Trang chủ » Điểm nóng » Yahoo và Microsoft – Thương vụ tốn giấy mực (Phần 2)

Yahoo và Microsoft – Thương vụ tốn giấy mực (Phần 2)

Tác giả:

>> Yahoo và Microsoft – Thương vụ tốn giấy mực (Phần 1)

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay,
tri thức là chiếc chìa khóa vàng
để dẫn tới thành công
Ảnh: vieclamtructuyen.files.wordpress.com

1. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, tri thức là chiếc chìa khóa vàng. Yahoo có năng lực và sức mạnh trực tuyến mà Microsoft không có. Những lợi thế này của Yahoo sẽ làm cho thương vụ mua lại (nếu thành công) của Microsoft trở nên hợp lý.

Vấn đề căn bản không phải là cái giá mà Microsoft đưa ra (mặc dù mục tiêu có vẻ là giao dịch) với giá chiết khấu lớn mà là ở chỗ họ lên kế hoạch hòa nhập và khai thác nguồn lực con người như thế nào trong cả hai tổ chức.

Bề ngoài, đây là khía cạnh hiển nhiên nhưng thật ra nó lại bị bỏ sót trong lĩnh vực mua lại và sát nhập. Cả hai tổ chức đều có những kinh nghiệm sâu sắc và to lớn trong lĩnh vực riêng của mình và cần được tận dụng những kinh nghiệm ấy.

– Stephen Chadwick –

2. Microsoft + Yahoo = Sears + K-Mart[1]. Công ty mới có thể nên gọi là MicroSearch.

Không có hãng nào đã làm đủ “bài tập về nhà” để sử dụng hay xác định chiến lược định vị làm thay đổi thói quen, hành vi thực hiện của người tiêu dùng và chọn Yahoo để thắng Google.

Thảo luận này xoay quanh định nghĩa của việc định vị cách giải quyết vấn đề dựa trên sản phẩm hơn là những cuộc thảo luận cùng tên của General Motor khi một chiếc Chevy được đặt ở góc giá trị phổ thông đối lập với chiếc Cadillac thuộc dòng cao cấp đắt tiền trong “chiếc bánh” cơ cấu dòng xe của hãng.

Như vậy chúng ta có thêm một ví dụ khác một công ty với tiềm lực tài chính khổng lồ đang làm những việc mà cũng công việc ấy, các công ty khác thường mất ít chất xám và ít tiền hơn rất nhiều.

Nhưng vấn đề trí óc ở đây là khó khăn hơn. Bộ não cần tập luyện. Chẳng có mấy người làm ăn kinh doanh lại muốn làm bài tập về nhà. Bây giờ là lúc họ vừa tốt nghiệp xong, họ muốn làm những việc mà không có bất kỳ ai giỏi hơn mình.

Người mong muốn vụ sáp nhập này thành công – Steve Ballmer – thật ra chỉ là một “chú bé” giàu có nhàn rỗi, chỉ muốn làm điều gì đó để mình bận rộn. Ít nhất thì ông ấy cũng không khác người như Britney Spears.

– Martin Calle

3. Cảm ơn Scott Anthony và các bạn vì bài viết cũng như những lời bình hết sức thú vị trên đây. Kiểu hợp tác mà Microsoft đang mong đợi bằng cách bắt tay với Yahoo là không rõ ràng cho lắm. Sự liều lĩnh của Microsoft trong một lĩnh vực kinh doanh mới có thể vấp phải một mối đe dọa mà hãng đã nhìn thấy ở Google như trước đây Microsoft đã thấy ở Hotmail[2] của Sabir Bhatia[3].

Canh bạc sát nhập với Yahoo của Microsoft
còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
Ảnh: www.bigfoto.com

Đây là chiến lược được hỏi điển hình của Microsoft về vấn đề xác định và nhanh chóng xóa bỏ đối thủ cạnh tranh tương lai. Sự khác biệt duy nhất ở đây là trong khi Microsoft nhìn thấy mối đe dọa từ Google, thì Microsoft lại đang bắt tay với Yahoo – kẻ thua cuộc, bởi vì mua lại Google là quá táo bạo và khó khả thi. Có thể còn quá sớm để bình luận về kết quả ngay lúc này nhưng tác giả Anthony đã đúng trong việc dự đoán thương vụ sát nhập này có thể dẫn tới sự thất vọng.

– Mohan Kotwal, Ph.D. –

4. Tôi đồng tình với ý kiến của Martin Calle về vụ sát nhập tiềm năng giữa Microsoft và Yahoo khi Martin Calle cho rằng tính hiệu quả của thương vụ sẽ bị hạn chế một cách đáng kể khi không có những bài tập về nhà nghiêm túc nhằm kiểm tra xem làm sao để hướng nhà quảng cáo và người dùng chọn Yahoo thay vì sử dụng Google như một công cụ tìm kiếm hàng đầu.

Tôi chưa hiểu rõ ý so sánh giữa Ballmer – Giám đốc Điều hành của Microsoft – và Britney Spears trong lời bình của bạn. Quy định post bài đã chỉ rõ rằng không công kích cá nhân. Tôi không thấy hợp lý khi gọi ông Ballmer là một chú bé giàu có và rỗi việc.

Britney Spears là một ngôi sao Hollywood – người không thích hợp đối với những thảo luận về lời đề nghị sát nhập mới đây giữa Microsoft và Yahoo Có lẽ bạn đang ganh tị với thành công của Ballmer và tình hình tài chính eo hẹp của mình.

– John Hammerhead –

Về Blog Innovation Insights

Người ta tin rằng đổi mới là ngẫu nhiên và không thể đoán trước được. Những dữ liệu thống kê dường như hậu thuẫn điều đó.

Hãy hỏi một nhà đầu tư mạo hiểm xem tỷ lệ cơ cấu đầu tư mà họ thực sự mong đợi thành công theo một cách có ý nghĩa nhất. Nếu họ đưa ra một con số lớn hơn 30%, bạn hãy hỏi lại xem họ có chắc không.

Phần trăm những công ty lớn hoạt động bằng những cá nhân thông minh, có năng lực có thể tiếp tục phát triển và đổi mới là bao nhiêu? Những con số bạn ghi lại được là vô kể.

Những con số thống kê đáng buồn như vậy không được định trước. Đổi mới không phải là không thể dự đoán được. Những đổi mới thành công gắn liền với một công thức sáng sủa, dễ hiểu.

Đằng sau những công thức ấy là những nguyên tắc hướng dẫn. Sử dụng những hình mẫu và nguyên tắc này cho phép nhà quản lý có thể nâng cao khả năng quản lý đổi mới của mình.

Nhiệm vụ của chúng ta tại Innosight – công ty tôi đang làm việc – là cho phép những người quản lý nhận ra tiềm năng đổi mới của họ. Chúng tôi kết hợp những nghiên cứu học thuật – cụ thể là nghiên cứu có tính chất khai phá của người đồng sáng lập Innosight – Giáo sư Clayton Christensen thuộc Trường Kinh doanh Harvard – với những bài học chúng tôi có được khi làm việc cùng những công ty thường xuyên đổi mới như: Procter & Gamble, Intel, Johnson & Johnson, Time Warner, Dow Corning và rất nhiều công ty khác.

“Innovation Insights” nhằm mang lại sự sáng tỏ trong thế giới đổi mới còn mờ mịt. Innovation Insights sẽ đem đến những công cụ và những mô hình được miêu tả chi tiết hơn trong Hướng dẫn của những người đổi mới về tăng trưởng, một cuốn sách do tôi cùng hai đồng nghiệp tại Innosight và một nhà quản lý tại Motorola sắp phát hành. Cuốn sách này cung cấp những công cụ thực tế nhằm giúp người quản lý nâng cao khả năng tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh doanh mới.

Đổi mới không thể hoàn toàn có thể dự đoán được. Nhưng sử dụng cách thức chặt chẽ để định giá ảnh hưởng của một sự đổi mới thì có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Nó có thể giúp phân biệt những cải tiến thực sự có ảnh hưởng thay đổi thị trường với những cải tiến đã được trù định thất bại ngay từ đầu.

Nó có thể giúp xác định những lựa chọn cạnh tranh quyết định kẻ thắng người thua. Tôi rất hy vọng có thể chia nhỏ những điều chưa rõ ràng làm hạn chế khả năng phát triển và đổi mới của chúng ta. Hãy chia sẻ với tôi suy nghĩ của bạn. Hãy đến với Innovation Insights!

– Một số ý kiến phản hồi của độc giả  Harvard Business Online trong blog Innovation Insights của Scott Anthony trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.


[1] Ngày 17/11/2004, Kmart Holding Corp. đã đồng ý mua lại Sears, Roebuck & Co. với giá 10,85 tỷ USD, qua đó hình thành tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 tại Hoa Kỳ. Tên tập đoàn mới sau khi sát nhập là Sears Holdings, có doanh thu hằng năm lên tới 55 tỷ USD với 3.500 cửa hàng và số nhân viên là 394.000 người. Các lãnh đạo Kmart và Sears cho biết, vụ sát nhập giúp họ tiết kiệm khoảng 1,5 tỷ USD trong vòng 3 năm đầu; đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh với đối thủ Wal-Mart, hiện đang là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới.

[2] Ngày 31/12/1997, Microsoft mua lại Hotmail với giá 2.769.148 cổ phiếu Microsoft (lúc đó có giá vừa đúng 400 triệu USD). Chỉ 8 tháng sau, Hotmail được xem là một món hời so với giá 400 triệu USD mà Microsoft bỏ ra, khi số người sử dụng đã tăng gấp đôi so với thời điểm mua về.

[3] Vào ngày 4/7/1996, Sabeer Bhatia và Jack Smith khai trương công ty Hotmail. Họ tin rằng dịch vụ thư điện tử miễn phí của mình sẽ là một công cụ phổ biến. Cho tới thời điểm đó, mọi người muốn có hộp thư điện tử, nhất thiết phải làm chủ một máy vi tính. Nhưng với Hotmail, không cần phải có máy vi tính người ta vẫn có thể sử dụng dịch vụ thư điện tử ở bất cứ nơi đâu. Bhatia vẫn được giữ lại làm thành viên chủ chốt của công ty, sau khi nó trở thành một bộ phận của Microsoft. Vào tháng 3/1999, Bhatia rời Microsoft để tìm một đường hướng mới. Anh lập ra Arzoo.com – một website giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trên Internet – với sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật thông tin và các doanh nghiệp. Bhatia đã sáng lập ra Hotmail và làm cho nó phát triển nhanh hơn bất cứ một công ty truyền thông nào trong lịch sử, nhanh hơn CNN, nhanh hơn cả American Online. Hiện nay Hotmail có 67 triệu người sử dụng.