Trang chủ » Điểm nóng » Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần 2)

Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần 2)

Tác giả:

Bài liên quan

>>  Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần1)
  

Trước khi có Internet, để đối mặt với những khó khăn về cách thức huy động năng lực tập thể, con người chỉ có hai sự lựa chọn để hoạt động có hiệu quả. Đó là tạo ra một thị trường hoặc xây dựng một bộ máy quản lý cồng kềnh.

Với ứng dụng của Web, chúng ta vượt qua được những hạn chế của bộ  máy hành chính cồng kềnh bấy lâu
Nguồn: monash.edu.au

Thị trường rất thành công trong việc giải phóng sự sáng tạo và say mê, thể hiện trong những hình ảnh sôi sục điên cuồng của sàn giao dịch Phố Wall[1] hay những cuộc tranh cãi nảy lửa ở các khu chợ Ả Rập – tuy nhiên chúng chưa giải quyết tốt các nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp cao. 

Một thị trường sẽ không bao giờ sản xuất được chiếc A380[2] (một sản phẩm mà đến Airbus cũng thấy là khó làm).

Mặt khác, các bộ máy quản lý hành chính được phát minh ra để tập hợp khả năng của con người và những mô hình quản lý hiện đại có thể tạo ra những sản phẩm mà các Pharaohs (những người đã xây dựng kim tự tháp) cũng phải kinh ngạc.

Như những nạn nhân của thói quan liêu, chế độ lãnh đạo thiển cận và sự trì trệ của tổ chức đều biết, những bộ máy quản lý hành chính thường không làm tốt nhiệm vụ tổng hợp năng lực của con người…

Trong cơ chế của Management 1.0, sự sáng tạo về tác dụng liên kết và thích nghi luôn luôn bị coi nhẹ.

Với những cơ chế quản lý như vậy, các cá nhân có suy nghĩ táo bạo luôn bị coi là những kẻ ba hoa; những người có khả năng sáng tạo mạnh mẽ thì bị phớt lờ và bị coi như những kẻ mơ mộng hão huyền; và bất kỳ ai có lòng đam mê chân thành đều bị nhìn nhận như một người hoang tưởng. 

Internet hứa hẹn tạo nên
những cách tân lớn trong lĩnh vực quản lý
Nguồn: bizengine.com.sg

Đó là những điều không hề ngạc nhiên chút nào khi hầu hết các tổ chức lớn ít năng động, thiếu sáng tạo, khó có khả năng thích nghi và ít tính nhân văn hơn đối với những nhân viên của họ. 

Nhưng giờ đây, nhờ sức mạnh của ứng dụng Web, chúng ta có cơ hội vượt qua sự thỏa hiệp của các hệ thống thứ bậc trong bộ máy hành chính chống lại thị trường đã từng hành hạ con người bấy lâu nay. (Xem hình 2)

Cuối cùng, ứng dụng Web cho phép chúng ta tránh được việc phải chọn lựa và trả giá giữa việc một thành tố của một công ty lớn, với việc gìn giữ được những đặc tính nhân văn của chúng ta, giữa sự sáng tạo mạnh mẽ với hiệu quả công việc cao; giữa việc làm những điều ta thích với việc làm những việc để lấy số lượng thay vì chất lượng.

Tuy nhiên, trong thời kỳ chín muồi, ứng dụng Web đã đem lại cho chúng ta lý do thực sự để tin rằng những niềm tin như vậy không hoàn toàn là quá ngây thơ.  

Hình 2: Thị trường, hệ thống thứ bậc trong các
bộ máy hành chính và mạng lưới

 Giống như một thị trường chứng khoán, ứng dụng Web cho phép các cá nhân “buôn bán chính tài khoản của họ”, trở thành những nhân viên tự do trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, điểm không giống với thị trường chứng khoán là ứng dụng Web cho phép các cá nhân có thể hợp tác trong mọi điều kiện thời gian và không gian để tạo nên những hệ thống khổng lồ và phức tạp, ví dụ như một hệ điều hành máy tính.

Web cũng có những hệ thống cấp bậc giống như các bộ máy quản lý hành chính, nơi mà một số người có quyền lực cao hơn những người khác.

Tuy nhiên, không giống bộ máy quản lý, nơi mà trọng lượng của tiếng nói là sản phẩm của giấy chứng nhận hay chức tước, ảnh hưởng trên Web là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị mà một người thực sự mang lại cho cộng đồng rộng lớn.

Nếu chúng ta có đầu óc cộng thêm một chút can đảm, ứng dụng Web hoàn toàn có thể giúp chúng ta chữa khỏi những căn bệnh đã ăn sâu vào gốc rễ của các mô hình quản lý hành chính vẫn được sử dụng từ trước tới nay.

– Biên dịch từ bài báo đầy đủ “Management Online” đăng trên trang Harvard Business Online của Gary Hamel –

 

Ý kiến phản hồi của BV Krishbnamurthy

Thưa Giáo sư Hamel!

Sự bùng nổ của Internet và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh có thể là một trong những thay đổi mang tính cách mạng thực sự mà chúng ta được chứng kiến trong những năm trở lại đây. Lời tiên đoán của Osborne[3] trong hơn hai thập kỷ trước rằng chúng ta sẽ trở thành những người lao động được trang bị kiến thức tốt trong Thế kỉ XXI đã trở thành hiện thực trong rất nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nghịch lý:

1. Lời tiên đoán rằng sẽ có hơn 20% người lao động trên khắp thế giới thực sự có việc làm đã đưa chúng ta trở lại với Nguyên tắc Pareto[4] như một mô hình tổ chức được thay đổi cho phù hợp với thời đại ngày nay: 80% khối lượng công việc được hoàn thành bởi 20% số người lao động.

Tuy nhiên, thách thức đầu tiên đặt ra là phải tiếp thêm sinh lực cho số lượng người lao động khoảng 80% để họ trở thành những nhà sáng tạo được đánh giá cao (điều này có vẻ duy tâm khi cố gắng tiến hành một cuộc chuyển đổi).

2. Thách thức thứ hai, và có thể coi là thách thức lớn hơn, đó là phải cùng lúc khuếch trương và tập hợp những khả năng của con người. Khuếch trương các khả năng của con người dẫn tới sự hình thành một tổ chức mà Tom Peter[5] gọi là tổ chức hỗn loạn – hay theo như cách Jack Welch[6] gọi là tổ chức không biên giới.

Mặc khác, tập hợp các khả năng của con người yêu cầu phải có trật tự và hệ thống. Vậy một tổ chức phải làm thế nào để đáp ứng cả tiêu chí về sự hỗn độn và hệ thống cùng một lúc? Liệu một người bình thường có thể có khả năng thay đổi vai trò nhanh chóng tùy theo từng hoàn cảnh và tình hình cụ thể haykhông?

Một lần nữa, niềm đam mê và sự sáng tạo (yếu tố khuếch trương) được coi là những quy trình ban đầu của việc việc tiếp thu trong khi việc sắp xếp thứ tự và sự tích hợp (yếu tố tập hợp) lại do các yếu tố bên ngoài quyết định.

Liệu có nỗ lực nào giúp thúc đẩy cả hai yếu tố này mà không gây ra sự nhầm lẫn hay xung đột không? Khái niệm Mạng lưới được nhắc đến trong Hình vẽ số 2 đã diễn tả thành công nhưng chỉ có thể áp dụng với một vài tổ chức. Mức độ phức tạp trong sự tương tác của con người đã cho thấy cơ cấu này khó có thể thực hiện được, trừ khi đó là những tổ chức phát triển ở mức độ cao với những người có thể đạt đến giai đoạn phát triển cao nhất (những người bộc lộ đầy đủ tiềm năng của mình như trong mô hình của Maslow[7]).

3. Nếu nhìn từ góc độ kỹ thuật, ứng dụng web thực sự mang lại hy vọng đối với việc đạt đến mô hình tổ chức khác thường này một cách tối ưu. Tuy nhiên, vấn đề là nếu chỉ có công nghệ, chúng ta cũng không thể làm được gì.

Con người phải sử dụng công nghệ và mặc dù chu kỳ sản phẩm (máy tính, điện thoại di động) là hạn chế, những hạn chế tương tự không thể hiện rõ ràng đối với dịch vụ.

Không phải tất cả các ứng dụng Internet đều thân thiện với người sử dụng. Băng thông rộng sẽ vẫn còn chưa được sử dụng rộng rãi đối với một nửa dân số thế giới. Các vấn đề về an ninh và bảo mật sẽ vẫn được nhắc đến. Liệu chúng ta có thể hy vọng vượt qua tất cả những thách thức này để tận dụng sức mạnh của Internet hay không?

Mỗi người cần phải lạc quan nhưng thất bại của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Internet cũng ngày càng tăng khi cố gắng áp dụng những thành công của mình vào hoạt động kinh doanh truyền thống, và ngược lại. Điều đó chỉ ra rằng con đường phía trước còn rất gian nan.

4. Cuối cùng, cái nhìn lạc quan là một khái niệm mơ hồ. Như Herbert Simon[8] đã từng mô tả, cái nhìn lạc quan có thể không tồn tại. Chúng ta có thể dàn xếp để tự hài lòng với những giải pháp về hai vấn đề làm cản trở tiến trình mà ông đã minh họa rất sâu sắc.

Cần phải có sự quyết tâm chung của một nhóm những người có liên quan nhất định để biến giải pháp thành thực tiễn. Vì sự phát triển chung của loài người, hãy hy vọng rằng chúng ta có thể được chứng kiến điều kỳ diệu này trong một tương lai không xa.

Kính thư.
 

HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


[1] Wall Street, là tên một con phố rất hẹp ở Manhattan tại thành phố New York. Wall Street được nhắc đến như một địa danh lịch sử của khu tài chính Financial District, và đó là căn nhà của sàn giao dịch chứng khoán New York (NY Stock Exchange). Cụm từ “Wall Street” cũng được dùng để chỉ thị trường Tài chính của nước Mỹ và các trụ sở tài chính nói chung mặc dù đa số các Công ty Tài chính ở New York không đặt trụ sở chính ở Wall Street nữa.
[2] Airbus A380 là loại máy bay hai tầng, bốn động cơ sản xuất bởi Airbus S.A.S. Chuyến bay thử lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 từ Toulouse, Pháp. Các chuyến bay thương mại bắt đầu vào đầu năm 2007 sau 15 tháng thử nghiệm, với sự chuyển giao máy bay đầu tiên để đi vào sử dụng cho một trong những khách hàng của Airbus, Singapore Airlines. Trong hầu hết quá trình thiết kế và đóng, chiếc máy bay này được biết đến như là Airbus A3XX, và tên hiệu Superjumbo cũng đã trở thành một tên gọi khác của A380. 
[3] Adam Osborne (6/3/1939 – 18/3/2003) là nhà phát minh người Mỹ, người đầu tiên sản xuất ra máy tính xách tay. Osborne đã thành lập công ty máy tính mang tên ông ở Thung lũng Silicon. Năm 1981, Osborne Computer trở thành công ty tăng trưởng mạnh nhất khu công nghiệp này sau khi tung ra dòng máy tính xách tay đầu tiên – Osborne 1 (nặng 10 kg) với giá 1.795 USD – và đạt doanh thu 5,8 triệu USD.
[4] Nguyên tắc Pareto hay còn gọi là nguyên tắc 80:20. Thuật ngữ này được đặt theo tên của Vilfredo Pareto (15/7/1848 – 19/8/1923), một nhà kinh tế học người Ý, cho rằng thông thường 80% các kết quả đạt được chỉ cần đến 20% lượng thời gian đã tiêu tốn. Điều này có nghĩa là 80% thời gian tiêu tốn dùng để đạt 20% kết quả còn lại. Đây là một sự lãng phí thời gian ghê gớm?! Mặc dù tỷ lệ này không phải khi nào cũng là 80:20 nhưng trong công việc hàng ngày chúng ta luôn bắt gặp hiện tượng mất cân bằng đó.
[5] Thomas J. Peters (7/11/1942) là một cây bút Mỹ, hết sức nổi tiếng trong lĩnh vực thực tiễn quản lý kinh doanh, được biết đến với cuốn sách nổi tiếng In Search of Excellence (TD: Đi tìm sự hoàn hảo) viết cùng với Robert H. Waterman, Jr. Cuốn sách này hai ông đã nghiên cứu và tổng hợp từ 100 công ty thành công nhất của Mỹ vào thập niên 70.
[6] John Francis “Jack” Welch, Jr. (19/11/1935 (1935-11-19)) là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành của General Electric từ năm 1981 đến 2001. Ước lượng tài sản của ông hiện khoảng 720 triệu USD.
[7] Theo Abraham Maslow (1/4/1908 – 8/5/1970. Là nhà tâm lý học người Mỹ, nổi tiếng với sự đề xuất về Tháp Nhu Cầu), nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa. Các nhóm nhu cầu bao gồm: Nhu cầu sinh lý (vật chất), nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận), nhu cầu được tôn trọng.
[8] Herbert Simon (1916-2001) được xem là cha đẻ của các công trình nghiên cứu hiện đại chuyên về cách giải quyết vấn đề. Phần lớn sự nghiệp của người đàn ông tài ba này (đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 1978) diễn ra tại Trường đại học Carnegie – Mellon, nơi có truyền thống nghiên cứu lĩnh vực máy tính và người máy.