Trang chủ » Doanh nhân » Cùng “sáng tạo” bản thân cho năm mới

Cùng “sáng tạo” bản thân cho năm mới

Tác giả:

1. Hãy bước từng bước một
Nếu việc chuyển hướng hoàn toàn quá đỗi phức tạp hay mất nhiều công sức, hãy tiến hành từng bước một. Như thế sẽ dễ dàng hơn. Lời khuyên của Davia Temin, chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo và cũng là giám đốc công ty tư vấn marketing ở thành phố New York, là: Hãy tạo dựng sự nghiệp thứ 2 dựa trên công việc trước đó.

2.  Xem xét kĩ về lĩnh vực
Thay đổi sự nghiệp trong năm mới có thể là việc lớn và bạn sẽ mong muốn được thử sức trước khi thực sự tiến hành. Hãy thử bằng cách tham dự 1 khóa học, đăng kí đi thực tập ở lĩnh vực bạn quan tâm, đó là lời khuyên của Bruce Frankel, tác giả của các cuối sách nổi tiếng “Tôi sẽ làm gì trong những năm còn lại? Các câu chuyện chân thực về đi tìm thành công, đam mê và những ý nghĩa mới của nửa cuộc đời còn lại” (What Should I Do With The Rest Of My Life? True Stories of Finding Success, Passion, and New Meaning in the Second Half of Life). Đừng quên, đi thực tập không còn chỉ là việc dành cho sinh viên đại học nữa.

3. Tìm một cố vấn đáng tin cậy
Còn gì tốt hơn nếu bạn có một cố vấn dày dạn kinh nghiệm trợ giúp bạn trong sự nghiệp mới – một người đã trải qua và hiểu rõ lĩnh vực bạn quan tâm? Nhưng việc xin lời khuyên từ cố vấn cũng là một nghệ thuật. Mục đích của mối quan hệ này có thể là nhận được lời khuyên từ những người đi trước, nhưng nó không phải là mối quan hệ một chiều. Bạn cần nhận và càng cần cho đi xứng đáng với sô nhận được. Nếu bạn cho rằng ai đó rất thích hợp để xin lời khuyên, đừng hỏi “Anh hãy làm cố vấn của tôi nhé?”. Bất cứ điều gì quá thẳng thắn như vậy sẽ gây phản tác dụng. Hãy bình tĩnh và từ từ hướng câu chuyện giữa bạn và người đó vào chủ đề chính: các mục tiêu sự nghiệp của bạn.

4. Khởi động với làm việc ngoài giờ
Trước khi bạn từ bỏ công việc hiện tại, hãy dành thời gian ngoài giờ làm chính để đầu tư vào sự nghiệp mới. Hãy dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày và cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để bên cạnh công việc chính, bạn vẫn có thể hoàn thành tốt từng bước của “lựa chọn mới” kia, và sẽ là rất tốt nếu bạn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình – đó là lời khuyên của Melinda F. Emerson, doanh nhân, nhà viết sách và cũng là một cây bút của SecondAct’s Careers.

5. Sắp xếp tài chính
Nếu dự định chuyển hướng của bạn cần nhiều thời gian hoặc tiền bạc, hoặc cả hai, hãy chắc chắn bạn có đủ nguồn lực tài chính cho các vấn đề như các khoản vay, bảo hiểm hay học phí của con cái. Một cách giải quyết hay ho, theo ý của Emerson, là cắt giảm chi phí hàng tháng và tiết kiệm 20-30% trên mỗi hóa đơn.

6. “Phía trước là bầu trời”
Hãy nhìn về phía trước, chứ đừng quay lại đằng sau. Nếu bạn muốn tìm công việc mới, đừng tập trung vào vị trí ở cơ quan cũ. Điều này có thể khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang muốn được trả lương cao hơn, cho dù thực tế bạn mong chứng tỏ bạn đủ  khả năng cho vị trí mới này – Penelope Trunk, chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp, nhận định Thay vào đó, hãy chú trọng tới các các kĩ năng và kinh nghiệm bạn học được từ công việc cũ, và hãy chuẩn bị tinh thần phân tích cho nhà tuyển dụng những cái lợi nếu bạn được nhận công việc.

7. Đừng nghĩ quá xa vời
Thu nhập không quá nhiều, đôi khi cũng gọi là thành công, nếu bạn làm việc cho chính bản thân mình. Đó là con đường hầu hết những người ở độ tuổi 40-50 chọn lựa nếu phải tìm công việc mới. Art Koff, nhà sáng lập RetiredBrains – cộng đồng online về nghề nghiệp, chia sẻ: Trong hầu hết các trường hợp, sẽ dễ dàng hơn khi bạn bắt đầu lại với một công ty nhỏ, làm việc tại nhà và cũng kiếm được lợi nhuận, nếu so với việc tìm một công việc mới toàn thời gian.

8. Thành thật với bản thân
Đừng ép bạn trở thành điều bạn không muốn. Kinh doanh là điều tốt, nhưng không phải ai cũng thích hợp với nó. Đôi khi phải mất rất nhiều thời gian bạn mới tìm ra bạn thực sự hợp với công việc nào. “Đừng nghĩ rằng bạn đã biết rõ bạn là ai” – tư vấn viên Natalie Caine từ Nam California chia sẻ. Cách tốt nhất là bạn hãy viết thư, nói chuyện với bạn bè và hỏi “Tôi hiện giờ là ai? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Tôi mạnh / yếu ở điểm nào?”. Hãy trân trọng và đi tìm sự giúp đỡ. Niềm đam mê sẽ chắp cánh cho bạn thành công.

9. Đừng chỉ đợi chờ công việc mới nếu muốn tạo sự khác biệt
Theo Trunk, không nhất thiết bạn phải thay đổi lĩnh vực, công ty hoặc thậm chí là vị trí công việc để tạo nên sự thay đổi. Đừng chờ đợi sự cho phép của người khác, hãy cứ tự sáng tạo bằng cách xem xét và nhận định một tình huống khó khăn nào đó và bắt tay vào giải quyết – dù là công việc hay đời tư.

10. Đừng cường điệu hóa mọi việc
Đôi khi vấn đề lớn nhất trong việc “thay đổi” là vượt qua chính mình – hay nói cách khác là nỗi sợ hãi của bản thân. Cách hiệu quả để đối phó với những nghi ngờ là “Hãy cứ tiến hành đi!” – Trích lời Wally Pacholka, người đã từ bỏ vị trí kế toán để theo đuổi sự nghiệp chụp ảnh bầu trời đêm.

11. Chưa làm được – hãy cứ tỏ ra như vậy
Vì bạn đang đào sâu nghiên cứu để tìm ra sự thay đổi, hãy cứ tò mò và vui vẻ. Một mẹo nhỏ khác từ Frankel: Cứ tự tin về khả năng của mình, dù cho bạn phải tỏ ra như vậy trước khi bạn thực sự cảm thấy thế.

12. Thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc
Nhật kí là người bạn hữu ích trong việc này. Bạn hãy kiểm tra tiến độ công việc thường xuyên (ít nhất là mỗi tháng 1 lần) để nhận định những việc bạn đã làm được để bước gần hơn tới ước mơ, mà hiệu quả – trích lời Frankel –  là: “giúp chúng ta nhận ra sự tiến bộ, dù có vẻ như mọi việc vẫn đang giậm chân tại chỗ, và nó giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu đã định”.