Trang chủ » Điểm nóng » Facebook và Myspace có làm thay đổi môi trường làm việc? (Phần 2)

Facebook và Myspace có làm thay đổi môi trường làm việc? (Phần 2)

Tác giả:


Bài liên quan

>>     Facebook và Myspace có làm thay đổi môi trường làm việc?(Phần 1) 
>>    Facebook: Môi trường kinh doanh lý tưởng?   

Ý kiến của John McArthur

Điều tôi nhận thấy là có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và mạng xã hội. Dù đó là ứng dụng mạng lưới kinh doanh như Linkedln hay ứng dụng mạng xã hội như Facebook, tôi vẫn ủng hộ những liên kết đồng thời cả doanh nghiệp và cá nhân.

Khi rời bỏ công ty cũ của mình để thành lập công ty riêng, tôi đã để lại dữ liệu về các mối liên lạc kinh doanh của công ty mà tôi đã thực hiện vì xét cho cùng, nó thuộc sở hữu của công ty.

Có ý kiến cho rằng, mạng xã hộiđóng
vai trò ngày càng quan trọng
trong đời sống lẫn kinh doanh
Nguồn: chiefingredient.com

Nhưng tôi giữ lại những dữ liệu về các mối liên hệ cá nhân trong nhiều năm và với nhiều nhà quản lý các công ty khác.

Đó là sự tổng hợp những mối liên hệ của Linkedln, Plaxo, Xing và giờ là Facebook về các mạng kinh doanh, từ thiện và xã hội.

Giống như một nhân viên kỳ cựu, tôi cảm thấy được trao một chút quyền lực, bởi vì trong ngày tôi khai trương công ty mới, khoảng 800 các liên lạc chủ yếu trong mạng lưới của tôi đã lập tức được thông báo về thời gian tôi cập nhật hồ sơ của mình.

Điều đó tốt hơn nhiều so với việc sử dụng thông cáo báo chí bởi những người thực sự quan tâm là những người được thông báo trước tiên.

Ý kiến của Sebastian

Có một lý do thực tế hơn, giải thích tại sao MySpace, Facebook và YouTube sẽ không thay đổi bất kỳ thứ gì trong doanh nghiệp… Bởi nhiều công ty chặn các website đó bằng các bức tường lửa của công ty họ.

Nhưng điều nghiêm trọng là tôi thấy những thay đổi về kỹ thuật đã diễn ra.

Ví dụ: Dễ dàng để duy trì một blog công khai, nhưng với một công ty hoạt động PR nội bộ thì rất khó để có thể kiểm tra mọi thông tin phản hồi trước khi đăng công khai chúng. Trước đây, những bài thông tin này được sử dụng để đăng báo, nhưng blog và các diễn đàn tranh luận đã tạo ra nhiều nội dung hơn thế.

“Tường lửa” phải chăng là một lý do giải thích cho
việc mạng xã hội không ảnh hưởng nhiều đến các tổ chức?
Nguồn: gwirken.nl

Cuối cùng, tôi đồng ý với bạn rằng do tất cả những điều này bị cường điệu hoá. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu có ai đó cố gắng đưa ra một quan điểm thách thức về đề tài này.

Ý kiến của B V Krishnamurthy

Giáo sư Davenport thân mến!

Có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng vẫn là một điều thú vị khi xuất hiện hai quan điểm trái ngược về tác động của các trang website xã hội trong cùng một tuần.

Bất kỳ điều gì họ có thể hoặc không thể giải thích, cả hai quan điểm đều là điều hiển nhiên khi phân tích bản chất tự nhiên của những thông tin được trao đổi trên các website đã nêu trên.

Những tỷ lệ thể hiện sự sụt giảm nhân lực tại các công ty chắc chắn sẽ gia tăng. Quan điểm về việc tạo ra giá trị cho một tổ chức ngày càng trở nên khó thực hiện khi các chuyên gia luôn tìm kiếm những vị trí hay hoạt động đem lại các cơ hội tốt hơn.

Như đã chỉ ra trong một bài đăng khác, thời gian thông thường dành cho các website thuộc hệ thống thực sự rất lớn. Và hoạt động của con người – một trong những yếu tố thành công quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào – chắc chắn sẽ dần dần giảm sút.

Những trang mạng xã hội như Facebook đã
đóng góp bao nhiêu cho các tổ chức?
Nguồn: farm2.static.flickr.com

Do hệ quả của việc sụt giảm nguồn nhân lực tại các công ty, sẽ xuất hiện một áp lực đối với tiền hoa hồng và lợi nhuận. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt, khả năng các tổ chức có đương đầu được với các thử thách (đồng thời chấp nhận năng suất thấp hơn) hay không vẫn còn là một câu hỏi.

Lợi nhuận có thể giảm xuống tới mức làm cho các cổ đông chủ chốt có thể từ bỏ công ty. Do quan điểm về một tổ chức hiện đại được xây dựng trên giả thuyết về số đông những nhà đầu tư vào một công ty, nên việc các cổ đông vội rời bỏ một công ty sẽ báo hiệu giai đoạn bắt đầu đi xuống của công ty đó.

Là một người luôn lạc quan, tôi thực sự hi vọng rằng những điều tôi nêu ra là sai. Thực tế, tôi cũng sẽ rất vui nếu ai đó chứng minh được tôi sai. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng trong thế giới thực, luôn có sự cách biệt lớn giữa ý tưởng và hành động.

Ý kiến của một người xa xứ sống tại Pháp

Đây quả là một cuộc thảo luận thú vị. Nhớ lại các bước ngoặt về công nghệ của doanh nghiệp và các quan điểm đối với việc kết nối internet, các ứng dụng của tin nhắn trực tuyến (và thậm chí rất lâu về trước là hệ thống tổng đài cá nhân PBX), thì có một điều không thay đổi là việc ứng dụng phải tạo ra khả năng kinh doanh.

Charlene Li đã đưa ra một quan điểm hợp lý. Với quan điểm đó, khả năng của một nhân viên đối với mạng lưới có một giá trị nhất định – đặt biệt là trong lĩnh vực mà Li đã đề cập tới.

Myspace – có thể tạo ra
khả năng kinh doanh như thế nào?
Nguồn: abc.net.au

Tuy nhiên, ngoài khả năng marketing của các website xã hội, tôi dám cá là không ai có thể tính một cách chính xác các trang web xã hội như Facebook đã đóng góp bao nhiêu cho tổ chức này.

Trong một chừng mực nào đó, những website này không chỉ là những phiên bản dựa trên công nghệ của các mạng lưới nghề nghiệp mà các nhà học thuật, các kỹ sư, các nhà marketing, các luật sư và những người theo đuổi các nghề nghiệp khác đã tham gia trong gần một trăm năm hoặc lâu hơn thế… trừ một vài bằng chứng về niềm tin của các thành viên website này.

Tóm lại, chắc chắn các website này có thể là các không gian giàu ý tưởng mà từ đó người ta có thể gặt hái được những sáng kiến đổi mới.

Nhưng, nếu thiếu khả năng tập trung nguồn lực này (ít nhất là ở một chừng mực nào đó) cũng như khả năng thực hiện các biện pháp kiểm soát để lựa chọn hoặc tối thiểu hoá rủi ro gây ra bởi các nhân tố phản tác dụng của hoạt động này, thì sự hữu ích của những website xã hội ngoài việc marketing cho các công ty rất có thể là sai.

Ý kiến của Keri

Xin chào ngài Tom!

Các bài viết của ngài luôn rất sâu sắc. Những suy nghĩ của ngài về tác động của những công cụ này đối với nơi làm việc và sự hoài nghi của ngài là điều dễ hiểu.

Tác động thực sự của những công cụ này xuất hiện khi các nhân viên làm việc đều thuộc thế hệ trẻ tuổi hơn – những người xem công cụ này là không thể thiếu. Những nhân viên này kết bạn, cộng tác và lập hội phần lớn thông qua các công cụ này.

Gần đây, một người bạn đã nói với tôi rằng khi anh ta hỏi con trai mình tại sao nó không ra ngoài đi chơi với bạn bè, thì anh ta nhận được câu trả lời: “Con vẫn nắm được tình hình bọn nó mà. Chúng con đều có mặt trên Facebook”. Nó giống như những cơn gió làm biến đổi cơ bản cách mà mọi người tương tác với nhau, và điều đó hẳn sẽ tạo ra một tác động lên nơi làm việc.

Ý kiến của Ami

Thưa ngài Tom! Với tư cách là một nhà xã hội học, tôi biết rằng một phần ý kiến của ngài là đúng.

Văn hoá nơi làm việc (thậm chí là cả nơi làm việc trong tương lai) đôi khi lại có tác động mạnh hơn cả việc ứng dụng một website tốc độ nhanh (cho phép một nhân viên có thể tìm được những người khác trong tổ chức này) với cảm xúc giống như cảm xúc đã dành cho Harley Davidsons vậy.

“Mạng xã hội cũng giống như
những cơn gió làm biến đổi cơ bản
cách mà mọi người tương tác với nhau
và điều đó hẳn sẽ tác động lên nơi làm việc
Nguồn: doctorplexus.com

Tuy nhiên, với tư cách là người sử dụng cuối cùng, tôi (cũng như những người sử dụng cuối cùng khác phía sau bức tường lửa (firewall) khá cao ở đây) lại hy vọng rằng các bạn đã sai.

Tôi thường ủng hộ cho chủ đề về Web 2.0 và mạng xã hội xã hội sau bức tường lửa này như một sự trao quyền lực (cho những cá nhân), sự đổi mới (đối với những nhóm làm việc) và sự thay đổi chiến lược (đối với một công ty).

Nhưng tôi cũng nhận thức được rằng điều đó chỉ xảy ra khi các tổ chức thừa nhận nhân viên của họ là những thực thể ba chiều – những người có lợi ích đan chéo với công việc, nhà cửa, trường học, hoạt động tình nguyện, thể thao, nghệ thuật…

Đôi khi kiến thức và lợi ích trong những khu vực đa dạng này có thể có một lợi ích kinh tế (giúp người ta biết được phải chi trả bao nhiêu để thay thế một nhân viên không cảm thấy có mối liên hệ thân thiết nào với nơi làm việc).

Với những suy nghĩ như vậy, cuộc nói chuyện về đổi mới này đã chỉ ra điều mà các công ty có xu hướng lãng quên chính là ý kiến đóng góp của những cá nhân.

Một ai đó sẽ biết về ý kiến đó và gây ra một vấn đề rắc rối kinh doanh – và một ai đó (hoặc một nhóm làm việc) sẽ có năng lực/ quyền lực/ địa vị tiến hành chống lại ý kiến đó. Bạn có thể biết rõ về điều này.

Cuối cùng, sẽ có “một thứ gì đó” không tồn tại trong một tài liệu đã được chỉnh sửa trong hệ thống mạng không dây KM – nó nằm ở những ý kiến phản hồi thoải mái về một sự kiện của công ty, một nhận xét ngẫu nhiên trong suốt một cuộc họp hay một tái bút ở cuối email.

Đây sẽ là phương thức có tác động mạnh mẽ nếu như nó là “một thứ gì đó” hiển hiện cho tất cả chúng ta xem/ đọc/ bình luận/ thực hiện. Liệu có đúng như vậy không?

Có thể tôi đã quá lạc quan trong trường hợp này…

Tôi thích những phản hồi với Charlene Li của các bạn. Sự đa dạng hoá các giọng điệu chính là thứ tạo nên sự cộng tác và thảo luận thú vị.

Ý kiến của Dennis McDonald

Tôi cho rằng bạn đã phạm sai lầm khi cho rằng những phương tiện truyền thông đại chúng xã hội và mạng xã hội chủ yếu thuộc lĩnh vực của những nhân công tri thức (mà tôi sắp đề cập).

Những nhân công trên mọi lĩnh vực đều có thể cộng tác, và công nghệ mạng xã hội sẽ mở rộng khả năng hợp tác cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho những nhân công có tri thức. Đúng là có một sự cản trở, nhưng phần lớn nguyên nhân của chúng bắt nguồn từ sự ngu dốt và lười biếng.

Vậy xét cho cùng, mạng xã hội tác động
đến không gian và cách thức làm việc như thế nào?
Nguồn: masternewmedia.org

Có rất nhiều trường hợp, việc cộng tác không có ý nghĩa gì. Tôi luôn ấn tượng với phương pháp những con người sáng tạo đã làm khi họ hình thành các đội ngũ làm việc để giải quyết các vấn đề.

Giá trị của điều đó là gì? Thật khó để có thể giải thích được. Liệu điều đó có nghĩa là giá trị này không tồn tại hay không? Hoàn toàn không phải như vậy.

Ý kiến của Lou Paglia

Gửi Tom!

Thật là thú vị, vấn đề này đã trở thành một cuộc tranh luận qua lại không ngừng, và cho rằng điều đó được quyết định bởi tổ chức, công nghệ không là nhất thiết nhưng là văn hoá. Tôi có xu hướng tin rằng quy tắc cai trị thông thường sẽ hạn chế lượng giá trị bạn có thể thu được từ nguồn vốn nhân lực.

Google đã quá quen với việc sử dụng rất nhiều các ví dụ như là một tổ chức ở cấp độ cao và dĩ nhiên trong trường hợp đó, nó phụ thuộc vào từng ngành.

Nhưng ở cùng thời điểm, tất cả các yếu tố như môi trường cộng tác của Google, kỹ thuật thị trường dự báo và triết lý 20% thời gian của họ… đều giúp cho việc tập hợp thông tin nhanh hơn là các cá nhân có thể tự làm.

Google đã sử dụng “kỹ thuật cộng tác” để chuyển cơ bản tổ chức của họ sang một cỗ máy chạy bằng nguồn vốn nhân lực và điều đó đã tạo ra các giá trị cổ đông.

Nhiều thứ có xu hướng thay đổi theo thời gian. Tất nhiên, tôi có thể sai nhưng cảm giác của tôi là công ty nào thực hiện những thay đổi, những mô hình và hệ phương pháp luận phát triển mới sẽ là những công ty có được lợi thế trong cạnh tranh, gia nhập các thị trường mới nhanh chóng hơn và cải tổ công ty tránh khỏi những thất bại – những thứ sẽ đem lại giá trị cho các khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Liệu có cơ hội để mọi người lãng phí thời gian vào việc gửi những cốc bia ảo hay những yêu cầu như “làm ơn hãy đổ đầy nước cái bể cá của tôi” hay không? Tất nhiên là có.

Nhưng liệu có bất kỳ sự khác biệt nào không khi dành thêm năm phút bên bộ tản nhiệt CPU để bàn xem liệu đội bóng chày Yankees có nên từ bỏ Alex Rodriguez? Và nghe chừng có vẻ ngu ngốc khi cho rằng “không được nói chuyện” trong công ty của chúng ta vì đó là việc làm lãng phí thời gian và không hiệu quả.

Luôn cho rằng có điều gì đó là sai để không thực hiện theo có thể sẽ rất nguy hiểm, nhất là khi không sự giải thích rõ ràng. Các tổ chức đơn giản chỉ cần phát triển chính sách mềm dẻo và tuyển dụng nhân viên phù hợp với những yếu tố văn hoá của họ.

– Ý tưởng tranh luận được khởi xướng trên chuyên mục “Người dẫn đường” của Tom Davenport đăng trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.