Trang chủ » Điểm nóng » Bài học từ vụ bê bối tại Merrill Lynch (Phần 2)

Bài học từ vụ bê bối tại Merrill Lynch (Phần 2)

Tác giả:

>> Bài học từ sự bê bối của Merrill Lynch

Những câu hỏi dành cho Merrill từ các diễn đàn

  • “Ban lãnh đạo đã làm gì trong khi sự việc dần dần rõ nét? Tại sao không phải là một người trong số họ đặt câu hỏi về mức độ rủi ro vô cùng không hợp lý trong sổ sách của hãng? Tại sao họ lại không kiểm soát Chính sách Chuyên quyền trong nhiều năm, cho phép O"Neal – người đã trở nên không có khả năng xử lý những lỗi sai nghiêm trọng như vậy, xây dựng một đội ngũ quản lý luôn đồng nhất ý kiến với mình?”

  • “Làm thế nào và tại sao O"Neal có thể đàm phán với Ngân hàng Mỹ Wachovia[1] về một cuộc sáp nhập tiềm năng mà không có sự đồng thuận từ những người trong Ban giám đốc?”

Khi niềm tin ngày càng bị sụt giảm thì
Merrill Lynch nên xem xét lại đội ngũ
 lãnh đạo cấp cao của mình
Ảnh: www.american.com

Khi niềm tin ngày càng sụt giảm thì các đại gia tài chính như: Ngân hàng đầu tư lừng danh nhất nước Mỹ Bear Stearns, Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới Citigroup, Ngân hàng cho vay thế chấp hàng đầu của Anh Northern Rock và các ngân hàng khác cũng đang rà soát xem đội ngũ cấp cao của họ làm việc như thế nào.

Quản lý rủi ro đang ở cấp độ nào? Quyền lực nằm trong tay các Giám đốc điều hành (CEO) và đội ngũ lãnh đạo cấp cao của họ ở mức nào? Họ công khai các khoản nợ ở mức nào? Cơ chế đối trọng (kiểm soát và cân bằng) trong hệ thống của họ ở đâu? Họ có thể học được gì từ kinh nghiệm của Merrill?

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng các câu hỏi cần được đưa ra khi công việc, tiền tiết kiệm, thậm chí cả khi các hãng gặp nguy hiểm. Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Bạn có phải đang là một nhân viên hay bạn là nhân viên cũ của Merrill không? Ý kiến xây dựng của bạn về việc Merrill nên làm tiếp theo là gì? Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn.

Một số ý kiến bình luận của độc giả

1. Tôi không làm việc tại Merrill và cũng không phải là một giám đốc ngân hàng. Nhưng điều này đã lý giải làm thế nào mạng Internet đã khám phá những định chế một thời đóng cửa trước cái nhìn của công chúng. Không một lời bình luận quan trọng và lời kết tội nào từ những nhân viên của Merrill cần được đưa ra dư luận trước kỷ nguyên của Internet. Những thảo luận chúng ta có lẽ phải đọc sẽ là những lời trích dẫn giấu tên trên các tạp chí kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp giữa các báo như WSJ và những doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực tài chính sẽ làm cho những lời chỉ trích bớt gay gắt hơn và ngân hàng sẽ dễ dàng gạt bỏ chúng.

Roger Crouch

Ban lãnh đạo Merrill Lynch đã thiếu trách nhiệm trong việc
nhìn nhận đội ngũ nhân viên, cổ đông và khách hàng của mình
Ảnh: thumb5.shutterstock.com

2. Hiển nhiên là O"Neal đã rời Merrill Lynch với số cổ phiếu và quyền chọn[2] trị giá 146 triệu USD. Điều này cho thấy danh dự đã bị xóa tên khỏi công việc kinh doanh ra sao. Một khi một vị lãnh đạo gặp thất bại đáng chú ý như O"Neal thì vị lãnh đạo ấy nên làm một điều đúng đắn như vậy và từ chức.

Khoản bồi thường cho O"Neal cho thấy ban lãnh đạo đã mất trách nhiệm nhìn nhận đội ngũ nhân viên, cổ đông và khách hàng của mình. Nếu một nhân viên cẩu thả, không có đủ năng lực, lười biếng hoặc không trung thực, cô ấy hay anh ấy bị sa thải sau quá trình kiểm tra và không có bồi thường tài chính nào hoặc chỉ có khoản bồi thường ở mức thấp nhất do luật pháp quy định. Điều đó là duy nhất đúng. Xét trên bất cứ tiêu chuẩn nào thì O"Neal cũng đã thất bại. Nhưng ông ấy đã được thưởng với cả một gia tài.

O"Neal – nguyên nhân gây ra vụ bê bối lại được bồi thường những khoản tiền kếch xù
Ảnh: nymag.com

Kết quả là đội ngũ nhân viên không đồng tình và nản lòng. Thêm vào đó là một hình ảnh xấu của Merrill Lynch. Bằng bất cứ cách nào hãy thưởng cho người tạo ra sự giàu có và người nhận rủi ro. Đừng nên trả công cho những người thất bại bất kể chức vụ của họ cao như thế nào. Đó chắc chắn là bài học rút ra từ thất bại của Merrill Lynch.

Andy Hitchens

3. Khoản bồi thường mà Stan O"Neal nhận đã gây ra sự phẫn nộ cho nhân viên và dẫn tới những bài báo viết về “những kẻ vớ bẫm”. Trong bất cứ tổ chức nào mà những nhân viên cấp cao được trả công một cách hoang phí thì luôn luôn có sự bất thuận trong nhân viên. Ngân hàng cần phải thay đổi ngay bây giờ.

Sau đây là những gợi ý của tôi:

Bộ phận lương thưởng và các luật sư của Merrill Lynch – những người thảo hợp đồng quản lý – nên đảm bảo thưởng phạt phải phân minh. Điều đó tốt cho tinh thần của nhân viên và cho quan hệ công chúng.

  1. Ngân hàng phải sử dụng hệ thống kiểm soát phong cách lãnh đạo.
  2. Ngân hàng phải tổ chức tiếp nhận những phản hồi từ phía nhân viên. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý.
  3. Ngân hàng cần thực hiện văn hóa tổ chức riêng.
  4. Ngân hàng phải điều tra về việc tại sao quá trình truyền thông tin lại không hiệu quả giữa các phòng ban và đảm bảo điều này không lặp lại.
  5. Ngân hàng cần gây dựng lại niềm tin của đội ngũ nhân viên cũng như của những người bên ngoài tổ chức.

P Cramer

Sau vụ bê bối của Merrill Lynch, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề này
Ảnh: www.abbeyfield.ca

4. Tôi nghĩ là Merrill Lynch sẽ không làm gì cả. Liệu Cribiore có can đảm sa thải những người thân cận của bộ phận kinh doanh không? Tôi nghi ngờ điều đó. Có thể những người này đạt được những hợp đồng chắc chắn – những hợp đồng sẽ làm Merrill sẽ phải chịu thiệt lớn khi sa thải họ. Những người giống như Cribiore cũng hiếm khi tự mình phạt ai đó. Họ không muốn nhân viên nghĩ rằng những quản lý cấp cao cần phải chịu trách nhiệm.

Nếu Cribiore muốn giải quyết vấn đề của Merrill Lynch thì đó là những điều ông ấy nên làm.

Ông ấy nên đặt các câu hỏi như: Tại sao ngân hàng lại tuyển một người chuyên quyền không có năng lực để điều hành công việc? Tại sao ngân hàng lại cho phép anh ta sa thải những nhân viên đã từng ủng hộ mình? Tại sao ngân hàng lại cho phép anh ta theo đuổi một chiến lược nguy hiểm và có sai sót như vậy? Tại sao ngân hàng không biết rằng có rất nhiều nhân viên không thích anh ta và không tin tưởng vào chiến lược của anh ta? Cần đặt ra những quy tắc an toàn nào để ngăn những vụ việc tương tự không xảy ra nữa? Phục hồi tinh thần của nhân viên ra sao? Làm thế nào để khôi phục uy tín của ngân hàng?

Đó là những gì một nhà lãnh đạo thực thụ sẽ làm.

Jad Allen

5. “Ngày thanh toán của Merrill”

Tôi đã xem truyền hình, chỉ số NASDAQ[3] giảm nhanh chóng và nguyên nhân chẳng có gì ngoại trừ vụ bê bối của ngân hàng ủng hộ ngành công nghệ thông tin.

Đây là một trong những nhà “quán quân” nặng ký giống như Enron[4], mặc dù theo một nghĩa khác thì nhà “quán quân” này đã làm giảm chỉ số chứng khoán của mình và khoản tiền kiếm được của nhiều người.

Firozali A. Mulla, Tiến sỹ MBA

– Ý tưởng khởi xướng trên chuyên mục Người dẫn đường của Gill Corkindale và các phản hồi của độc giả về bài viết đăng trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Wachovia Corporation được thành lập năm 1908 trụ sở chính được đặt tại Charlotte, Bắc Carolina, Mỹ chuyên về tài chính và bảo hiểm tài chính. Đây là ngân hàng lớn thứ 3 trong hệ thống ngân hàng của Mỹ (xếp dựa vào tổng số tiền gửi của khách hàng) Wachovia cũng cung cấp công tác dịch vụ toàn cầu thông qua 40 văn phòng trên khắp thế giới với 110.000 nhân viên. Năm 2006 doanh thu của ngân hàng này đạt 7.79 tỷ USD.

[2] Quyền lựa chọn cổ phiếu (options) là quyền của các nhà đầu tư (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua hay bán một số lượng cổ phiếu xác định trước theo một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường.

[3] NASDAQ là chữ viết tắt của cụm từ National Association of Securities Dealers Automated Quotations system, là sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ, có giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE và Tokyo stock Exchange). Điểm khác biệt quan trọng giữa NASDAQ với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là ở chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Nasdaq được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD), và hiện đang được điều hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc. NASDAQ là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng 3,200 công ty niêm yết và số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch khác ở Mỹ, kể cả NYSE.

[4] Enron là một Tập đoàn năng lượng của Mỹ được đặt cơ sở ở Houston, Texas. Trước khi phá sản năm 2001, Enron có khoảng 22.000 nhân viên ( thống kê của McLean & Elkind, 2003) hoạt động trên 40 quốc gia và là một công ty hàng đầu về lĩnh vực: điện, khí đốt tự nhiên, quặng, giấy… Doanh thu năm 2000 là 111 tỷ USD.