Trang chủ » Điểm nóng » Cuộc tranh cãi về chiếc ô tô Ấn Độ trị giá 2500 USD (Phần 1)

Cuộc tranh cãi về chiếc ô tô Ấn Độ trị giá 2500 USD (Phần 1)

Tác giả:

 

B V Krishnamurthy là Giám đốc và Phó Chủ tịch Học viện Liên minh Kinh doanh (Alliance Business Academy), một trường Kinh doanh tại Bangalore, Ấn Độ. B V Krishnamurthy là giảng viên nổi tiếng trong các trường đại học v các chương trình Kinh doanh toàn cầu như: Đại học Michigan, Mỹ; Đại học Tổng hợp Kinh doanh Grenoble, Pháp… Là một Kỹ sư điện, đồng thời là một giảng viên, ông nhận được sự tín nhiệm rất lớn của các sinh viên và những đồng nghiệp. Trước khi công tác trong học viện, ông là một nhà kinh doanh, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và là Giám đốc quản lý của một số công ty đến từ Châu Âu, Mỹ, Châu Mỹ và Ấn Độ.< ?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Vào ngày 10/1/2008, công ty Tata – một trong những công ty nổi tiếng nhất ở Ấn Độ – sẽ cho ra mắt chiếc xe ô tô trị giá 2500 USD. Sự kiện này hứa hẹn tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử ngành sản xuất ô tô Ấn Độ.

Cũng giống như việc đổi mới nhiều sản phẩm quan trọng, ô tô của Tata đang ảnh hưởng và thách thức định kiến của các dân tộc ở một số khu vực. Trước khi được công bố, chiếc ô tô này đã nhận được những phản ứng mạnh mẽ và nhiều chiều.

Trong khi một chiếc xe máy chất lượng cao hiện nay có giá khoảng 1250 USD và chiếc ô tô thấp nhất theo qui ước có giá khoảng 6000 USD, thì chiếc ô tô mới này đáp ứng nhu cầu sở hữu một chiếc ô tô của những người đi xe máy.

Với mức thu nhập ngày càng cao ở Ấn Độ, việc tăng giá sản phẩm là một mong muốn dễ hiểu. Chiếc xe này có thể thay đổi nhiều chi tiết để phù hợp hơn ở Ấn Độ: Chúng ta không còn phải thấy cảnh những gia đình đi xe máy nữa.

Sự cạnh tranh sẽ làm cho giá cả cũng thấp hơn và cuối cùng người có lợi sẽ là khách hàng. Nếu thành công, chiếc xe có thể được phát triển ở những thị trường ngoài Ấn Độ và trở thành một sản phẩm xuất khẩu giá trị, nâng cao uy tín của công ty Tata cũng như đất nước Ấn Độ.

Những điều này trái ngược với những cảnh báo trước đây rằng chiếc xe sẽ trở thành cơn ác mộng đối với giao thông. Một cuộc thí nghiệm gần đây được tiến hành ở thành phố Bangalore đã chứng minh rằng vấn đề giao thông rất tồi tệ do cơ sở hạ tầng yếu kém. Do vậy, người đi đường trải qua 90 phút lạc quan và 210 phút bi quan để vượt qua một chặng đường 15 dặm. Như chúng ta thấy, một tỷ lệ đáng kể ô tô đậu trên đường thay vì ở trong ga ra.

Sẽ là một viễn cảnh đáng sợ nếu có thêm hàng ngàn chiếc ô tô gia nhập lưu lượng xe cộ vốn đã đông đúc đó.

Chiếc ô tô này cũng đặt ra vấn đề môi trường (liệu nó có đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn về khí thải?), sự an toàn và lượng nhiên liệu tiêu thụ (chắc chắn rằng một ô tô tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn xe máy 1500 phân khối). Ấn Độ vốn là nước có lượng khí thải cácbon cao thứ 4 thế giới – liệu chúng ta có muốn tình hình này sẽ tồi tệ hơn không?

Mẫu xe siêu rẻ Tata Nano đã mở ra một triển vọng mới,
nhưng cũng gây ra không ít tranh cãi
Ảnh: cache.jalopnik.com

Những tranh luận chống đối Tata chủ yếu xuất phát từ các tổ chức phi chính phủ. Thậm chí, những tổ chức này đã đề xuất đánh thuế cao đối với chiếc xe và viện đến Thomas Friedman[1] như một người ủng hộ (dù không thật hợp lý).

Sự thật là cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã không nhận được sự quan tâm hay những nguồn lực nó cần. Đáng buồn là giao thông công cộng ở đất nước này chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tham gia giao thông.

Xe tải và xe buýt đã xuất hiện hơn 15 năm và rất ô nhiễm nhưng vẫn được phép hoạt động trên đường phố mà không có chỉ dẫn nào về nơi đỗ xe.Trong thành phố, các phương tiện lớn tiêu thụ nhiều nhiên liệu đã bị cấm.

Mỗi khi một sản phẩm hay một công nghệ mới ra đời gây ảnh hưởng đến hiện tại thì khó mà tránh khỏi những tình huống tiến thoái lưỡng nan cũng như các cuộc tranh cãi khốc liệt. Thậm chí, khi thông tin về chiếc ô tô này xuất hiện trên báo chí, công ty Bajaj Auto đã giới thiệu một chiếc ô tô nhỏ và hy vọng sẽ ra mắt nó trong 2 năm tới dù công ty này không hề có kinh nghiệm về sản xuất ô tô.

Trước khi có bất cứ một kết luận nào, chúng ta nên đánh giá ô tô của Tata một cách công bằng, vì lợi ích của đổi mới – cải thiện chất lượng cuộc sống. Tata cũng phải chứng minh được rằng chiếc ô tô đáp ứng những yêu cầu về môi trường và độ an toàn trước khi ra mắt sản phẩm trên truyền hình.

Đồng thời chính phủ Ấn Độ cũng nên bắt đầu các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng trên cơ sở cạnh tranh để nước này trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Ấn Độ. Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển ở nước này chính là vấn đề cơ sở hạ tầng, chứ không phải là ảnh hưởng từ một sản phẩm mới của Tata.

– Bài viết của B V Krishnamurthy đăng trên chuyên mục “Khởi xướng thảo luận” thuộc trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.



[1] Thomas Friedman là nhà báo, nhà kinh tế học, đồng thời là bình luận gia hàng đầu của Mỹ về quan hệ quốc tế. Sinh năm 1953 tại Minneapolis, ông đã học Đại học Brandeis và trường St. Anthony, Đại học Oxford. Cuốn sách đầu tay “Từ Beirut đến Jerusalem” đoạt giải National Book Award năm 1988. Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Putlitzer trong thời gian làm Trưởng phân xã tờ The NewYork Times tại Beirut và Jerusalem. Friedman hiện đang sống ở Bethesda, Maryland cùng vợ là Ann và hai con gái là Orly và Natalie. Ông là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng: The Lexus and olive tree (TD: Chiếc Lexus và cây ô liu) và The World is Flat (TD: Thế giới phẳng).