong tài khoá của hãng kết thúc ngày 30/6/2007) đạt 2,27 tỷ USD, tăng 19% so với khoản lợi nhuận 1,9 tỷ USD cùng quý năm trước.

[10] Đây là bộ phim trình chiếu năm 1986 nói về thế giới tuổi teen, lọt vào danh sách 25 bộ phim thời trung học nên xem nhất xét cả về mặt giáo dục và đạo đức, định hướng tuổi trẻ và giải trí do các giáo viên lịch sử Mỹ bình chọn. Diễn viên Matthew Broderick đóng vai chàng học sinh bỏ học Ferris mà mục đích là để có thời gian lang thang trên chiếc Ferrari và lao vào những trò chơi vô bổ.