Trang chủ » Điểm nóng » Một tiêu chuẩn quốc tế về bình đẳng giới

Một tiêu chuẩn quốc tế về bình đẳng giới

Tác giả:

Ngày nay, tại một vài quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và Mỹ La tinh, đã bắt đầu triển khai các hệ thống chứng nhận có bao gồm một số khía cạnh của bình đẳng giới. Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn quốc tế nào được áp dụng cho các công ty lớn nhất trên thế giới xuyên suốt các quốc gia mà họ hoạt động.

Dựa vào những gì họ đạt được và tiềm năng của các công ty này – không chỉ bởi hàng trăm nghìn nam giới và nữ giới họ đang sử dụng, mà còn bởi họ có thể đóng vai trò thực hành tốt nhất – chúng tôi tin tưởng rằng một tiêu chuẩn quốc tế sẽ đem lại hiệu quả sâu rộng.

Với ý tưởng này chúng tôi đã phát triển một phương pháp để các công ty có thể có được sự hiểu biết toàn diện về mình trong vấn đề bình đẳng giới. Phương này có thể dùng như một công cụ quản lý đồng thời đóng hai vai trò là cơ sở cho việc thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu cho bình đẳng giới, và đánh giá các công ty về vấn đề này.

Các công ty đạt tiêu chuẩn sẽ được công nhận thông qua một nhãn hiệu toàn cầu về bình đẳng giới, nhãn hiệu này sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 1 năm 2011 bởi tổ chức của chúng tôi, Gender Equality Project.

Công cụ đánh giá của chúng tôi tập trung vào 5 lĩnh vực: Trả tiền bằng nhau cho các công việc tương đương, tuyển dụng và thăng tiến, đào tạo và tư vấn, và văn hóa tại công ty.

Trong từng lĩnh vực, chúng tôi không chỉ nắm bắt kết quả, mà cả những chính sách và thực tiễn đã chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nơi làm việc. Các công ty được đánh giá trên cả biện pháp định lượng và định tính.

Hiện nay, rất ít các công ty đo lường một cách hệ thống hoạt động của họ trong lĩnh vực này. Theo một nghiên cứu gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong số 72% công ty được khảo sát – bao gồm các công ty lớn nhất trong 20 quốc gia OECD – nói rằng họ không theo dõi sự khác biệt về tiền lương tiềm năng giữa phụ nữ và nam giới trong các công ty của mình.

Tương tự, 12% trong số các công ty này không thống kê xem có bao nhiêu phụ nữ làm việc ở cấp độ quản lý trong công ty của mình. Trong tất cả các quốc gia và công ty được khảo sát, chỉ có 5% CEO là nữ giới chỉ ra rằng vẫn còn một quãng đường dài để tiến tới bình đẳng giới trong làm việc.

Một điểm đáng chú ý nữa của cuộc khảo sát WEF là người phát ngôn của các công ty nhận định hai vấn đề trong văn hóa: quy tắc chung và văn hóa tại đất nước họ cũng như sự gia trưởng là hai rào cản chính khiến cho phụ nữ không thể vươn tới vị trí lãnh đạo.

Sự khác biệt về chính sách và văn hóa giữa các quốc gia cũng như sự khác biệt về thị trường lao động của các ngành công nghiệp đã ràng buộc khiến không thể có đạt được một kết quả tốt như một điều luật.

Tuy nhiên, bằng cách xác định và thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến chính sách và thực tiễn trong việc thu hẹp khoảng cách giới, thông qua phân tích những việc làm cụ thể như cách hành xử trong công ty, sẽ mang tới một kết quả thuận lợi hơn.

Như người ta thường nói: “Có thước đo mới có kết quả”, và chúng ta nên thêm vào câu nói này rằng: “Đặc biệt là khi những gì đo được đem đi báo cáo”.

Liệu có một tiêu chuẩn quốc tế cho bình đẳng giới?

Nếu nhìn vào các lĩnh vực khác, như thay đổi khí hậu chẳng hạn, chúng ta có thể nhận thấy rõ những suy nghĩ nổi bật của tiêu chuẩn mới mà trước đó vài năm không có ai thể hình dung ra, các nhà sản xuất ô tô ngày nay phải thường xuyên thông báo về lượng khí thải CO2 thoát ra từ xe của họ, điều này còn trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sức mua của sản phẩm.

Chúng tôi đang hướng đến ngày bình đẳng giới cũng trở thành một tiêu chuẩn mà các công ty cũng phải thông báo thường xuyên. Một tiêu chuẩn ảnh hưởng tới các nhân viên trong việc chọn sự nghiệp cho mình. Một tiêu chuẩn mà các công ty không thể không làm nếu muốn cạnh tranh với thị trường thế giới.

Và cuối cùng, trở thành một tiêu chuẩn không còn cần thiết, khi chúng ta đã đạt được bình đẳng về cơ hội tại nơi làm việc,

– Bài viết của Nicole Schwab và Aniela Unguresan trên Harvard Business Publishing. Nicole Schwab và Aniela Unguresan là đồng sáng lập của Gender Equality Project. Trước đó, Nicole là nhà thiết kế của Architects of Group Genius, một công ty tư vấn có trụ sở tại Milan. Từ 2004-2006, cô là giám đốc của Diễn đàn các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu tại Diễn đàn kinh tế thế giới. Aniela đã từng là CEO của CT Technologies, Inc. Trước đây, cô làm việc tại TXU Europe Energy Trading và Arthur Andersen.

Quốc Dũng dịch