Trang chủ » Thế giới » Những bài học lãnh đạo của cựu CEO Thomson Reuters

Những bài học lãnh đạo của cựu CEO Thomson Reuters

Tác giả:

Dick Harrington, cựu CEO của tập đoàn Thomson Reuters, đã có hơn 25 năm thành công trên cương vị nhà quản lý của một công ty có tên trong danh sách Fortune 250. Ông chia sẻ ba bài học lớn nhất thu được trong sự nghiệp của mình.

Trước hết, bạn phải có một chiến lược "hoàn toàn đúng đắn" – bạn phải biết mình đang đi đâu, khả năng định hướng đúng chính là chìa khoá thành công. Thứ hai, bạn phải tập trung cao độ và thực hiện nghiêm túc chiến lược bằng cách thúc đẩy và sắp xếp nguồn nhân lực mình có trong tay. Và thứ ba, chiến lược đó luôn đứng về phía khách hàng và sự thật là bạn luôn cố gắng tìm hiểu khách hàng và xoay mọi thứ về hướng đó.

Mọi người thường lo lắng về việc thiết kế ra một kế hoạch kinh doanh hoặc chiến lược hoàn hảo và sau đó lại bị lạc trong những chi tiết vụn vặt. Vậy làm thế nào để biết khi nào chiến lược của bạn là "hoàn toàn đúng đắn"? Theo ông Harrington, khi có một chiến lược, bạn phải "yêu thích nó".

Nếu tiếp tục trau chuốt và trau chuốt, bạn sẽ chẳng bao giờ bắt tay vào hành động, và giá trị tăng lên của nghiên cứu sẽ không xứng với thời gian và tiền bạc. Một kế hoạch thời gian cụ thể và thận trọng khi tung ra, hãy thu thập ý kiến phản hồi, và xem liệu chiến lược đó có được khách hàng chấp nhận hoặc bạn cần phải điều chỉnh gì.

 

Ông Dick Harrington. Ảnh: forbes.com

Vậy đâu là cách tốt nhất để tập hợp các nguồn lực và truyền sức mạnh? Thứ nhất, cần tiếp xúc với điều mà bản thân đang cố gắng đạt được. Và bạn cần phải biết các thành viên trong nhóm ai là người sẽ biến nó thành sự thật và ai là người ngăn cản điều đó xảy ra. Điều quan trọng là cần phải có thời gian với họ để họ có cơ hội để trao đổi và tranh luận về những gì còn đang gây tranh cãi.

Đồng thời, bạn phải đưa ra quy tắc trong một số trường hợp và nói rằng "Ok, chúng ta có năng lực của mọi người. Đây là năm điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải thực hiện và chúng ta chỉ tập trung chỉ vào những điều đó thôi". Bạn cần 4-5 người chủ chốt, có lẽ ở các tổ chức lớn cần 10-15 người, chung sức gánh vác để có thể hoàn thành mọi thứ theo đúng thời hạn.

Khi nghĩ đến việc thực hiện một chiến lược, bạn cũng cần có các thước đo hành động đang thực hiện mọi thứ như thế nào. Nhưng nên đơn giản hóa chúng để mọi người dễ dàng nhận ra nếu họ thành công và điều chỉnh nếu cần thiết. Đó chính là chìa khoá, giới hạn hoặc thước đo hành động mà một công ty sử dụng, đơn giản và thường xuyên cập nhật để các thành viên chủ chốt trong nhóm không đi lệch hướng và có căn cứ xác định kết quả công việc dựa trên hành động của chính mình.

Hầu hết các công ty không trao đổi nội bộ với nhau về các thước đo một cách thường xuyên, hoặc nếu có họ thường đo lường quá nhiều thứ, hoặc thậm chí tồi tệ hơn, đo lường cả những điều sai lầm.

 

Trước hết, bạn phải có một chiến lược "hoàn toàn đúng đắn". Ảnh: Corbis

Bài học lớn thứ ba là "nguyên tắc vàng", mọi việc rốt cuộc đều là vì khách hàng. Nhưng mọi người vẫn luôn có thể quên mất điều đó. Lý do lớn nhất là vì họ nghĩ rằng làm việc trong một ngành quá lâu có nghĩa là họ biết mọi thứ về nhu cầu của khách hàng.

Hãy tìm 10 khách hàng thông thái nhất và nói chuyện với họ; ai là người có thể thực sự cung cấp cho bạn các thông tin giá trị. Chỉ cần dành thời gian hỏi họ khoảng 10-15 câu hỏi để biết họ sử dụng sản phẩm thế nào và điều gì bạn có thể làm để đem lại sự thoải mái hơn cho cuộc sống của họ. Từ những câu hỏi này bạn có thể suy ra 15-20 câu hỏi khác. Những thông tin sẽ có ích khi xem xét các phương pháp khác được thiết kế để đem lại những phản hồi cụ thể hơn.

Ông Harrington đã từng điều hành một công việc kinh doanh sửa chữa ôtô bằng tay và việc đầu tiên ông làm là nói chuyện với khách hàng. Ông nhận ra ngay rằng khách hàng thậm chí không thích sản phẩm của công ty mình – chẳng qua là vì vì là họ ghét đối thủ cạnh tranh của công ty hơn! Sau nhiều lần nhận được phản hồi, công ty của ông đã có thể mang lại những gì mà khách hàng mong muốn, không chỉ đủ mà còn nhiều hơn nữa.

Ngày nay khá nhiều phản hồi và nghiên cứu về khách hàng của bạn có thể đã sẵn có ở đâu đó -chúng ta có thể tìm đến các trang web như Twitter hoặc Yelp để xem khách hàng nghĩ gì. Những trang web này là những diễn đàn nghiên cứu khách hàng đáng kinh ngạc, các công ty có thể tận dụng chúng để xác định sớm mức độ thất vọng của khách hàng và tìm các cơ hội cải tiến sản phẩm.

– Bài viết của Tony Tjan trên Harvard Business Publishing –

  • Phương Hạnh dịch