Trang chủ » Điểm nóng » Ray Chambers: Thủ lĩnh hợp tác kiểu mẫu

Ray Chambers: Thủ lĩnh hợp tác kiểu mẫu

Tác giả:

Qua thời gian, ông nhận thấy rằng ông có thể có một ảnh hưởng hơn nữa nếu ông sử dụng hệ thống của mình và ông đã liên kết các tổ chức để tạo ra nhiều cách mới nhằm giúp đỡ mọi người. Vì vậy, ông thành lập và cộng tác thành lập một số các tổ chức phi lợi nhuận thành công như Hiệp hội cố vấn quốc gia (National Mentoring Partnership) cùng với Geoff Boisi, và tổ chức Triển vọng Mỹ (Americas Promise) cùng với Colin Powell, tổ chức Triển vọng Thiên niên kỷ (Millennium Promise) cùng với Jeff Sachs, và cuối cùng là tổ chức Không còn bệnh sốt rét (Malaria No More) – mục tiêu của tổ chức này là vô hiệu hóa nguy cơ bệnh sốt rét – một tai họa giết chết 1 triệu người hàng năm ở châu Phi, một nửa trong số họ là trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù trong vòng hơn 20 năm qua hàng trăm tổ chức đã cố gắng hết mình, và hàng trăm triệu đôla đã được đầu tư vào để cứu chữa.

Bắt đầu từ 4 năm trước, Ray đã tiến hành xây dựng một liên minh gồm sáu tổ chức chính (Quỹ Gates (Gates Foundation), Nhà Trắng – nơi ông tổ chức hội nghị về bệnh sốt rét, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ toàn cầu (Global Fund), Liên Hợp Quốc thông qua tổ chức Y tế thế giới WTO và tổ chức Malaria No More) quyên góp được số tiền 3 tỷ USD cố gắng mua đủ màn tẩm thuốc hỗ trợ cho tất cả các gia đình dễ bị ảnh hưởng ở châu Phi. Liên minh này sẽ cứu sống 1 triệu người hàng năm tính đến cuối năm 2010.

Vậy ông thành công như thế nào trong khi rất nhiều người khác đã thất bại? Tôi tin là có bốn yếu tố chính tạo lên thành công của liên minh này, tất cả những yếu tố này đều phản ánh tinh thần hợp tác của Ray.

1. Biện pháp/Công nghệ đơn giản đến mức bất kỳ người dân nào cũng có thể hiểu và sử dụng. Biện pháp dùng màn chống muỗi lâu dài đã ngăn chặn được 90% lây bệnh sốt rét.

2. Một nhà trung gian trung thực: Ray được rất nhiều các bên liên quan tin tưởng.

3. Một nửa tá các tổ chức chính đã bắt tay và cam kết hợp tác với nhau. Hàng trăm tổ chức tham gia khi thấy liên minh của ông bao gồm năm hoặc sáu tổ chức tham gia tin cậy.

4. Một người có khả năng đảm bảo sự hợp tác này sẽ tiếp tục và phát triển hướng đến các mục tiêu được xác định và phối hợp. Ray được phong là Công sứ đặc quyền về bệnh sốt rét của Tổng thư ký LHQ và thành lập một văn phòng nhỏ để theo dõi mục tiêu của liên minh, đảm bảo việc cung cấp màn chống muỗi được quản lý bởi quốc gia; thông báo tình hình, và tập trung cao độ giải quyết tình hình khi phát sinh. Trong vòng 4 năm, Ray đã liên kết được sự hợp tác để cứu một triệu người mỗi năm.

Vậy Ray là độc nhất? Ray phát triển và dẫn dắt liên minh bằng những tính cách nào của mình? Và người khác có thể học được không?

Ông Ray Chambers được Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bổ nhiệm làm Công sứ đặc quyền về bệnh sốt rét.

Một lý do, đó là ông có “năng khiếu quản  lý” (ai cũng có một năng khiếu nào đấy, nhưng năng khiếu về quyền lực/thành công và tiền bạc không quan trọng đối với ông, ông muốn cứu người); ông là một nhà tổ chức hội vĩ đại (ông yêu thích việc gắn kết mọi người với nhau, và mọi người tin tưởng vào ông đáp lại những lời kêu gọi của ông và có mặt khi ông yêu cầu); ông là một người lắng nghe tuyệt vời (một người nghe biết tập trung vào “đúng thời điểm”) và ông có sự đam mê (ông có thể kể về câu chuyện tại sao ông tham gia và tại sao ông nghĩ là mọi người nên quan tâm đến – câu chuyện cá nhân của ông về những đứa trẻ ông tưởng như đang ngủ ông nhìn thấy ở châu Phi và sau này ông biết rằng những đứa trẻ ấy đang bị hôn mê vì bệnh sốt rét, câu chuyện đấy thúc đẩy ông cho đến ngày nay).

Tóm lại, Ray đã khiến phương pháp tường thuật cá nhân (mượn lời của Giáo sư Marshall Ganz tại Trường Harvard Kennedy) trở nên thực chất.

Chúng ta có thể tìm thấy nhiều những nhà lãnh đạo xúc tác, như Ray, có thể gắn kết những bên khác nhau để hoàn thành một mục tiêu cao cả hơn là đơn lẻ các bên tự hoàn thành.

Tôi xin đề xuất là chúng ta nên tìm kiếm và hỗ trợ cho nhiều Ray Chamber hơn nữa, những người có kỹ năng thúc đẩy các liên minh nhiều bên để cùng giải quyết những vấn đề lớn ngày nay. Chúng ta nên tìm kiếm những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm, những người được tin tưởng, đã xây dựng được một mạng lưới rộng rãi và có năng khiếu quản lý. Chúng ta có thể tìm thấy được vai trò thú vị những nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu, những người đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp thứ hai.

Tôi cũng tin tưởng rằng các chương trình MBA hiện nay không thể hỗ trợ một cách đầy đủ cho các sinh viên của chúng ta để giúp họ phát triển toàn diện kỹ năng hợp tác. Ví dụ, tại Trường kinh doanh Harvard, chúng tôi dạy về những thực  thể cá nhân nơi mà cơ bản có một nhà quản lý có quyền hạn, nhưng chúng tôi cũng hiếm khi dạy cách xây dựng một sự cộng tác giữa các thực thể (các công ty đa chức năng, tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan chính phủ, các tổ chức) để hoàn thành được một mục tiêu cụ thể.

Vậy chúng ta với tư cách là các trường đại học có thể là nơi gặp gỡ cho các liên minh tiềm năng không? Các trường đại học chúng ta có thể đứng lên hoạt động như là nơi tụ họp và trở hành người triệu tập họp các vị lãnh đạo hợp tác không? Câu hỏi đặt ra là chúng ta có muốn hợp tác không?

– Bài viết của Jeffrey C. Walker trên Harvard Business Publishing. Jeffrey C. Walker là Giám đốc ký túc xá, trường Kinh doanh Harvard; Chủ tịch Hội Triển vọng Thiên niên kỷ; Phó giám đốc đã nghỉ hưu của JPMorgan Chase; và Quản lý JPMorgan Partners.

Hoàng Thu Thủy dịch