Trang chủ » Doanh nhân » Cơ hội đầu tư ở thung lũng silicon thời hậu Facebook

Cơ hội đầu tư ở thung lũng silicon thời hậu Facebook

Tác giả:

Trong “Mạng Xã Hội”, một bộ phim khoa học viễn tưởng về sự hình thành Facebook có một chi tiết các nhà sản xuất phim của Hollywood khá ưu ái với Thung lũng Silicon.

Bộ phim khắc họa một thế giới nơi mà những khoản đầu tư kếch xù, bản ngã xấu xa của con người, và sự bất lương xung đột với nhau khi những công ty ra sức cạnh tranh để tạo ra những sản phẩm vĩ đại. Trong khi đó, hệ thống đầu tư đã được thành lập trong những công ty này lại bị đảo lộn.

Mời bạn đọc VNR500 theo dõi cuộc phỏng vấn với David Sze, Giám đốc Quỹ đầu tư Greylock Partners, một nhà đầu tư chuyên rót tiền vào những công ty trẻ và nổi tiếng trong các lĩnh vực trực tuyến như LinkedIn, Pandora, Digg and Facebook về lĩnh vực đầu tư công nghệ khốc liệt, về Mark Zuckerberg, và làm thế nào để nâng cao những cơ hội thành công đúng thời điểm đúng thị trường.

Phóng viên (PV): Các nhà tư bản thường đầu tư vào những công ty non trẻ, và hy vọng rằng chúng sẽ trở thành những công ty như Facebook, với hơn 500 triệu người sử dụng và hơn 1 tỷ đô lợi nhuận. Tại sao Greylock lại chọn đầu tư vào Facebook?

David Sze: Chúng tôi đầu tư từ đầu năm 2006. Khi đó nó có khoảng 10 triệu người sử dụng và là một mạng giới hạn, chỉ sử dụng tại các trường đại học ở Mỹ. Các trường này mới chỉ bắt đầu nghĩ cách kiếm tiền. Có nhiều chuyên gia cho rằng trang mạng này sẽ không thể phát triển hơn được, vì sinh viên là những người không kiên định, như MySpace, một trang mạng lớn hơn mà cũng đã phải ngừng hoạt động. Đây không phải là một quyết định dễ dàng của chúng tôi. Chúng tôi bị chỉ trích, móc máy khi chúng ta công bố quyết định này. Đó là một hành động mạo hiểm tại thời điểm đó, nhưng may thay, nó dường như lại là một quyết định sáng suốt.

David Sze: “Những cơ hội tốt nhất thường là những cơ hội có được khi bạn đi ngược lại với những trào lưu.”

PV: Ông đã học được những bài học gì từ hoạt động đầu tư này?

David Sze: Những cơ hội tốt nhất thường là những cơ hội có được khi bạn đi ngược lại với những trào lưu. Nó không có nghĩa là bạn nên cố gắng đi ngược lại những trào lưu để đạt được lợi ích, mà có nghĩa là bạn phải cân nhắc những mạo hiểm khi đi theo số đông. Câu chuyện về Google là một ví dụ; khi mọi người  đều cho rằng công cụ tìm kiếm không nên dùng để thu lợi nhuận, họ quay lưng lại với hoạt động kinh doanh từ nó, Google bước vào khoảng trống đó và thống trị.

PV: Có những bài báo về Mark Zuckerberg, người sáng lập và là tổng giám đốc điều hành của Facebook, cho biết đã có một vài rủi ro trong việc bảo mật thông tin cá nhân trên trang mạng của trường đại học và bộ phim “Mạng Xã Hội” cũng khắc họa anh là một người chưa trưởng thành. Ông nghĩ gì về những ý kiến đó?

David Sze: Tôi thích Internet vì nó buộc chúng ta phải nhận ra một điều rằng chúng ta đều là con người và nó buộc chúng ta nhìn vào hình mẫu của con người, không chỉ một lần. Tôi nghĩ Mark cần lên tiếng giải thích điều anh ấy đang làm. Anh ấy không thể che đậy những điều đã xảy ra trong quá khứ, nhưng thật không may là anh ấy phải chịu trách nhiệm quá nhiều với những gì anh ấy đã làm hồi 19 tuổi. Nếu bạn nhìn vào sự phát triển của Facebook, bạn có thể dùng đồ thị minh họa tương tự với đồ thị biểu hiện sự trưởng thành của Mark.

PV: Theo ông, Tổng giám đốc điều hành Mark Zuckerberg ngày nay khác cậu bé Mark 19 tuổi như thế nào?

David Sze: Mark không phải là người dễ dàng hiểu được công chúng muốn gì, nhưng trong mọi cuộc họp, tôi có thể nói với bạn rằng anh ấy luôn đứng ra bảo vệ những quyết định đem lại lợi ích cho người sử dụng so với những quyết định khác. Nó không phải là việc nên kiếm tiền bằng cách này hay cách khác. Mark là người kiên định theo đuổi sứ mệnh nhất mà tôi từng biết, và anh ấy chỉ tập trung làm thế nào để thay đổi cách giao tiếp giữa mọi người với nhau và với thế giới. Nỗi sợ hãi lớn nhất của Mark vẫn là có thể Facebook sẽ không có cơ hội thay đổi thế giới.

PV: Điều gì ngăn cản Facebook phát triển?

David Sze: Tôi nghĩ là có chứ. Khi bạn thỏa mãn với vòng nguyệt quế của mình chính là lúc bạn gặp nguy hiểm. Nó tồn tại trong mỗi công ty, cho dù quy mô công ty đó là lớn hay nhỏ.

Mark với tuyên ngôn của Facebook “Truyền sức mạnh cho mọi người chia sẻ và khiến thế giới cởi mở và gắn kết hơn” có nỗi sợ hãi lớn nhất là có thể Facebook sẽ không có cơ hội thay đổi thế giới (Ảnh: BusinessInsider)

PV: Có một loại hình đầu tư mới ở Thung Lũng Silicon – đó là đầu tư toàn bộ vốn vào những công ty mới mở. Xu hướng này bắt nguồn từ đâu?

David Sze: Nếu xét trên lĩnh vực ứng dụng Internet, bạn sẽ thấy có nhiều doanh nghiệp trẻ hơn, ít kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này so với lĩnh vực kinh doanh và truyền thông. Việc mở công ty cũng cần ít tiền hơn và sản phẩm đến tay khách hàng nhanh hơn. Chính vì thế mà gói vốn đầu tư nhỏ hơn, và điều này nghiêm nhiên dẫn tới việc có nhiều công ty ra đời. Một động lực khác là chúng ta đang ở trong giai đoạn mà các doanh nhân sở hữu các công ty ứng dụng Internet có lợi nhuận muốn trở thành những nhà tư vấn trong khi 10 năm trước đây bạn không thể tìm thấy những người như vậy.

PV: Một trong những chủ sở hữu của Greylock, Reid Hoffman, người đồng sáng lập LinkedIn, là một nhà đầu tư kiểu mới. Tuần trước ông ấy đã lập một quỹ đầu tư thiên thần với tổng vốn khoảng 20 triệu đô ở Greylock. Tại sao?

David Sze: Khi bạn hợp tác kinh doanh, bạn phải tham gia vào quá trình góp vốn và báo cáo độ lớn của gói vốn đầu tư. Reid đã đảo ngược lại quá trình, nếu bạn muốn đầu tư mạo hiểm kiểu này, bạn cần phải nhanh nhẹn và tinh mắt đánh giá. Bạn không thể điều hành nó thông qua một sự hợp tác toàn diện và gói vốn này không quá lớn như khoảng thời gian bạn dùng để cân nhắc cho việc dùng một gói vốn lớn hơn.

PV: Hiện nay Google đang xây dựng những công cụ mạng xã hội, vậy Facebook và các công ty tương tự khác sẽ gặp phải những đe dọa nào?

David Sze: Google là một công ty xuất sắc và họ có những nguồn lực lớn mạnh, nên chúng ta không nên đề cập tới công ty này. Các công ty khác đã ban đầu coi xã hội không mấy quan trọng và không quan tâm tới nó; hiện nay họ đang dần nhận ra rằng mạng xã hội phức tạp và rắc rối hơn theo một cách khác so với việc tìm cách tiếp cận dữ liệu nguồn cho việc tìm kiếm.

Tôi không rõ mạng xã hội có hay không thể là một phần của Google và người ta không thể dùng mạng xã hội theo cách thực sự có lợi cho người sử dụng;  và Facebook không thể thống trị mạng xã hội nhờ những điều mà mạng xã hội này mong muốn mang tới cho người sử dụng. Suy cho cùng, vẫn không có gì quan trọng hơn việc tập trung mang lại những sản phẩm tuyệt vời cho khách hàng.