Trang chủ » Điểm nóng » Khôi phục tinh thần khi đối mặt với khó khăn

Khôi phục tinh thần khi đối mặt với khó khăn

Tác giả:

Từ những thực tế cần đối mặt

Kevin P. Coyne là Giáo sư giảng dạy tại trường đại học Kinh doanh Goizuela thuộc trường đại học Emory. Trường đại học Emory được thành lập tại Oxford vào năm 1836. Hiện nay trường này thuộc bang Georgia – Mỹ với 11.300 sinh viên và 2.500 khoa, trường thành viên nằm rải rác trên khắp nước Mỹ và hơn 100 quốc gia khác

Coyne còn là người sáng lập công ty tư vấn điều hành Kevin Coyne Partners.

Khi một công ty tiến hành cắt giảm nhân công và thu hẹp quy mô, nhiều nhà quản lý sẽ sớm phải đối mặt với nhiệm vụ giữ chân và tạo động cơ thúc đẩy những nhân viên tốt nhất còn ở lại với công ty. Đối với họ, đó thực sự là thách thức cho cương vị lãnh đạo trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên, vẫn có một điều may mắn là tinh thần làm việc không nhất thiết đòi hỏi con người phải tỏ ra vui vẻ.

Định nghĩa của một tinh thần làm việc tốt là: Những cảm xúc của con người sẽ giúp họ đạt được mục tiêu từng bước.

Rất nhiều ví dụ điển hình về tinh thần làm việc tốt nảy sinh trong những tình huống căng thẳng – điều đó cũng giống như những hành động anh hùng trong một cuộc chiến tranh.

Do đó, đừng nên cố gắng nếu bạn không thể khiến nhân viên của mình cảm thấy vui vẻ (trong khi chính bạn bè của họ cũng không có sự tác động nào).

Hãy xây dựng sự tập trung và tinh thần đồng đội cho nhóm
Ảnh: chillisauce.co.uk.jpg

Nhiệm vụ của bạn trong vai trò một người quản lý là phải làm sao xây dựng được sự tập trung và tinh thần cống hiến của cả đội. Nếu bạn giúp nhân viên của mình nhận thức được bốn điểm sau thì thành công sẽ đến với bạn:

1. Công việc của họ sẽ giúp cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn.

Con người sẽ hành động khi họ tin tưởng rằng mình là một phần của một mục tiêu đáng tự hào nào đó. Ý nghĩ đó có thể đóng một vai trò quan trọng đối với họ trong quá trình khởi nghiệp, bằng việc gia nhập vào công ty của bạn.

Đối với những công ty đang tiến hành cắt giảm biên chế thì niềm tin này có thể bị đổ vỡ. Bạn không thể áp đặt một quan điểm nào đó cho toàn bộ công ty, nhưng cũng đừng chờ đợi Tổng Giám đốc Điều hành giải quyết vấn đề.

Thay vào đó, hãy chuyển sự tập trung sang một lĩnh vực khác mà bạn có khả năng quản lý (và đây cũng là những điều mà mọi người có thể làm tốt).

Hãy để mọi người tin vào khả năng
và vai trò của mình trong tổ chức
Ảnh: edwebproject.org

Bạn có thể giúp mọi người nhận thức được công việc sẽ góp phần như thế nào vào cuộc sống của chính họ. Những sản phẩm do cá nhân họ sản xuất ra vẫn còn quan trọng đến mức nào?

Khi ngân hàng mở thêm chi nhánh và họ muốn tạo một tài khoản mới cho ai đó thì liệu tài khoản ấy vẫn giúp người đó duy trì được tình hình tài chính của mình hay không?

2. Những ý tưởng của họ hiện nay đã mang nhiều ý nghĩa hơn.

Trong những lúc khó khăn, các nhà quản lý phải nhận thấy rằng ý tưởng cá nhân của họ sẽ ngay lập tức góp phần nâng cao vị thế của công ty trong tương lai. Đã đến lúc phải dành thời gian lắng nghe và hành động dựa trên những ý tưởng của chính mình.

Nếu như phải sa thải nhân viên thì sau đó hãy tái phân phối lại cơ cấu và tiến hành những thay đổi cần thiết. Điều này sẽ làm tăng cơ hội và tạo ra những tác động tích cực đối với họ. Hãy lắng nghe và tin cậy vào khả năng giải quyết vấn đề của họ.

 

Xây dựng lại cơ cấu làm việc dựa trên
tinh thần và khả năng của nhân viên
Ảnh: harthill.co.uk

3. Sự lo lắng chỉ là tạm thời.

Hầu hết các công ty tiến hành thu hẹp quy mô không phải do những hiểm họa về tài chính, mà đơn giản họ muốn hạn chế sự suy giảm lợi nhuận đã được dự đoán trước.

Do đó, đối với hầu hết các công ty, đây chỉ là một bước lùi nhỏ biểu trưng cho sự cắt giảm. Nếu có thể, hãy xem thời kỳ thu hẹp này khi nào sẽ chấm dứt, đồng thời hãy thông báo điều đó với nhóm làm việc của mình. Tinh thần sẽ tốt hơn nếu mọi người biết rõ khi nào thì khó khăn sẽ kết thúc.

4. Ngày mai sẽ tươi sáng hơn.

Đối với hầu hết các công ty, sau những đợt cắt giảm nhân công luôn là một tương lai tươi sáng hơn. Hãy giúp nhân viên của mình hiểu rõ điều này, vì công ty, vì nhóm làm việc và vì chính bản thân họ.

Ý kiến của Rahul Ingle

Tôi cho rằng những ý kiến trên đây còn rất chung chung. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là trong những lúc khó khăn phải biết nhìn ra vấn đề. Lúc khó khăn chính là lúc cần đến sự can thiệp về mặt tâm lý để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và xây dựng được nhuệ khí cho tương lai.

Gần đây, tôi có đọc một bài viết về một công ty tiến hành tinh giản tới 50% đội ngũ quản lý ở tất cả các ban. Nhân viên phòng nhân sự rất lo lắng về việc thúc đẩy các nhà quản lý sau sự kiện này.

Tuy nhiên sự lo lắng đó là không cần thiết. Vì sau sự thiếu hụt nhân công do sa thải, trách nhiệm của mỗi giám đốc sẽ tăng gấp đôi so với trước đó.

Những người thông minh luôn thích ý nghĩ về việc mình phải có trách nhiệm. Nếu như mức doanh thu vẫn được duy trì sau sự kiện tinh giản biên chế thì cơ hội thăng tiến mỗi năm vẫn sẽ như trước (bởi sẽ chỉ còn có một nửa cơ hội và cũng chỉ có một nửa số ứng cử viên mà thôi). Tinh thần làm việc tốt sẽ quay trở lại.

–  Trích bài viết của Kevin Coyne đăng trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.