Trang chủ » Tranh luận » Cầu nối luật và cuộc sống

Cầu nối luật và cuộc sống

Tác giả:




 

Doanh nhân – lực lượng xung kích trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Vì vậy đội ngũ doanh nhân càng phải đáp ứng được những đòi hỏi cao hơn nữa. Đón một mùa xuân mới, chúng ta tin tưởng rằng, tương lai không xa, doanh nhân Việt Nam sẽ là một đội ngũ vững mạnh, là cầu nối quan trọng và tất yếu giữa pháp luật và cuộc sống.

 

Một năm nữa lại qua đi. Các doanh nhân Việt Nam đón năm mới trong niềm vui vượt qua những khó khăm thử thách lớn, đã chiến thắng “bão” khủng hoảng và trụ vững trên thương trường. Trong không khí đón xuân, bên trà dư, tửu hậu, xin hãy dành chút thời giờ nhìn lại về mối liên hệ tất yếu giữa doanh nhân – pháp luật và cuộc sống.

 

Đưa cuộc sống vào pháp luật

 

Có thể hiểu, pháp luật là một hệ thống những văn bản do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động vế kinh tế và xã hội của một quốc gia, trong đó, hoạt động kinh doanh là đối tượng điều chỉnh quan trọng và phức tạp nhất.

 

Doanh nhân là người chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các loại hình tổ chức sản xuân kinh doanh khác; sáng tạo dám chấp nhận mạo hiểm, có trách nhiệm xã hội; là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển một mô hình tổ chức kinh doanh mới, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại. Với khái niệm đó, doanh nhân tất yếu phải là lực lượng quan trọng nhất trong việc đưa cuộc sống kinh doanh vào các quy định của pháp luật. Mức độ tham gia của các doanh nhân vào việc xây dựng pháp luật càng cao thì hệ thống văn bản pháp luật cảnh sát với thực tiễn và ngược lại.

 

Đưa pháp luật vào cuộc sống

 

Hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành chỉ trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý kinh tế và xã hội khi được đưa vào cuộc sống, tức là được đối tượng thi hành tự giác thực hiện. Điều đó có nghĩa là, phải có một lực lượng đưa pháp luật vào cuộc sống. Thiếu điều đó, pháp luật mãi mãi chỉ là những văn bản được trưng bày! Kinh doanh là hoạt động tổng hợp, liên quan tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vì vậy, khi nắm chắc những quy định của pháp luật và tự giác thực hiện những quy định đó trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, doanh nhân đã thực hiện sứ mệnh lịch sử quan trọng của mình là đưa pháp luật vào cuộc sống.

 

Văn bản pháp luật điều chính trực tiếp và liên quan đến hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Vì vậy, khi những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh được tôn trọng trong cuộc sống thì tất yếu những văn bản pháp luật ở những lĩnh vực khác cũng được toàn dân tôn trọng và tự giác thực hiện. Và, một xã hội thượng tôn pháp luật, công bằng, minh bạch sẽ được hình thành.

 

Thực tiễn ở nước ta hôm nay?

 

Giữa pháp luật và cuộc sống, doanh nhân có vai trò vô cùng quan trọng. Câu hỏi được đặt ra là: Hiện nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã thực hiện vai trò quan trọng đó như thế nào?

 

Phải khẳng định rằng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam hôm nay chưa thực hiện tốt vai trò "cầu nối" quan trọng giữa pháp luật và cuộc sống. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ doanh nhân thờ ơ với việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh. Vẫn còn không ít doanh nhân chưa chú ý thực hiện nguyên tắc "thượng tôn pháp luật" trong hoạt động kinh doanh, do đó đã vi phạm pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực như thuế, lao động, quản lý đất đai, huy động vốn và xuất nhập khẩu… Vì sao có tình trạng đó? Đây là câu hỏi rất quan trọng và chúng ta không thể không trả lời.

 

Trước hết, với truyền thống “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hãy tìm nguyên nhân từ bản thân đội ngũ doanh nhân Việt Nam hôm nay.

 

Đội ngũ doanh nhân ở nước ta hiện nay có những ưu điểm nổi bật: Phần lớn được sinh ra và lớn lên trong chế độ mới; là bộ phận ưu tú trong các tầng lớp, giai cấp xã hơn là những người có năng lực quản lý, dám chịu rủi ro, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân mình, cho gia đình, cộng đồng và xã hội… Bên cạnh những ưu điểm đó, đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, như: Số lượng và chất lượng doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước; còn thiếu tầm nhìn xa, thiếu chiến lược kinh doanh và thiếu tính chuyên nghiệp; trình độ quản trị kinh doanh, khả năng ngoại ngữ, sự hiểu biết vế môi trường kinh doanh và pháp luật kinh doanh còn hạn chế, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như chưa xây dựng được văn hóa doanh nhân mang bản sắc dân tộc…

 

Bên cạnh đó, còn một bộ phận doanh nhân chưa tuân thủ đúng pháp luận thiếu trách nhiệm xã hội, có những hành vi tiêu cực làm phương hại đến lợi ích của chính doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội… Những hạn chế đó cũng là tất yếu khách quan. Bởi đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới được hình thành trong những năm gần đây, xuất thân từ nhiều tầng lớp lao động xã hội khác nhau nhiều người chưa được đào tạo kinh doanh bài bản. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có tích lũy lớn về vốn nên sức vương hạn chế. Tinh thần học chưa cao, dễ thỏa mãn, chưa chú trọng đầu tư thu hút thông tin, nâng cao kiến thức quản lý, kinh doanh. Tâm lý ỷ lại của một số doanh nhân vào sự hỗ trợ của Nhà nước văn còn tồn tại…

 

 



Đội ngũ doanh nhân Việt Nam hôm nay chưa thực hiện tốt vai trò "cầu nối" quan trọng giữa pháp luật và cuộc sống. (Ảnh minh hoạ)

 

Thứ hai là những nguyên nhân từ phạm vi vĩ mô của nền kinh tế. Đó là: trình độ phát triển kinh tế còn thấp và thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện; Nhận thức về vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội vẫn còn có một số điểm chưa rõ ràng, chưa tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội về vai trò, vị thế của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường; còn tâm lý e ngại, chưa thật sự tin tưởng vào tinh thần dân tộc, trách nhiệm xã hội, trí tuệ và năng lực của tầng lớp doanh nhân. Mặt khác, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thật thuận lợi cho các doanh nhân khởi sự doanh nghiệp và yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh; nhiều chính sách được thiết kế thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, thiếu minh bạch, bộ máy hành chính và đội ngũ công chức còn nhiều yếu kém, cải cách hành chính chưa đạt được kết quả mong muốn. .. Tính tùy tiện trong cách ứng xử cũng như trong ban hành chính sách của một bộ phận cán bộ chính quyền không những làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nhân mà còn gây ức chế, làm thui chột ý chí kinh doanh.

 

Thứ ba, thái độ thờ ơ của các công chức, quan chức trong bộ máy công quyền hiện nay đối với những đóng góp của đội ngũ doanh nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật cũng là nguyên nhân quan trọng làm "triệt tiêu" nhiệt tình xây dựng pháp luật của các doanh nhân.

Trong xu thế bắt buộc phải cải cách thủ tục hành chính, một số cơ quan công quyền đã tỏ ra lắng nghe kiến của nhân dân. Các cuộc đối thoại với nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân được tổ chức khá nhiều và rất bài bản. Người dân và các doanh nghiệp, doanh nhân được mời phát biểu công khai những bức xúc của mình. Người đại diện cơ quan công quyền có liên quan rất khiêm tốn xin tiếp thu, “đánh giá cao” và chân thành cảm ơn các ý kiến góp ý. Song, sau hội nghị, sau các buổi đối thoại, những ý kiến đã được “đánh giá cao” ấy lại nhanh chóng “chìm vào quên lãng”! Như vậy, cái sự “lắng nghe và chân thành cảm ơn” ấy sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Đó là lý do giải thích vì sao rất nhiều ý kiến góp ý thấu tình, đạt lý, với ý thức xây dựng của nhân dân, doanh nghiệp và doanh nhân cho dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật đã không được tiếp thu?

 

Thứ tư, tham nhũng – một quốc nạn của đất nước – chưa được đẩy lùi – đã là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho đội ngũ doanh nhân không thể thực hiện được vai trò “đưa pháp luật vào cuộc sống”. Tham nhũng làm phát sinh những khoản chi lớn không có chứng từ, không được phản ánh trong sổ sách kế toán và do đó, làm đảo lộn toàn bộ những quy định của pháp luật về tài chính, kế toán doanh nghiệp. Tham nhũng hình thành những "nhóm bào kê" cho các doanh nghiệp sân sau và từ đó mọi vi phạm pháp luật của những doanh nghiệp này đều được cho qua…

 

Luật gia Vũ Xuân Tiền (Doanh nhân 360o)