Trang chủ » Tranh luận » Lee Iacocca – Con người huyền thoại

Lee Iacocca – Con người huyền thoại

Tác giả:








Lee Iacocca bước chân tới Chrysler khi công ty đang trên bờ vực của sự phá sản, phải đối mặt với nợ nần chồng chất đến kỳ phải trả, thị trường của công ty ở Châu Âu bị thua lỗ. Lee Iacocca đã nhanh chóng củng cố lại toàn bộ nhân lực, tạm cắt giảm nhân lực, bỏ thị trường thua lỗ ở châu Âu, đưa về nhiều chuyên gia kỹ thuật và những người tài từ chính công ty cũ của ông.

 

Đến và ngồi vào chiếc ghế nóng

 

Ngay sau khi Lee Iacocca bị thất sủng tại Ford, có một người đã nhận ra tài năng của ông và nhanh chóng đưa đến cho ông một cơ hội, cũng là một sự thử thách lớn. Chủ tịch tập đoàn Chrysler, John Riccardo đã chính thức mời ông. Trong tình cảnh công ty đang thua lỗ nghiêm trọng và trên đường trượt dốc tới phá sản, Ricardo đã nhận ra rằng, tình hình đã đi ngoài tầm kiểm soát của mình, và đã đến lúc công ty cần có một nhà lãnh đạo giỏi để vực dậy. Và John Riccardo quyết định hy sinh vị trí quyền lực ấy để trao vào tay Lee Iacocca. Trong trái tim của Ricardo, tất cả là vì đại nghiệp. Với Iacocca, từ nay giấc mơ trở thành một trong ba lãnh đạo lớn nhất thế giới trong công nghiệp sản xuất xe hơi đã thành hiện thực. Ông đã chấp nhận lời mời.

 

 




Lee Iacocca

 

Lee Iacocca bước chân tới Chrysler khi công ty đang trên bờ vực của sự phá sản, phải đối mặt với nợ nần chồng chất đến kỳ phải trả, thị trường của công ty ở Châu Âu bị thua lỗ. Lee Iacocca đã nhanh chóng củng cố lại toàn bộ nhân lực, tạm cắt giảm nhân lực, bỏ thị trường thua lỗ ở châu Âu, đưa về nhiều chuyên gia kỹ thuật và những người tài từ chính công ty cũ của ông.

 

Đồng thời ông cũng thực hiện một số những dự án mà Ford đã không thực hiện trong thời gian ông còn điều hành như dự án Minimax, cắt bỏ những dự án sản xuất không đem lại lợi nhuận và đưa vào dây chuyền sản xuất những kiểu mẫu như Dodge Omni và Plymouth Horizon. Và công ty đã thu được những thành công đáng kể từ 2 nhãn hiệu Omni và Horizon. Riêng năm đầu tiên giới thiệu sản phẩm, công ty đã bán được trên 300.000 chiếc. Dù vậy, số tiền thu được cũng không đủ trang trải cho những nợ nần.

 

Bằng tất cả những nỗ lực có thể, Lee Iacocca đã làm việc tận tuỵ kể cả những ngày cuối tuần. Trước đây, khi còn ở Ford ông luôn dành những ngày cuối tuần cho gia đình, nay hiếm khi nhìn thấy ông có mặt ở nhà, bởi ông mong mỏi tìm kiếm ra một biện pháp tối ưu cứu vãn công ty. Song dường như mọi cố gắng của ông như muối hoà vào biển và công ty vẫn trong tình trạng báo động đèn đỏ. Dù vậy, ông vẫn tin sẽ có con đường cứu vãn.

 

Nỗi đau mang tên "Lãnh đạo và Vị cứu tinh của Chrysler"

 

Lee Iacocca nhận thấy phải có tiền để có thể cứu vãn công ty, nhưng tìm ở đâu ra khoản tiền khổng lồ ấy. Ông hiểu rằng chỉ có con đường duy nhất, nhưng lại là con đường ông không muốn tới, đó là cầu cứu chính phủ.

 

Sở dĩ con đường đến kêu cứu chính phủ giúp đỡ là giải pháp bất đắc dĩ đối với ông là vì ngay từ những ngày còn làm việc ở Ford, ông chính là người lớn tiếng chỉ trích về những biện pháp không hợp lý và kịp thời của chính phủ đối với nền công nghiệp Hoa Kỳ. Nên khi ông phải đến kêu cầu giúp đỡ từ Quốc hội, thì ông đã không được tiếp đãi một cách mau mắn. Không một ai trong số họ tỏ vẻ muốn giúp ông và nói chuyện với ông một cách nhã nhặn.

 

Sau này ông đau đớn nhớ lại: “Trong suy nghĩ của Quốc hội và trong các giới chức, chúng tôi là những người có tội. Chúng tôi đã làm khủng hoảng thị trường và chúng tôi xứng đáng bị trừng phạt. Và chúng tôi đã bị trừng phạt. Trong suốt cuộc giải trình trước Quốc hội, chúng tôi đã phải gánh vác tất cả những thảm hoạ mà toàn cầu đang trải qua và chúng tôi như những ví dụ sống tác động tồi tệ đến nền công nghiệp Hoa Kỳ… Vợ và những đứa con của chúng tôi thì bị chế giễu khi đi siêu thị hay ở trường học. Nó là một cái giá quá đắt phải trả, đắt hơn cả việc đóng cửa hiệu và chuyển đi nơi khác. Nó động chạm vào lòng tự trọng. Nó như nhát dao đâm thật sâu và thật đau đớn”.

 

Dù vậy sự hy sinh, nhẫn nhục của Iacocca đã được đền bù, chính phủ của Tổng thống Carter đã đồng ý cho công ty của ông vay 1,5 tỷ USD. Với việc bảo trợ của chính phủ, công ty của ông đã bắt đầu lấy lại tinh thần.

 

Cùng trong nỗ lực làm việc, Iacocca không ngừng tìm kiếm và lôi kéo về những người tài. Trong số những người rời bỏ Ford để theo ông, có Bob Eaton (sau này là Chủ tịch của Chrysler), đồng nghiệp của ông Bob Lutz, hay cả kỹ sư trưởng về động cơ Hal Sperlich, người đã có nhiều đóng góp cho việc thiết kế nhiều kiểu mẫu xe hơi mới cho Chrysler, và nhiều nhân vật tài năng nữa. Ông đã đưa về tất vả những người tài mà ông có thể, những người tài hơn ông đến bên ông và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người có ý tưởng hay.

 

 




 

Bìa cuốn sách “Tất cả các nhà lãnh đạo đã đi đâu” của Lee Iacocca

 

Không chỉ vậy, về phía cá nhân mình, ông tiếp tục hy sinh, làm việc hăng say nhằm khích lệ, cổ vũ tất cả mọi người làm việc. Theo Iacocca, “lãnh đạo có nghĩa là làm gương cho người khác. Khi anh ở vị trí lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo nhất cử nhất động của anh”. Điều đó hoàn toàn chính xác, bởi ông, như lời của một chuyên gia lãnh đạo đã nói, đã đội chiếc mũ của một người “đội trưởng” để đưa mọi người vượt qua thác ghềnh. Ông xứng đáng là một nhà lãnh đạo tinh xảo. Và chúng ta có thể nhận ra, ông biết rằng chỉ có thể đi cùng với họ khi lãnh đạo họ bằng chính trái tim mình, khi muốn có sự trợ giúp của họ. Như vậy, chắc chắn thành công sẽ đến.

 

Tiếp sau ba năm hoạt động sau đó, Iacocca tạm dừng sản xuất dây chuyền một số sản phẩm không mang lại lợi nhuận, cắt giảm hàng tồn kho tới hàng tỷ đô la, tái đầu tư cho những kiểu mẫu mới và cắt giảm biên chế nhân công. Năm 1983, số lượng cán bộ công nhân viên đã giảm xuống còn 74.000 người, và nếu năm 1980 công ty thua lỗ 1,7 tỷ USD thì sau ba năm họ thu lại tới 900 triệu USD. Với 1,5 tỷ USD vốn bảo lưu, công ty đã có khả năng trả nợ cho chính phủ.

 

Sau đó Chrysler tiếp tục gặt hái được thành công và phát triển. Công ty đã giành lại thị phần nội địa và Canada. Và sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, công ty đã dành được 16% thị phần.

 

Ngày nay, tập đoàn Chrysler tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Riêng bản thân Lee Iacocca, sau khi vực công ty đứng dậy, ông đã về hưu ở tuổi 67. Và cùng trong thời gian đó ông đã rất thành công trong việc viết sách. Những cuốn sách của ông về kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo đã trở thành những best-seller – những cuốn sách bán chạy nhất.

 

Lanhdao.net