Trang chủ » Điểm nóng » Làm từ thiện trong quan niệm của thế hệ X và Y?

Làm từ thiện trong quan niệm của thế hệ X và Y?

Tác giả:

Thế hệ Y (Generation Y hoặc Echo boomers) là nhóm người được mặc định là sinh sau Thế hệ X.

Boomers, hay còn gọi  đầy đủ là Baby Boomer, là thế hệ những người sinh vào khoảng thời gian từ năm 1946 – 1960. Thuật ngữ này được dùng phổ biến tại Mỹ, Anh, Úc, Canada và để phù hợp với văn cảnh bài viết này, chúng tôi tạm dịch: những người lớn tuổi hơn.

Thế hệ X (Generation X) là thế hệ có độ tuổi sinh từ 1960 – 1980, đó là những người luôn độc lập về suy nghĩ, yêu thích sự thay đổi và đề cao gia đình. Tuy nhiên theo học giả Tulgan, so với thế hệ X, thế hệ Y có những kỳ vọng cao hơn đối với bản thân, ông chủ và bạn đồng nghiệp.

Dịp này trong năm, phần lớn chúng ta được kêu gọi ủng hộ cho những việc làm từ thiện trong khả năng tài chính cho phép của mình. Chúng ta sẽ ủng hộ việc gì? Các bạn sẽ lựa chọn ra sao?

Tính cách của các thế hệ cũng có ảnh hưởng đến các kiểu từ thiện. Chúng ta hãy thử xem xét tính cách của các thế hệ qua cách họ làm từ thiện.

Vài năm trước, tôi làm việc tại Hội đồng quản trị của một tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Khi tôi gia nhập hội đồng vào giữa thập niên 90 thì những thành viên chủ chốt đều là những người thuộc thế hệ truyền thống, những người mà bấy giờ đã vào giữa tuổi ngũ tuần và lục tuần. Vào thời ấy, các động lực khác nhau của tổ chức đối với việc quyên góp được hình thành nhờ tình bằng hữu trong các câu lạc bộ khác nhau.

Việc quyên góp nhiều hơn khiến bạn có những địa vị cao hơn, trong đó có cả những cơ hội tham dự các buổi diễn đặc biệt chỉ dành cho những người có cùng địa vị như bạn. Trong khi việc kêu gọi ủng hộ chắc chắn có liên quan đến sự yêu thích của mỗi cá nhân đến nghệ thuật thì sự hậu tạ trực tiếp chính là địa vị và tư cách hội viên.

Bây giờ, hãy xem xét những đặc điểm chính mà tôi vừa nói tới. Đó chính là đặc điểm của thế hệ truyền thống. Như tôi đã giải thích trong một bài viết Our Assumptions about Work của mình hồi tháng 3 (TD: Các giả định của chúng ta về công việc), thì các sự kiện đang xảy ra trên thế giới khi chúng ta còn thanh niên thường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của chúng ta.

Những người thuộc thế hệ truyền thống sinh ra trong thời kỳ suy thoái, lớn lên khi nền kinh tế tiêu dùng bùng nổ sau những năm chiến tranh, có khuynh hướng bị những thành công kinh tế cuốn hút. Nhiều người còn là những kẻ nhập cuộc, chung thủy với những tổ chức và hài lòng với vị trí của mình. Những động lực của nhóm người này đối với việc làm từ thiện vào những năm 90 có liên quan chặt chẽ với những giá trị của họ.

Từ thiện là công việc cần tới sự hợp tác
của cả cộng đồng, với mục đích làm cho
xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
Ảnh: www.bullheadcity.com

Qua nhiều năm, nền tảng đóng góp của tổ chức nghệ thuật này đã chuyển đổi từ thế hệ truyền thống sang thế hệ Boomers và chúng ta cũng chuyển đổi bản chất việc nhìn nhận.

Thế hệ Boomers khi còn thanh niên đã chứng kiến cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc nội chiến và những vụ ám sát các nhà lãnh đạo. Nhiều người đã nuôi dưỡng một khao khát để làm nên một sự khác biệt, để sử dụng tài năng của mình gây ảnh hưởng tích cực lên thế giới. Thế hệ Boomers ít có khuynh hướng khép mình vào các tổ chức.

Chúng ta đã thay đổi việc kêu gọi gây quỹ sang chú trọng đến các chương trình vì cộng đồng của các tổ chức: Những mức quyên góp khác nhau đã góp phần tạo ra những chương trình giáo dục tuyệt diệu cho trẻ em trong diện quan tâm của tổ chức.

Tinh thần của tổ chức là làm từ thiện không chỉ là một bài tập trí tuệ. Cho dù chúng ta muốn thừa nhận điều đó hay không, thì rất nhiều tổ chức lớn và cao quý vẫn cần sự ủng hộ của chúng ta. Cuối cùng chúng ta sẽ không tránh khỏi việc lựa chọn những tổ chức mà gần với những giá trị của chúng ta nhất, đáng để chúng ta đóng góp.

Manh mối dẫn đến những điều này nằm ở tính cách của các thế hệ. Nếu bạn theo tư tưởng truyền thống, thì hãy nghĩ trên quan điểm của tinh thần tương ái hay quan điểm thứ bậc và địa vị. Nếu bạn thuộc thế hệ Boomers, hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ những ảnh hưởng mà mỗi cá nhân tạo ra bằng đóng góp của họ.

Tôi không biết tư tưởng của thế hệ X sẽ thế nào trong tương lai. Nhưng tôi có một số dự đoán sau: Thế hệ X có nhiều lựa chọn khác nhau. Còn các chương trình ủng hộ cho phép mỗi cá nhân tự điều chỉnh quỹ của họ hay có sự lựa chọn chọn thì sao? Do sự tự lập là một giá trị quan trọng của thế hệ X, các tổ chức giúp những người được ủng hộ trở nên độc lập hơn sẽ có sức hút mạnh mẽ.

Thế hệ Y mang lại một triển vọng toàn cầu và đang thể hiện những ưu tiên cho những tham vọng lớn lao – đối với việc đương đầu với các thách thức to lớn.

Hoạt động từ thiện luôn cần đến sự tình nguyện của mỗi tổ chức
Ảnh: www.indiana.edu

Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các hoạt động từ thiện của họ hướng đến một số thách thức lớn nhất của thế giới. Trên thực tế, nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách, khơi nguồn cảm hứng thì tôi gợi ý nên đọc cuốn Our Time is Now: Young People Changing the World (TD: Thời đại chúng ta là bây giờ: Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới) do Sheila Kinkade và Christina Macy viết. Đây là một bộ sưu tập những câu chuyện kỳ lạ về những nỗ lực đầy sáng tạo và tham vọng của hơn 30 người trẻ tuổi nhằm xây dựng các chương trình phát triển cộng đồng địa phương và thế giới.

Có bao giờ bạn suy nghĩ xem tại sao bạn lại ủng hộ các hoạt động từ thiện? Bạn có ưu tiên các hoạt động từ thiện của mình năm nay chưa?

– Ý tưởng khởi xướng trong chuyên mục khởi xướng thảo luận của Tammy Erickson và các ý kiến thảo luận trên trang Harvard Business Online –

Bài viết cùng tác giả:

>> Thu hút người tài bằng sức mạnh tiềm lực của công ty

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.

Một số ý kiến bình luận của độc giả:

1. Tôi thừa nhận và tôn trọng tất cả những điều bà nói. Thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với xã hội đặt những giá trị rất cao cho các thành công về mặt vật chất khi họ mải kiếm tìm một loại phần thưởng nào đó tương xứng.

Ba mươi năm qua, một mặt tiếp thu những tri thức khoa học, mặt khác tiếp nhận những sự trừu tượng của triết học, cho phép tôi được mạn phép bày tỏ một suy nghĩ, dù biết rằng điều này có thể không làm độc giả quan tâm lắm

Kinh thánh Ấn độ Bhagavad Gita[1] nói rằng chúng ta chỉ có quyền thực hiện nhiệm vụ của mình và không được đòi hỏi gì. Chúng ta đến với thế giới không mang theo cái gì và khi chúng ta ra đi, chúng ta cũng chẳng thể mang theo gì cả. Những gì chúng ta làm khi sống chính là tạo nên một nền tảng cho tương lai.

Lật lại vấn đề, việc cho đi cái gì bản thân nó đã là một cách kết thức chứ không phải là một phương tiện để đi tới cái kết thúc. Nếu chúng ta có thế phát huy tinh thần này, bất kỳ động lực nào cũng đều tốt cả, chúng ta không tính đến kết quả nếu chúng ta không mong chờ được đền đáp.

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Tuy nhiên trên thực tế, làm từ thiện có thể mang lại niềm vui và sự thanh bình trong tâm hồn ta cho dù người được ủng hộ không như mong muốn của ta.

B V Krishnamurthy

2. Làm việc gây quỹ 10 năm qua, tôi đã hiểu được là có một mối dây cảm xúc với việc làm từ thiện. Đúng vậy, có những người muốn đạt được một vị trí xã hội nhất định hoặc mong được trở thành thành viên của một câu lạc bộ, hoặc một tổ chức, nhưng điều thúc đẩy họ gia nhập chính là cảm xúc. Như đã nói, mức đóng góp của bạn trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích mà người quyên góp được hưởng.

Bạn đóng góp càng nhiều, bạn càng nhận được nhiều lời mời, bạn có chỗ ngồi tốt hơn tại một sự kiện, bạn càng được quan tâm khi họ quản lý hội viên. Tương tự như vậy, tuổi tác có quan hệ lớn đến tổ chức và thời điểm được chọn lựa. Hầu hết mọi người chưa bắt đầu nhìn nhận giá trị của việc làm từ thiện hoặc có thể không có tiền cho đến khi họ ổn định gia đình và sự nghiệp.

Pvergara


[1] Bhagavad Gita là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata (Bhishma Parva chương 23 – 40). Sử dụng dạng thơ mỗi câu có năm âm tiết Sanskrit (chandas) với nhiều so sánh và ẩn dụ, mang nhiều tính thơ ca, tựa đề dịch ra là “Bài hát của Đấng Tối Cao” (hay “Chí Tôn ca”), của Bhagavan dưới hình dạng của Krishna. Cuốn sách này được xem là linh thiêng bởi đa số các truyền thống Hindu và đặc biệt là những người theo đạo Krishna. Trong ngôn ngữ thông thường nó thường được gọi là Gita. Nội dung của Bhagavad Gita là một cuộc đối thoại giữa Krishna và Arjuna diễn ra trên chiến trường Kurukshetra chỉ trước khi trận chiến bùng nổ. Để đáp lại sự bối rối của Arjuna và những nghịch lý đạo đức, Krishna giải thích cho Arjuna các nghĩa vụ của anh ta và diễn giảng thêm về các loại Yoga khác nhau và triết lý Vedanta, với các ví dụ và các phép so sánh. Điều này đã dẫn đến việc cuốn Gita thường được miêu tả như là hướng dẫn cô đọng về triết lý Hindu. Trong suốt bài giảng. Krishna tiết lộ danh tính của mình như là Đấng Tối cao (Bhagavan), phù hộ Arjuna với một thoáng xuất hiện dưới dạng linh thiêng tối cao.