Trang chủ » Điểm nóng » 2008 – Năm bất ổn và rối loạn của toàn cầu hoá

2008 – Năm bất ổn và rối loạn của toàn cầu hoá

Tác giả:

Tôi vừa trở về sau cuộc hành trình đến Davos2 và đang nghĩ lại một số vấn đề tôi đã viết cách đây một tháng. Có bao nhiêu việc đã thay đổi và không thay đổi kể từ đó đến nay.

Đó cũng là câu hỏi đang được cả thế giới quan tâm đến.
Ảnh: ideaas.org.br

Bài viết cuối cùng của tôi trong năm 2007 cũng với tiêu đề như trên và bắt đầu bằng những chữ: “Tôi nghĩ rằng câu chuyện toàn cầu hoá nổi bật nhất năm 2008 sẽ là sự thay thế của những quan điểm chắc chắn rằng thế giới đang nhanh chóng trở nên thống nhất bằng sự thừa nhận lớn hơn là bất ổn và rối loạn”. Không cần phải đợi sang năm mới để công nhận giá trị của dự đoán ấy.

Tháng trước, như chúng ta đã biết, thị trường tài chính tuột dốc, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) buộc phải bất ngờ cắt giảm lãi suất xuống hẳn 75 điểm phần trăm. Gần đây nhất, Fed cũng đã cắt giảm lãi suất xuống thêm 50 điểm phần trăm.

Những động thái này thúc đẩy hơn nữa các cuộc tranh cãi gay gắt về việc liệu Mỹ có đang ở trong tình trạng suy thoái và đánh dấu những biểu hiện suy yếu trong kinh tế, tài chính vĩ mô khác.

Sự mất cân bằng toàn cầu cũng là vấn đề
đáng lo ngại đối với tương lai.
Ảnh: letstalkbankruptcy.info

Thế nhưng, đối với các vấn đề kiểu này, thông thường kết luận cuối cùng đưa ra đều là sự lảng tránh. Mặc dù vậy, sự thay đổi nhanh chóng trong phần lớn các quan điểm đã biểu lộ chắc chắn rằng: với một tuần đầy biến động thì những vấn đề nóng bỏng cũng nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

Điều gì có thể giúp ích trong việc đối phó với một tương lai bất ổn. Chủ đề này dường như đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với chính nó một tháng trước đây. Đây là những gì tôi đã viết cách đây một tháng:

“Làn sóng khủng hoảng đầu tiên chủ yếu diễn ra trong suy nghĩ. Tuy nhiên, những mối nguy hiểm khác cũng đã treo lơ lửng trên đầu như: lo ngại về sự mất cân bằng toàn cầu và những thể chế, chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước đi đôi với chủ nghĩa dân tộc, sự hình thành các trung tâm quyền lực mới và những khu vực địa chính trị phức tạp, thậm chí là cả những nguy cơ sinh học.”

Liệu nguy cơ sụt giảm GDP
toàn cầu có xảy ra không?
Ảnh: lansner.freedomblogging.com

Giống như một cử toạ tham dự diễn đàn tại Davos tuần trước đã đặt ra cho tôi câu hỏi liên quan đến vấn đề GDP sụt giảm 1-2%, ngoài rất nhiều các nguy cơ được xem xét, là lo ngại kéo theo sự sụt giảm 10-20% GDP toàn cầu.

Nhưng họ không nên đặt ra vấn đề này. Thay vào đó hãy nên thảo luận về các sự kiện có thể xảy ra và những vấn đề liên quan của chúng.

  • Lập kế hoạch cho những biến động và cú sốc trong việc thực hiện các kế hoạch chiến lược của bạn ở cấp độ ngành và công ty.
  • Hình dung về tương lai với nhiều khả năng khác nhau có thể xảy ra, thay vì đơn giản chỉ cố gắng dự đoán những biến động và cú sốc sẽ xảy ra.
  • Công nhận giá trị của các lựa chọn trong một thế giới bất ổn.

Am hiểu và đối phó với một tương lai bất ổn là chủ đề mà tôi sẽ vẫn tiếp tục quay trở lại bàn bạc trong năm nay. Những sự kiện của tháng qua đã tác động đến chiến lược toàn cầu của bạn hoặc công ty bạn ra sao?

Ý kiến phản hồi của độc giả Harvad Business Online


Cảm ơn về bài viết của ông. Tôi đã nghiên cứu thị trường được một thời gian và tôi hoàn toàn đồng ý với những gì ông đã nói về tình hình kinh tế. Sâu hơn nữa, tôi muốn nhấn mạnh thêm vài chi tiết. Rất vui nếu nhận được góp ý của ông.

Trước hết, tôi xin giới thiệu ngắn gọn về bản thân: Tôi là chuyên gia về chiến lược kinh doanh cho công ty sản xuất phần mềm số 1, chịu trách nhiệm thực hiện 50 bản báo cáo dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp toàn cầu trên tạp chí Fortune3. Từ đó nắm giữ ảnh hưởng với khách hàng trong lĩnh vực IT (Công nghệ thông tin.) Công việc của tôi là từ những bản kê khai này, xem xét làm thế nào các công ty này quản lý được sự thay đổi trong tình trạng rối loạn.

Tiền đề cho bài viết của tôi xuất phát từ đúng tình cảnh như ông đã đề cập. Yếu tố chủ yếu chính là “tình trạng rối loạn”.

Một đồng nghiệp của tôi tình cờ cũng nghiên cứu dịch vụ tài chính đã nói với tôi một ý tưởng thú vị về tình trạng rối loạn. Anh ấy nói: “Thời gian trước, khi chúng ta ở trong tình trạng khủng hoảng, chúng ta hình dung rằng, sở dĩ có tình trạng đó bởi vì chúng ta không chú ý tới việc chi tiêu. Tiền bạc đã không được luân chuyển và cung ứng khắp nơi trên thế giới. Lúc này mọi thứ lại khác. Mọi người lại chi quá nhiều, vượt xa khả năng của họ, tạo ra chuỗi cung ứng (sự kết nối) ở khắp mọi nơi .”

Từ “không có gì cả” quay sang phải “có tất cả”. Đó chính là một vấn đề khác làm nảy sinh sự khủng hoảng.

Một vấn đề khác rất quan trọng, từ kinh nghiệm của tôi trong quá trình hợp tác với các công ty thuộc Top của Fortune là:

  • Vấn đề của The Wall Street4: áp lực phải thực thi bằng bất cứ giá nào.
  • Điều này dẫn đến sự hạn chế trong tầm nhìn: Hầu hết các công ty chỉ lập chiến lược hoạt động cho thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Tôi đưa ra những nhận xét trên ý muốn nói rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra, sự hỗn loạn dồn dập vẫn chưa đến nếu chuỗi cung ứng của tất cả các nhu cầu vẫn được liên thông. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Fractal5 Toán học cho thấy sự kết nối trong lịch sử và ghi dấu ấn trong lịch sử. Nền kinh tế đã có sự đi xuống trong một thập kỷ và sự suy thoái nhất định sẽ xảy ra.

Đây là phần thú vị:

Nếu có hưng thịnh thì phải có suy thoái. Đó là nguyên lý của thời đại. Nó cho phép chúng ta hiểu rằng điều gì dẫn đến sai lầm và những đổi mới trong tư duy của chúng ta. Đối với những người đã thất bại trên con đường làm giàu nên cố gắng để có được cơ hội khác. Như thế chẳng phải là một điều tốt đẹp nữa hay sao?

Nếu mọi người đang ở trong tình trạng thụt lùi và đầu tư khi mọi thứ đang đi xuống, họ nên chắc chắn một lần nữa rằng điều gì đã xảy ra trong tất cả những thất bại này. Như trường hợp John Paul Ghetty, ông đầu tư bất động sản lúc đang lâm vào tình trạng khốn đốn. Sự kiện đó đã đi vào lịch sử. Lịch sử nói gì với chúng ta, chúng ta cứ đi theo sự chỉ dẫn đó. Chúng ta nên đón nhận sự thất bại ngày hôm nay và trở thành người tiên phong tìm hướng đi mới trong tương lai.

Để kết luận, tôi xin nhắc lại câu nói của Thomas Edisons khi nhà máy của ông ta bị thiêu rụi “Tạ ơn Chúa, chúng ta vẫn có thể làm lại thêm một lần nữa”.

Cho tôi biết những suy nghĩ và đánh giá của ông. Cảm ơn ông về bài viết cũng như đã cho phép tôi gửi bài –

– Subhashish Acharya –

 
Bài viết cùng tác giả:

>> Thế giới phẳng hay không phẳng (3 phần)

– Bài viết đăng trên chuyên mục What in the World của Pankaj Ghemawat đăng trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.

_____________________________________________

Năm bất ổn và rối loạn của toàn cầu hóa1: Hoặc: “Một năm bất ổn và rối loạn của quá trình toàn cầu hóa”

Davos2 : Khu trượt tuyết nổi tiếng của Thụy Sĩ, nơi vừa diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên lần thứ 38, ngày 27/01/2008.

Fortune3: Tạp chí nổi tiếng của Mỹ về kinh doanh

The Wall Street Journal4 là một tờ nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, được sáng lập bởi Charles Dow, Edward Jones và Charles Bergstresser, xuất bản lần đầu năm 1889 tại Thành phố New York. Tên của nó bắt nguồn từ Phố Wall, trung tâm tài chính của New York, với lượng phát hành trung bình hơn hai triệu bản mỗi ngày trên toàn thế giới (số liệu 2006). Nhiều năm liền, Wall Street là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất của Hoa Kỳ. Tờ báo này cũng phát hành ở Châu Á và Châu Âu. Hiện tại, Wall Street được sở hữu bởi công ty Dow Jones & Company.

Fractal5 : Phân dạng, thuật ngữ toán học.