Trang chủ » Điểm nóng » Đứng vững trong suy thoái

Đứng vững trong suy thoái

Tác giả:

Với từ “Nếu”, có thể giải quyết được mọi chuyện?

Nếu bạn có thể giữ được sự tỉnh táo
và quyết tâm của mình…
Ảnh: wlv.openrepository.com

Rudyard Kipling[1], trong một bài thơ của ông được nhiều người yêu thích có tựa đề “Nếu”, đã nói về những phẩm chất có thể biến một cậu bé thành một người đàn ông.

Những phẩm chất ấy dường như liên quan mật thiết đến một thế giới mà ở đó thị trường tài chính đang trong tình trạng suy thoái và thị trường tín dụng bị đóng băng, còn tệ hơn cả tình trạng của các cầu thủ trước khi họ tham gia trận bán kết NFC Championship Game (Trận đấu trong khuôn khổ của giải bóng đá quốc gia National Foolball League).

Bài thơ bắt đầu với một phẩm chất có vẻ liên quan nhất: “Nếu bạn có thể giữ được sự tỉnh táo và quyết tâm của mình trong khi tất cả những người khác đang mất nó …”

Làm thế nào những nhà quản lý và các nhà điều hành doanh nghiệp với tham vọng thay đổi cuộc chơi vẫn có thể giữ được sự kiên định và tỉnh táo của mình khi môi trường xung quanh đi từ bùng nổ đến tan vỡ và rồi trở nên hoảng loạn. Đó chính là tình trạng mà chúng ta đã trải qua thời gian vừa rồi?

Không có câu trả lời dễ dàng nào cho câu hỏi cấp bách đó. Nhưng khi tôi đọc những bản báo cáo kinh khủng trên Wall Street Journal và thấy những khuôn mặt đầy nếp nhăn trên kênh CNBC[2], tôi nghĩ lại về số báo Fast Company[3] mới nhất của mình trên cương vị biên tập của tờ này.

Vào thời điểm tháng 7 năm 2003, trong hầu hết các cuộc nói chuyện người ta thường đề cập đến sự phá sản của các tập đoàn, các Tổng giám đốc điều hành (CEO) phạm tội và sự bất ổn của thị trường chứng khoán.

Vì thế, chúng tôi đã tìm đến một số chuyên gia nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực lãnh đạo và hỏi họ cách làm thế nào để đứng vững trong những thời điểm nguy hiểm nhất. Đây là một ý tưởng có nhiều ý kiến đóng góp được đáng giá là có thể vẫn còn giá trị sau 4 năm nữa.

Đáng chú ý hơn cả trong số những lời khuyên được đưa ra là của Giáo sư Michael Useem – trường Đại học Wharton (thuộc Đại học Pennsylvania – ND) – người đã đề xuất 4 bài học dựa vào kinh nghiệm của những người đã từng gánh vác những trọng trách quan trọng trong những thời điểm nguy hiểm.

Sau khi đọc lại những bài báo của Useem và tham khảo ở những công ty tôi đã từng đến thăm và tìm hiểu trong vòng 1 năm trở lại đây, tôi muốn đưa ra lời khuyên dựa trên những ý kiến của Giáo sư Useem.

Bài học đầu tiên  là: Cần tập trung vào những thứ sẽ mang lại kết quả
Ảnh: www.masternewmedia.org

Bài học đầu tiên của Useem là cần tập trung vào những thứ sẽ mang lại kết quả: Đó là tìm đến những nguồn sức mạnh trong lúc hỗn loạn. Đấy chẳng phải là điều mà Howard Schultz đang cố gắng đạt được khi ông trở lại với cương vị Giám đốc điều hành (CEO) của Starbucks hay sao?

Đôi khi, như trong trường hợp của Schultz, giá cổ phiếu đang tụt xuống không phải là dấu hiệu rằng thế giới đang đi xuống mà đó như là một dấu hiệu chứng tỏ công ty của bạn đã đi nhầm đường, chứng tỏ rằng bạn đã quên mất điều đã làm bạn trở nên tuyệt vời từ ban đầu. Một cách để phản ứng trong thời kỳ nguy hiểm đó là bạn nên trở lại với những điều đã từng làm bạn trở nên mạnh mẽ.

Bài học thứ hai của Useem muốn nói tới đó là việc giữ vững niềm tin – vì sợ hãi không phải là động lực thúc đẩy tốt và còn phản tác dụng trong những lúc hỗn loạn.

Gần đây tôi đã thấy bài học này trong nội bộ của Ngân hàng Thương mại – một trong những công ty yêu thích của tôi trên thế giới. Ngân hàng Thương mại từng tăng trưởng khá nhanh trong vòng hơn 2 thập kỷ, sau đó gặp phải khó khăn khi Vernon Hill[4], người sáng lập đầy uy tín của họ có vấn đề với các quan chức của Chính phủ.

Hill từ chức, nhưng những người lãnh đạo khác của công ty khi tiếp quản vị trí của ông đã nhắc nhở tất cả 15000 nhân viên trong công ty – dù là những người có vị trí khiêm tốn nhất – rằng họ mới chính là nguồn sức mạnh chủ chốt của công ty.

Một dấu hiệu nữa của niềm tin đó là gần như tất cả 15000 nhân viên trong công ty đều đeo một chiếc vòng tay đỏ loại Livestrong[5] (TD: Sống mạnh mẽ) với khẩu hiệu “Màu này chảy trong chúng tôi” (Đỏ là màu tượng trưng của Ngân hàng Thương mại). Đây là một hành động tuy nhỏ bé song đã khẳng định về sự quyết tâm và cam kết gắn bó ngay từ gốc rễ của mỗi nhân viên.

Bài học thứ hai: Luôn phải giữ vững niềm tin
Ảnh: www.c71123.com

Lời khuyên thứ ba của Useem là coi trọng tinh thần đóng góp tập thể hơn là chủ nghĩa “anh hùng cá nhân”. Trong những lúc khó khăn thì ngay cả những người giỏi cũng có thể làm việc rất tồi tệ, bởi vậy sẽ thích hợp hơn nếu ta tập trung vào sức mạnh của tinh thần đồng đội.

Một trường hợp minh hoạ cho vấn đề này là tinh thần “tất cả vì một mục tiêu” đối với trường hợp của Lexus – mà tôi đã từng mô tả trong một bài báo – khi hãng này xuất xưởng chiếc xe đầu tiên vào thị trường Bắc Mỹ. Thật sự là một thảm hoạ khi ngay từ lần ra mắt đầu tiên, hàng ngàn chiếc xe xuất xưởng của một nhãn hiệu vốn được định hướng sang trọng và chất lượng cao lại có khiếm khuyết.

Thật đáng sợ khi nói về một nhãn hiệu dựa trên sự sang trọng và chất lượng của những chiếc xe như của hãng Lexus lại có khuyết điểm trong số hàng nghìn chiếc xe đầu tiên của mình. Nhưng không ai đổ lỗi cho ai cả, thay vào đó, các nhóm chức năng chéo toả ra khắp nước Mỹ, sửa chữa những sai sót và cuối cùng thì Lexus đã phục hồi và trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết.

Lời khuyên cuối cùng của Useem là đầu tư vào phát triển thứ văn hoá không lùi bước trước những thời điểm khó khăn. Đó là việc tạo ra một công ty mà ở đó việc làm điều gì đúng đắn (và cả khó khăn) phải trở thành một yếu tố bên trong và cấu thành của chính công ty đó.

Tất nhiên, điều này nói dễ hơn làm, nhưng đó chính là một đặc tính tôi thấy trong cốt lõi của nhiều công ty mà tôi đã từng biết nhiều năm qua.

Cuối cùng, phương thức bạn đối phó với những thời điểm nguy hiểm chính là một nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành trong quá trình ra quyết định cũng như trong quá trình xây dựng tổ chức của bạn ở những giai đoạn còn thuận lợi.

Trở lại với Rudyard Kipling và những phẩm chất ông viết trong bài thơ của mình: “Nếu bạn có thể trải nghiệm cả Chiến thắng và Thất bại và đối diện với nó theo cùng một cách...”

Làm thế nào để bạn đứng vững trong những thời điểm nguy hiểm? Bạn và đồng nghiệp của mình có thể vẫn “vững vàng” không, khi mà tất cả mọi người xung quanh đang chao đảo?

– Trích chuyên mục Khởi xướng thảo luận được đăng bởi Bill Taylor trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Joseph Rudyard Kipling sinh 30/12/1865 mất 18/01/1936 là nhà văn, nhà thơ Anh, ông được nhận bằng danh dự và phần thưởng của nhiều trường đại học danh tiếng như: Oxford, Cambridge, Edinburg, Paris, Athens, Toronto… giải Huy chương Vàng Văn học Hoàng gia Anh quốc. Năm 1907 ông được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học.

[2] CNBC (viết tắt của Consumer News and Business Channel, cái tên chính thức dùng cho đến năm 1991) là một tập đoàn kinh doanh tin tức qua đường truyền cáp và truyền hình vệ tinh của Mỹ, hiện đang bị sở hữu và hoạt động có kết quả bởi NBC Universal. CNBC là một trong những chương trình truyền hình có tới 390 triệu lượt người xem trên toàn thế giới. Hiện mạng lưới của CNBC bao gồm 19 kênh truyền hình có chất lượng cao tại Mỹ, đáng giá khoảng 4 tỷ USD.

[3] Fast Company là một tạp chí chuyên viết về đề tài kinh doanh có trụ sở tại Số 7 World Trade Center, New York, Mỹ. Fast Company tập hợp những vấn đề, lập biểu đồ theo dõi sự phát triển kinh doanh và tập trung vào quá trình phát triển, sáng tạo của các cá nhân trong quá trình chyển đổi công việc kinh doanh. Với những bài viết bóc tách đến từng chi tiết của vấn đề, cuốn tạp chí này là một công cụ giúp đỡ các nhà lãnh đạo trong việc giải quyết những khó khăn một cách hiệu quả.

[4] Vernon Hill II sinh năm 1946 là người sáng lập đồng thời là cựu Chủ tịch của Ngân hàng Thương mại và là Tổng Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thương mại Cherry Hill, New Jersey.

[5] The Livestrong là một vòng đeo cổ tay thời trang có màu vàng (vòng nhựa) được sáng tạo tháng 3/2004, là một món đồ do quỹ Lance Armstrong đặt làm, đây là tổ chức của vận động viên đua xe đạp nổi tiếng thế giới Lance Armstrong thành lập. Chiếc vòng tay này được khuếch trương bởi hãng Nike và bộ phận quảng cáo của họ là Wieden+Kennedy.