Trang chủ » Điểm nóng » Stephen Walt: Mỹ – Trung hòa dịu trong mong manh

Stephen Walt: Mỹ – Trung hòa dịu trong mong manh

Tác giả:

GS Stephen Walt giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế tại Trường Hành chính Kennedy, Đại Học Harvard. Ông sẽ sang Việt Nam dự và phát biểu tại Lễ công bố 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ngày 15/01/2011 tới.

Tác giả cuốn Thế giới phẳng Thomas Friedman mới đây chia sẻ nhận định về tương lai của quan hệ Mỹ – Trung cũng như cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc thái quá của Trung Quốc:

“Cái ngày Nixon và Mao Trạch Đông có thể bí mật điều chỉnh mối quan hệ này đã qua từ lâu rồi. Nhiều bất ổn đang hiện hữu hôm nay, cũng như quá nhiều nhân tố mới với sức mạnh có thể thổi bùng lên hay làm lắng dịu lại quan hệ Mỹ – Trung.”

Chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Mỹ không phải không thể tránh khỏi, và có thể dễ dàng lý giải tại sao hai nền kinh tế lớn nhất này (và sau này sẽ là hai cường quốc quân sự hàng đầu) sẽ duy trì cạnh tranh trong phạm vi an toàn.

Người lạc quan đưa ra các lý do làm hạ nhiệt xung đột: quan hệ kinh tế ngày càng gia tăng giữa hai quốc gia, công cuộc “xã hội hóa” nước Đại Trung Quốc thành các tổ chức nhỏ hơn, hay quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế và xã hội Trung Quốc.

Nhiều người hy vọng Bắc Kinh sẽ chứng kiến thái độ quyết liệt của các nước láng giềng đối với họ, thái độ ấy sẽ nhanh chóng chuyển thành chính sách đối trọng (khiến các nước láng giềng của Trung Quốc liên kết chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ). Sau đó, Trung Quốc sẽ bị cô lập và sa sút đi. Và nếu Mỹ có thể thoát khỏi các vũng lầy tại Iraq và Afghanistan để quan tâm hơn tới châu Á, con tàu Trung-Mỹ sẽ ít có khả năng trật bánh hơn.

Nhưng, có lẽ mọi chuyện không đáng lạc quan đến vậy. Giả sử Trung Quốc tiếp tục vươn lên về kinh tế, nước này cũng sẽ tăng cường sức mạnh quân sự và do đó khả năng đe dọa những lợi ích nhất định của Mỹ cũng tăng lên.

Như bất kỳ cường quốc nào khác, Trung Quốc sẽ có xu hướng xác định lợi ích cốt lõi của mình theo cách rộng hơn khi quyền lực được củng cố, và nước này sẽ cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo các bên khác không thể đe dọa những lợi ích này. Đơn cử, một

Trung Quốc trỗi dậy, ngày càng phụ thuộc vài tài nguyên và thị trường bên ngoài, sẽ tự nhiên muốn làm cho các nước khác mất đi khả năng đe dọa tới các tuyến đường biển quan trọng.

Điều đáng ngại không phải là chủ nghĩa bành trướng; mà chính là kiểu hành xử đặc trưng của một nước lớn. Và nếu như các nhà lãnh đạo Mỹ nghĩ họ có lợi ích cốt yếu ở gần như mọi nơi trên toàn thế giới, thì người Trung Quốc cũng có thể dễ dàng nhận thấy như vậy.

Lúc này, nếu ai đó giả định cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ luôn muốn được dẫn dắt bởi các chính trị gia chín chắn, nhìn xa trông rộng và nhạy cảm, những người sẽ không lùi bước trước sự bài ngoại hay sợ bị đe dọa, sẽ không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích nhỏ, sẽ không để cho hành động tuyên truyền của các nhóm đồng minh tư lợi làm xiên lệch phán quyết của họ, và sẽ giải quyết mỗi và mọi cuộc khủng hoảng với sự kiềm chế và tự tin, thì người ấy có thể kết luận, bất kỳ sự đối đầu nào trong tương lai cũng sẽ rất khó xảy ra.

Nhưng giả sử rằng lúc nào đó một nhà lãnh đạo bốc đồng, yếu kém, hay thiếu quyết đoán sẽ lên nắm quyền tại một trong hai đất nước, hay công cụ chính sách đối ngoại của một nhà nước nào đó ở một thời điểm nào đó sẽ bị chi phối thái quá bởi những nhân vật có các chương trình nghị sự nguy hiểm, hay một trong hai nước sẽ bước vào giai đoạn khó khăn, chắc chắn bạn sẽ thấy lo ngại.

Và mọi chuyện sẽ ra sao nếu điều này xảy ra đồng thời ở cả hai quốc gia?

Bây giờ, dựa vào những gì bạn biết về hai quốc gia này, giả định nào bạn cho là hợp lý hơn?

Theo kinh nghiệm lịch sử, tôi nghĩ có thể khẳng định không sớm thì muộn một trong hai bên sẽ làm điều gì đó ngốc ngếch. Friedman rõ ràng rất quan ngại về các lực lượng xã hội Trung Quốc có thể khiến xung đột có nguy cơ xảy ra cao hơn; tôi cũng lo ngại về phán quyết của những con người đứng mũi chịu sào và một số lực lượng xã hội tại Mỹ.

Tôi không lo lắng mọi chuyện sẽ xấu đi ngay hôm nay, mà ở một tương lai còn dài trước mắt.