Trang chủ » Điểm nóng » Đổi mới của Radiohead: Tín hiệu một cuộc cách tân?

Đổi mới của Radiohead: Tín hiệu một cuộc cách tân?

Tác giả:

 >>     Bước đột phá trong dự án của Google

Mô hình kinh doanh mới

Trong sự nhận thức của công chúng thì đây là một thời điểm khó khăn cho ngành công nghiệp âm nhạc.

Về tác giả

Scott Anthony là Chủ̉ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Tư vấn sáng tạo Innosight. Ông đã lấy bằng BA về Kinh tế từ Trường Dartmouth và MBA từ Trường Harvard. Ông cũng có nhiều bài báo được đăng tải trên các tờ báo khá nổi tiếng như: Wall Street Journal, Harvard Business Review, Sloan Management Review, Advertising Age, Marketing Management và PressTime đồng thời ông cũng là Biên tập cho tờ Chiến lược & Đổi mới (Strategy & Innovation) – một trang tin được xuất bản bởi Công ty Innosight.

Điều đó sẽ đúng nếu công ty của bạn là một công ty thu âm truyền thống và đang phải đối mặt với những khó khăn trên nhiều phương diện.

Tuy nhiên, nếu bạn là một nghệ sĩ thì đây lại là sự khởi đầu một thời đại vàng son trong việc tạo dựng mối liên hệ trực tiếp với khán giả hâm mộ cũng như tạo ra cho mình một mô hình kiếm tiền hoàn toàn mới.

Sự “siêu phát triển” mới nhất này chính là mô hình phân phối album “In Rainbows” mới của siêu nhóm[1] Radiohead[2]. Thay vì phân phối theo cơ chế truyền thống, Radiohead cho phép các fan hâm mộ truy cập vào trang web của mình và trả một giá bất kỳ mà họ cho là hợp lý để tải 10 bản mp3 có trong album này.

Người hâm mộ cũng có thể mua bản nguyên hộp bao gồm: một đĩa CD thường, một đĩa LP[3] và một tập ảnh minh họa album.

Doanh thu

Thú vị hơn nữa, những dữ liệu đầu tiên thu được cho thấy các fan hâm mộ của nhóm này đã đưa ra một mức giá so sánh được với mức giá mà họ thường mua ở các cửa hàng hoặc mua trực tuyến (thông tin được tiết lộ hoàn toàn cho thấy nhóm này thu được mức giá tối đa cho mỗi bản album tải về là 10 USD).

Với “In rainbow” – Radiohead đang
chứng minh hiệu quả mô hình
kinh doanh trực tiếp trong công nghiệp âm nhạc
Nguồn: blogs.pcworld.com

Với lợi nhuận thu được từ album này Radiohead không phải chia lợi nhuận với bất kỳ một nhà phân phối hay công ty thu âm nào, bởi vậy đó thực sự là một điều đáng mừng đối với họ.

Những ước tính ban đầu cho thấy số tiền họ thu được trong ngày phát hành đầu tiên là khoảng 10 triệu USD cho 1,2 triệu album đã bán.

Sự nỗ lực này không chỉ tạo ra một nguồn dữ liệu phong phú cho các nhà kinh tế mà nó còn đánh dấu bước tụt hậu của các công ty thu âm trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Hệ quả

Về phương diện lịch sử, các công ty thu âm luôn cung cấp các gói dịch vụ mang lại giá trị lớn. Họ “lật tung” thế giới để tìm kiếm các nghệ sĩ có triển vọng.

Ngành công nghiệp
thu âm đứng trước nguy cơ tụt hậu
Nguồn: hartleymusic.com

Họ tạo lập cho các nghệ sĩ đó một lượng khán giả hâm mộ nhất định và tạo những cầu nối theo nhiều cách khác nhau giữa nhạc sĩ và các khán giả đó.

Thế nhưng cơ chế mới này cho phép các nhà “sưu tầm” tìm ra các tài năng mới. Chẳng hạn, các ban nhạc mới nổi thường bắt đầu thu hút bạn bè và bạn của bạn mình trên mạng xã hội ảo MySpace.

Last.FM[4] của Tập đoàn truyền thông lừng danh News Corp (mới được hãng truyền hình tương tác CBS mua lại với giá khoảng 300 triệu USD) vốn là những người dùng chủ yếu trên trang này. Căn cứ vào sở thích cá nhân họ sẽ bình chọn cho một nghệ sĩ không có tên tuổi mà mình thích.

Việc dân chủ hóa trong tìm kiếm tài năng này bắt chước những sự thay đổi trong ngành công nghiệp cho vay, trong đó kỹ xảo tính điểm tín dụng sẽ giúp nhân viên cho vay tránh được việc đưa ra các quyết định dựa vào trực giác và đánh giá chủ quan.

Radiohead đang chứng minh năng lực của mô hình kinh doanh trực tiếp mới trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Mô hình chi phí thấp tiện lợi này giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm các bài hát mới và làm sâu sắc thêm mối liên hệ với những nghệ sĩ họ yêu thích mà không phải chịu sự tác động chia rẽ nào.

Các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp truyền thông hiện nay đang phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự như vậy và phù hợp với sự phát triển mang tính thay thế của hàng tá những ngành công nghiệp khác.

Sự thay đổi của Radiohead phải chăng là
tín hiệu khởi đầu
cho cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp âm nhạc?
Nguồn: chelmsford.gov.uk

Một trong những vấn đề không mấy hay ho của ngành công nghiệp âm nhạc là thông thường các nghệ sĩ không thu được nhiều lợi nhuận từ các album đơn do có quá nhiều các chi phí liên quan tới khâu phân phối và tiếp thị.

Vì thế phần lớn số tiền thu được là do đi lưu diễn, buôn bán và từ các cơ hội kinh doanh lệ thuộc khác. Do có ngày càng nhiều các ban nhạc đi theo phương thức kinh doanh của Radiohead làm cho mô hình này thay đổi một cách chóng mặt.

Tuy nhiên, không may cho các hãng thu âm, sự thay đổi đó lại làm suy giảm các mối liên quan và cơ chế kinh doanh kiếm lời của họ.

Vấn đề là sự thay đổi đó có tác động ở quy mô như thế nào và sẽ phát triển tới đâu?

-Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Scott Anthony –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


 


[1] Supergroup (siêu nhóm) là từ để chỉ nhóm nhạc với các thành viên từ các nhóm nhạc đã có tiếng tăm trước đó.
[2] Radiohead là một ban nhạc Anh được thành lập vào khoảng giữa thập niên 80 với tên gọi ban đầu là On A Friday. Năm 1992, ban nhạc đổi tên thành Radiohead dựa trên ca khúc Radio Head trong album True Stories của nhóm Talking Heads. Ban nhạc Radiohead rất nổi tiếng trong thập niên 90 với phong cách âm nhạc luôn thay đổi với những tìm tòi sáng tạo mới cho riêng mình. Ban nhạc gồm 5 thành viên: Thom Yorke – ca sĩ chính, Jonny Greenwood, Colin Greenwood, Ed O"Brien và Phil Selway. Album mới nhất của nhóm có tên “In Rainbows” phát hành vào ngày 10 tháng 10 năm 2007

[3] Đĩa LP là loại đĩa chạy chậm với tốc độ 33 vòng/phút, chỉ ghi được 2 mặt lên đến 40 phút, chứa từ 8 đến 10 ca khúc, nên đĩa 33 này còn được gọi là album dùng đầu than đọc.
[4] Last.FM là một trang mạng xã hội ảo về âm nhạc của hãng truyền thông CBS với một kho nhạc khổng lồ và tốc độ tải cực nhanh, hiện nay có hơn 20 triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ này.