Trang chủ » Điểm nóng » CNTT có làm khuếch đại khủng hoảng nhà đất?

CNTT có làm khuếch đại khủng hoảng nhà đất?

Tác giả:


Sự gia tăng yếu tố công nghệ có thể
khuếch đại hoạt động kinh doanh,
nhưng cần phải quản lý tốt
Ảnh: www.amplifynow.com

Mở tăng âm chẳng làm cho tiếng guitar hay hơn, thậm chí có thể chỉ làm tăng sự ầm ĩ và khó chịu. Cũng như vậy, sự gia tăng yếu tố công nghệ có thể khuếch đại hoạt động kinh doanh, nhưng nếu nó không được quản lý tốt thì khả năng tổn thất cũng lớn không kém gì khả năng thành công.

Hãy xem xét cuộc khủng hoảng nhà đất thời gian gần đây. Việc ngân hàng Hoa Kỳ mua lại công ty Contrywide đã một thời huy hoàng với giá 4 tỷ USD là một minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề nói trên.

Chúng ta tin rằng cuộc khủng hoảng tín dụng ngày nay đã được khuếch đại bởi công nghệ thông tin toàn cầu. Cụ thể, công nghệ thông tin đã: Liên kết các thị trường, cho phép tạo ra các mô hình dự báo những rủi ro phức tạp để tạo ra những sản phẩm có độ an toàn và hiệu quả cao, cho phép các bộ phận khác nhau của các tổ chức dịch vụ tài chính thiết lập và thực hiện hoạt động thương mại với giá rẻ và tốc độ nhanh chóng.

Bản thân công nghệ có sức mạnh để mang lại những kết quả chắc chắn cao. Nhưng với tốc độ phát triển nhanh và phạm vi ảnh hưởng lớn, công nghệ toàn cầu luôn ẩn chứa những rủi ro.

Nếu như không có một cá nhân hay một nhóm nào trong tổ chức đứng ra giám sát những rủi ro tiềm tàng đó thì bạn đang đặt công ty của mình vào con đường nguy hiểm. Và việc hàng tỷ USD bị mất do sự sụt giá của công ty trong một vài tháng gần đây đã chứng minh điều đó.

Thật vậy, một vài người quy kết nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng vào sự chủ quan và vội vàng để đạt mục tiêu của các nhà quản lý cao cấp. Nhưng điều này không thể giải thích đầy đủ vấn đề. Thậm chí cả những nhà quản lý tham vọng nhất cũng không muốn chịu trách nhiệm cho tổn thất đó.

Căn nguyên của vấn đề chính là công nghệ và cách thức quản lý công nghệ đó. Ở một vài hãng, IT được quản lý theo cách thức làm cho bức tường ngăn cách giữa các bộ phận của tổ chức trở nên lớn hơn, việc phân tích rủi ro trở nên phức tạp hơn, và thông tin bị phân tán đến nỗi chỉ khi người ta quan tâm nhiều đến tổn thất này thì những chi tiết bị giấu kín mới được lôi ra ánh sáng.

Công nghệ là cần thiết, nhưng không
được lạm dụng thái quá
Ảnh: www.goldcoast.com.au

Đây là một kết quả gây sửng sốt vì chúng ta biết rằng trong cuộc sống hàng ngày, công nghệ thông tin giúp cho mọi thứ trở nên minh bạch hoàn toàn – từ phần mềm Quicken cho đến thiết bị định vị Garvin trong xe ô tô của chúng ta.

Tuy nhiên, trong một tổ chức quy mô lớn từng bị cuốn theo sự bùng nổ bất hợp lý của thời đại dotcom và cách đây sáu năm còn ở vào thời kỳ của chủ nghĩa bảo thủ bất hợp lý, thì ngân quỹ cho công nghệ còn bị hạn chế và trong suốt quá trình phát triển, những bức tường ngăn cách trong tổ chức luôn được tạo ra.

Trong các cơ quan dịch vụ tài chính, IT chỉ chiếm chi phí lớn thứ hai sau lao động. Điều đó có nghĩa là công nghệ – một yếu tố có tác dụng hỗ trợ sự hòa hợp, giúp các nhà quản lý cao cấp có tầm nhìn tổng thể về những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình đầu tư – yếu tố đó đã bị xem nhẹ, hoặc không được đầu tư một chút nào.

Để giảm chi phí, nhiều tổ chức đã thực hiện mô hình sau: Giao IT cho một số người giỏi tính toán nhưng không chuyên về kỹ thuật, những người này lại giao trách nhiệm về IT cho một số bộ phận kinh doanh riêng lẻ với những chỉ dẫn sơ sài, đại loại như “chỉ cần đạt đến chỉ tiêu này là được”.

Phương pháp nhiều tầng lớp và theo chiều dọc này đã làm mất đi cách tư duy theo chiều ngang, bỏ qua những yêu cầu về cấu trúc và chiến lược kinh doanh. Hậu quả của việc thiếu cấu trúc thông tin đã được minh chứng trong thời gian gần đây qua cuộc khủng hoảng nhà đất, trong đó một số hãng thoát được cơn khủng hoảng với tương đối ít tổn thất trong khi những hãng khác cuống cuồng ước lượng tổn thất to lớn của họ với sự dao động đáng sợ mỗi tuần khi sự thật lần được phơi bày.

Mặc dù sẽ thật ngờ nghệch nếu cho rằng những tác động khác nhau này hoàn toàn là do thiếu cấu trúc thông tin, tuy nhiên có một điều hoàn toàn rõ ràng là sự thiếu hụt này là nhân tố chính gây rối loạn cho nhiều hãng. Không phải ngẫu nhiên mà hãng thoát được cơn khủng hoảng với tương đối ít tổn thất so với những hãng khác đã được cộng đồng IT thừa nhận là đã đầu tư đều đặn để tạo ra một mạng lưới IT hiệu quả. Hãng đó là Goldman Sachs.

Trong một thế giới với nhiều sản phẩm tài chính đa dạng, thật lạ lùng khi mà giải pháp của chúng ta đơn giản như vậy: Sử dụng công nghệ thông tin để phân tích, thực hiện và điều khiển đóng một vai trò rất quan trọng. Nhưng chúng tôi tin vào điều đó.

Lạm dụng công nghệ thái quá có thể tạo ra hiệu ứng domino xấu
Ảnh: gallery.hd.org

Tại sao? Vì điều quan trọng nhất là IT giúp các nhà quản lý cao cấp phân loại thông tin từ cấu trúc của tổ chức. Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm cho khách hàng đầu tư một cách tự do hơn nhiều. Bởi vì bạn giám sát được hồ sơ rủi ro của họ và quảng cáo đầu tư của họ mỗi tối. Bạn không cần kiểm soát sát sao họ trừ khi hoạt động của họ trái với chính sách của công ty. Nhưng nếu giải pháp của bạn bị đổ vỡ, bạn không thể thực hiện cách quản lý này.

Vậy:

  • Bạn đang sử dụng công nghệ để làm cho hoạt động kinh doanh của bạn rõ ràng hay mờ ám?
  • Bạn đang tạo ra khả năng để giám sát, hay đang loại bỏ mối quan hệ tương đối mới này?
  • Bạn đang quá chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí ngắn hạn đến nỗi gây tổn hại cho hoạt động điều khiển quản lý?

– Trích chuyên mục Khởi xướng thảo luận của John Sviokla[1] và Kevin McGilloway[2] đăng trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.

Ý kiến phản hồi của độc giả Harvard Business Online

1. Một cách tiếp cận thật thú vị và cũng làm người đọc phải suy nghĩ. Tôi tin rằng IT có thể là một khẩu súng, nhưng khẩu súng đó phải nằm trong tay và được điều khiển bởi nhà quản lý.

Kiểu văn hóa của phố Wall là: Phải giành thắng lợi bằng mọi giá, với kết quả có thể vượt quá sức tưởng tượng của bất cứ ai. Vì một vài nhà lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư cho rằng thương trường là chiến trường, và thành công được đánh giá theo mỗi quý, thì kết quả này là không thể tránh khỏi.

Hãy xem xét logic đó. Tôi sẽ mang đến cho một người có tín dụng thấp một cơ hội để đạt được giấc mộng kiểu Hoa Kỳ: Sở hữu một ngôi nhà. Chúng ta biết rằng điều đó sẽ không kéo dài, vì vậy những người này cũng có thể phải trải qua cơn ác mộng Hoa Kỳ: Mất nhà.

Vì vậy, cho vay tiền để mua nhà như một phương tiện đầu tư thông minh để đạt được thu nhập lớn. Và bạn sẽ thấy: Những người vay tiền này lại không trả tiền (không có gì đáng ngạc nhiên ở đây) và hiệu ứng dây chuyền này gây ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Khoản tiền cho thuê mua nhà đất thật đáng sửng sốt. Quả là một sự thất thoát khổng lồ. Chỉ có một cách để trị căn bệnh này là xác định những triệu chứng của nó và tạo ra phương thuốc để nó không còn tái diễn.

Hãy nhìn Erron và các công ty con của nó. Kết quả của nó là luật Sarbanes – Oxley. Khi những người sáng tạo và thông minh sử dụng hệ thống này để giành thắng lợi ở phố Wall, hoặc trong môi trường kinh doanh, thì kết quả cuối cũng cũng sẽ là những kết quả tương tự như Sarbanes- Oxley.

Cũng phải nói rằng điều này không có nghĩa là tôi lên án tất cả hoạt động của phố Wall. Những vấn đề trên xảy ra ở tất cả những lĩnh vực mà thành tựu quá lớn và không ai kiểm soát nó. Hệ thống đó có thể kiểm soát kiểu hoạt động này như thế nào?

Quả thực, kiểu hành động như vậy đặt ra yêu cầu khẩn thiết về sự đầu tư của chính phủ cùng với các điều luật – điều mà không ai muốn làm. Đã tốn bao nhiêu tiền cho các tập đoàn ở Mỹ để tuân theo SOX?

Sẽ tốn bao nhiêu để trả cho những thảm họa cho vay tìn dụng thấp và những điều luật kế tiếp? Những lợi nhuận đó có thực sự xứng đáng với những hoạt động đó hay không? Câu trả lời có lẽ là có, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi.

Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội được thể hiện quan điểm của mình.

– Lawrence. Berezin –



[1] John Sviokla là Phó Chủ tịch Diamond Cluster International, một tổ chức tư vấn toàn cầu chuyên về chiến lược, công nghệ và thương mại điện tử, là thành viên Ban Giám đốc cũng như Ban quản trị của hãng. Ông là người luôn dẫn đầu trong những công cuộc đổi mới của công ty. John Sviokla là khách mời và diễn giả thường xuyên của các trường Đại học nổi tiếng như Harvard, MIT, London Business School và Oxford. Trước khi tham gia vào DiamondCluster, Ông từng có 12 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Harvard. ông là tác giả của rất nhiều bài báo, video, và những nghiên cứu giá trị khác.

[2] Kevin Mc Gilloway là cổ đông của Dịch vụ tài chính đã làm việc với hơn 30 năm kinh nghiệm. Thời kỳ trước đó, ông từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành của ngân hàng đầu tư Lehman Brother và Công ty Bảo hiểm Equitable Life Assurance. Trong suốt hành trình sự nghiệp của mình, Kevin đã hai lần được nằm trong top CEO do Tạp chí Công nghệ Wall Street bầu chọn. Ông đồng thời cũng từng là Chủ tịch và hiện nay là một thành viên tổ chức Dịch vụ cho người khuyết tật và Trường Henry Viscardi