Trang chủ » Điểm nóng » Suy thoái tổ chức và quản lý nhân lực

Suy thoái tổ chức và quản lý nhân lực

Tác giả:

Suy thoái trong kinh doanh – điều có thể dự đoán trước

Trong kinh doanh, nếu chúng ta không có kế hoạch phòng tránh sự lặp lại các chu kỳ kinh doanh, thì kết quả là chúng ta sẽ có lúc rơi vào tình trạng bị tụt lùi và suy thoái.

Nếu không có sự chuẩn bị trước thì có lúc tình trạng tụt lùi và suy thoái sẽ “gõ cửa” tới tổ chức của bạn.
Ảnh: libcom.org

Cũng như những gì đang diễn ra đối với thị trường nhà đất, những điều tốt đẹp xảy ra trước, thường sẽ tạo ra lợi thế hơn những điều ngẫu nhiên về sau. Nhưng sẽ không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một kế hoạch nhằm vạch ra cách thức có thể giúp công ty của bạn quản lý, điều chỉnh lại mình trong suốt thời điểm suy thoái.

Tôi (Tom Davenport – tác giả bài viết) hy vọng rằng trong thời điểm này, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi những suy thoái trong phương pháp quản lý.

Tôi cũng hy vọng rằng chúng ta có thể được giải thoát khỏi chủ nghĩa bảo thủ trong quản lý, sự cắt giảm thiếu tính cân nhắc, về hưu sớm cho mọi người, sự trả giá rẻ mạt cho các sản phẩm. Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa, vì thế cần phải cố gắng.

Những nhà quản lý sẽ làm gì khi hoạt động của tổ chức bị suy thoái?

Các nhà quản lý luôn thận trọng trong thời điểm suy thoái. Những ý tưởng chỉ tập trung vào những biện pháp nhằm cắt giảm chi phí tối đa, rồi sau đó là mối quan tâm đến sự đổi mới và xây dựng công ty thành đỉnh cao.

Đương nhiên, đây là quan điểm tồn tại lâu dài trong khoảng thời gian suy thoái của cả một nền kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ những công ty nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Các nhà quản lý sẽ làm gì khi tổ chức rơi vào tình trạng suy thoái.
Ảnh: costslayer.com

Những công ty làm ăn phát đạt nhất trong thời gian suy thoái có thể kể đến như General Electric [2] và McKinsey [3]. Các công ty này đã tạo ra sự đổi mới trong suốt những cuộc suy thoái. Họ biết rằng nhân viên có ít thời gian để suy nghĩ, vì thế họ khuyến khích nhân viên suy nghĩ thẳng thắn và sáng tạo.

Trong điều kiện phải thuê nhân công, chắc chắn công ty bạn có thể cần phải cắt giảm hoá đơn chi tiêu để giữ được mức thăng bằng. Tuy nhiên, việc cắt giảm nhanh chóng 10% nhân lực lại là cách làm tồi tệ nhất.

Những khảo sát tiến hành với lực lượng lao động luôn chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều sẵn sàng hy sinh một chút thu nhập của bản thân để được hưởng nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Vì vậy, tại sao chúng ta không thực hiện điều đó với những nhân công có nhu cầu?

Susan Cantrell – đồng nghiệp cũ của tôi ở Tập đoàn Accenture [4] – cho rằng chúng ta cần sự tiếp cận với từng người trong lực lượng lao động. Chúng ta sẽ đối xử với mỗi nhân viên theo một cách hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn rằng một số nhân viên của bạn sẽ rất thích được nghỉ ngơi.

Giải pháp nào sẽ là giải pháp tốt nhất cho các nhà quản lý?

Nhưng việc đề nghị nghỉ hưu sớm đối với những người đủ tuổi về hưu hoặc có thâm niên sẽ không mang nhiều ý nghĩa. Chắc chắn rằng trong những nhân viên của bạn, một số người có lợi ích đối với công ty lớn hơn những người khác và một số người có trình độ, kiến thức mà bạn thực sự cần.

Cắt giảm ngân sách là hoạt động thường thấy
 khi có khó khăn ở mỗi tổ chức
Ảnh: images.jupiterimages.com

Cũng chắc chắn rằng một số người có thâm niên công việc sẽ thích làm việc bán thời gian hơn là về hưu hoàn toàn.

Hãy bắt đầu phân loại những nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho công ty, và đưa ra những lời đề nghị về hưu sớm đối với những người muốn được rút lui khỏi thế giới công việc.

Khi sự suy thoái xảy ra, chúng ta sẽ thường xuyên thấy những hoạt động cắt giảm trong chi tiêu ở các ban ngành hoặc cắt giảm tài chính, điển hình là ở các công ty sản xuất ô tô.

Đây là ý tưởng hết sức lạc hậu, dù xét trong bất cứ thời điểm nào, và ý tưởng này còn đặc biệt tồi tệ trong các cuộc suy thoái.

Thậm chí ngay cả những thời điểm kinh tế khó khăn của một quốc gia, một số khu vực và sản phẩm sẽ vẫn còn hoạt động tốt. Vì vậy, chẳng có lý do gì khiến mọi người phải mua sản phẩm có chất lượng khác nhau với cùng một mức giá.

“Quản lý theo lợi nhuận” đang được áp dụng rộng rãi trong ngành hàng không, các chuỗi khách sạn, và thậm chí là các rạp hát… Đó chính là lý do tại sao chúng ta cũng phải làm việc theo sản phẩm. Động lực và sự khác biệt về giá cả nên là phương thức phân biệt thứ hạng trong thời điểm hiện nay.

Tình trạng suy thoái rốt cuộc cũng có thể xảy đến với công ty bạn, đó không phải là điều đáng ngạc nhiên. Hãy bắt đầu kế hoạch đối phó với tình trạng này ngay từ bây giờ. Đừng để những điều nhỏ nhặt, không quan trọng ảnh hưởng đến ý tưởng cũng như công việc vốn đang tốt đẹp của bạn.

Ý kiến phản hồi

1.. Hầu hết các công ty dường như không chấp nhận (hoặc thậm chí là hiểu) phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chúng ta không nên nuôi hy vọng rằng những cuộc suy thoái sẽ có thể tự qua đi, một số người luôn thấy được những cơ hội có thể “bật” lên tại thời điểm thích hợp. Có thể gợi ý cách tiếp cận sau:

a. Sự đào tạo và xoay vòng công việc. Nhìn chung, các công ty không có sự kiên nhẫn, thời gian, tiền bạc và nhiệt huyết. Sự suy thoái có thể là cơ hội tốt nhất để làm những điều mà đã bị công ty quên lãng từ nhiều năm qua.

b. Sự suy thoái sẽ xảy ra ở tất cả các quốc gia trên hành tinh này cùng một lúc. Vì vậy, một vài người có thể tìm thấy những cơ hội về mặt thị trường mới hoặc những phạm vi thị trường mới.

c. Khả năng xảy ra suy thoái cũng có thể là thời điểm tốt để thấy chất lượng tổng thể. Nhiều công ty sẽ thấy bất ngờ khi cắt giảm chi phí mà có chú trọng tới chất lượng tổng thể thì sẽ tạo ra khác biệt rất nhiều nếu so sánh với sự cắt giảm theo những cách truyền thống.

d. Tập trung vào dịch vụ, vì nhân tố khác biệt cũng có thể rất hữu ích trong thời kỳ suy thoái. Khả năng phân biệt những sản phẩm với nhau là giới hạn, xác định và tạm thời…, vì thế khía cạnh vô hình nhưng ngày một quan trọng của dịch vụ có thể trở thành một phần của văn hoá công ty.

e. Những đổi mới có thể là một cơ chế quyền lực để đối chiếu. Vì hầu hết các công ty sẽ do dự khi đầu tư vào đổi mới trong suốt thời kỳ khủng hoảng nhưng họ có thể sẽ có lợi thế cạnh tranh đối với số còn lại.

Còn có rất nhiều phương pháp khả quan khác. Những điều gợi ý trên đây chỉ là điểm khởi đầu.

B V Krishnamurthy

2. Đưa ra những viễn cảnh về sự suy thoái cũng giống như ứng viên chủ chốt sử dụng trực tiếp giá trị cổ đông, đối lập với cái gọi là “lợi nhuận theo quý”.

Bạn có nhiều lựa chọn chiến lược (cắt giảm các khoản chi tiêu, tiền cho quan chức về hưu, chiến lược giá…), nhưng cũng sẽ phải gánh chịu những thất thường đối với giới hạn của thị trường, cùng với những biến đổi liên quan đến công việc kinh doanh và các mối quan hệ với thị trường. Những thất thường đối với giới hạn thị trường có thể bao gồm thông tin mới mà chúng ta nhận được về sự suy thoái sắp xảy đến, cũng như biết được nó sẽ xảy ra vào thời điểm nào.

Kết quả là sẽ có một chiến lược tối ưu tương ứng với giá trị của cổ đông, đối lập với việc quản lý theo quý. Chúng ta sẽ có những lựa chọn mới trong tương lai, và thông tin để giải thích những dữ liệu mà chúng ta có được.

Khi chúng ta mong đợi và thông tin thay đổi, mô hình được cập nhật, chúng ta sẽ thấy được những thay đổi đối với chiến lược tối ưu. Chúng ta luôn cần phải tối đa hoá giá trị của cổ đông – những người sẽ tiếp nhận tình trạng thông tin hiện tại của chúng ta, và do vậy, chúng ta luôn phải nhanh nhậy để đối phó với những điều kiện kinh tế đổi thay.

Dave Dixon


– Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Tom Davenport –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


[1] Suy thoái kinh tế (STKT) là tình trạng ngưng trệ hoặc giảm sút của nền kinh tế, thực chất là một cuộc khủng hoảng nhẹ. Trong quá trình phát triển nền kinh tế qua những thời kì nối tiếp dao động giữa hưng thịnh và đình trệ, nền kinh tế có thể trải qua thời kì STKT, tốc độ tăng trưởng chậm lại, thậm chí bằng không hay âm. Mức độ lạm phát lớn trở thành siêu lạm phát và lạm phát đình trệ; nền kinh tế đình trệ và nếu khuynh hướng chậm lại không được khắc phục thì có thể chuyển thành khủng hoảng ở một mức độ nhất định

[2]GE – Công ty chế tạo điện tử tiêu dùng Genera Electric của Mỹ, đứng đầu trong danh sách 10 công ty sản xuất hàng tiêu dùng được ngưỡng mộ nhất ở Mỹ năm 2007. GE được nhắc tới nhiều với chiến dịch “Ecomagination”, có nghĩa là tưởng tượng và đưa ra những giải pháp đổi mới có lợi cho môi trường, người tiêu dùng và xã hội.

[3] McKinsey là một cơ quan toàn cầu, chuyên tư vấn cho các công ty và chính phủ có uy tín và được đánh giá cao, thành lập từ năm 1926, có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới: Pháp, Anh, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Nga… Các chuyên gia đã từng làm việc cho công ty tư vấn này được rất nhiều nhà tuyển dụng lớn săn đón: General Electric, Telecom Italia, Walt Disney Company, Pepsi Cola, Mars… Điều này đã chứng minh rằng, McKinsey & Company có một chiến lược tuyển dụng, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực tương đối hiệu quả.

[4] Accenture là một Tập đoàn chuyên tư vấn quản lý toàn cầu, có trụ sở tại rất nhiều nước trên thế giới, phục vụ nghiên cứu và thuê ngoài của các công ty. Accenture hợp tác và giúp đỡ khách hàng tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh và lãnh đạo. Qua Accenture, bạn có thể kết nối và tìm hiểu khoảng 170.000 công việc khác nhau tại 49 quốc gia trên thế giới.