Trang chủ » Doanh nhân » Nở rộ các trang web “ăn theo” WikiLeaks

Nở rộ các trang web “ăn theo” WikiLeaks

Tác giả:

Các website theo mô hình WikiLeaks đang không ngừng tăng lên trên khắp châu Âu, trải dài từ Brussels tới Balkans. Cũng giống như “người tiên phong”, các website non trẻ này là sự kết hợp phức tạp của hệ thống kĩ thuật, các chiến dịch vận động nghiêm túc,  phơi bày các vụ lùm xùm và cả quảng cáo bản thân. Mặc dù mục tiêu của các website ấy rất đa dạng, những vị chủ nhân của chúng thừa nhận rằng họ đều có mối quan tâm chung: họ đều cố gắng tránh đi theo vết xe đổ của Julian Assange, vị chủ nhân đang gây rất nhiều tranh cãi của WikiLeaks.

Những website ăn theo mô hình WikiLeaks đang được nhân rộng và bài học mà những chủ nhân website luôn phải nhớ là: các trang như vậy cần tập trung vào những chủ đề chuyên sâu hay các vùng cụ thể. Các công ty truyền thông lớn cũng đang từng bước thiết lập các công cụ dựa trên nền web nhận tin tức trực tiếp, cho phép những người tiết lộ đăng tải thông tin dễ dàng hơn.

OpenLeaks: hậu duệ ưu tú của WikiLeaks

Trang web tham vọng nhất và cũng tiềm năng nhất đi theo hướng của WikiLeaks là OpenLeaks của Domscheit-Berg. Domscheit-Berg, trong cuộc phỏng vấn với Reuters, đã nói những kinh nghiệm ở WikiLeaks đã thuyết phục ông tin rằng quan điểm của Assange là không phù hợp: Assange cho rằng trang web của mình nên đăng tải y nguyên thông tin còn người đọc phải đọc và tự rút ra kết luận. Với Domscheit-Berg, WikiLeaks giúp ông hiểu rằng những nỗ lực lớn cần phải được thực hiện để xác thực nguồn tin, phân tích, chắt lọc, và biên tập lại thông tin bị rò rỉ nếu cần, trước khi đăng tin. Vụ việc của WikiLeaks là ví dụ minh họa cho những mô hình website tương tự có thể phải chịu thiệt hại, nếu có cách tiếp cận như vậy.

Ý tưởng của ông, có ưu thế hơn, là thiết lập một mạng lưới mới mà qua đó, người tiết lộ thông tin trên bất cứ lĩnh vực nào (từ chính phủ, các tập đoàn, lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác) đều có thể được bảo toàn bí mật khỏi những tổ chức có thể lợi dụng họ. Bản thân OpenLeaks không đánh giá, cũng không để mặc cho thông tin được đăng tải tự do, mà thay vào đó nó sẽ đóng vai trò truyền đạt từ người tiết lộ tới những người quan tâm.

Với hệ thống của OpenLeaks (hiện vẫn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và, theo giới quan sát, có lẽ sẽ còn mất một thời gian nữa mới hoàn thành), những người tiết lộ thông tin có thể liên lạc ẩn danh với ban tiếp nhận. Người tiết lộ thông tin, nếu muốn liên hệ chỉ với 1 đơn vị trong ban tiếp nhận, cũng đều có thể được đáp ứng. Tuy nhiên, theo Domscheit-Berg, hầu hết các trường hợp tiếp nhận ở OpenLeaks, nếu chỉ có 1 đơn vị làm việc, sẽ tốn rất nhiều thời gian cho các công tác phân tích tài liệu và quyết định liệu có sử dụng chúng hay không.

Domscheit-Berg hi vọng sẽ thiết lập một tổ chức giúp gây quỹ không chỉ đảm bảo hoạt động của OpenLeaks mà còn là nguồn tài chính cho các vấn đề liên quan tới pháp lý hay chính trị có thể nảy sinh. Không có đối tác nào gia nhập OpenLeaks sẽ bị yêu cầu đóng góp tài chính, ông khẳng định, và OpenLeaks sẽ không kiếm doanh thu bằng cách môi giới thông tin. Thay vào đó, OpenLeaks sẽ chỉ kêu gọi các đối tác tiềm năng với nhiều máy chủ đóng góp thời gian hay máy móc phục vụ hệ thống.

Một số nhà phân tích khi nghe kế hoạch của Domscheit-Berg hoài nghi rằng, liệu kế hoạch này có quá phức tạp và liệu hệ thống như vậy có thực sự đảm bảo được lời hứa với những người cung cấp thông tin nếu họ chỉ muốn thông tin được chia sẻ với 1 nhóm người nhất định. Theo Domscheit-Berg, người cung cấp thông tin và đối tác sẽ phải làm việc trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.

GreenLeaks.com & GreenLeaks.org: cơ quan tình báo cho trái đất

Những người quan tâm tới dầu mỏ, than và những ngành công nghiệp khai khoáng khác đều theo sát thông tin sự ra đời của của 2 website (cùng dưới danh nghĩa GreenLeaks: GreenLeaks.com và GreenLeaks.org), 2 trang tuyên bố có ý định “thổi còi vi phạm” trước bất cứ sự lạm dụng hay xâm hại nào tới môi trường Những người sáng lập cả 2 trang GreenLeaks đều phát biểu ý tưởng của họ được nảy sinh độc lập và đều đã được sự ủng hộ của pháp luật cũng như sự hỗ trợ kĩ thuật. Họ đều dành những lời khen tặng cho nhau – mỗi trang đều có ưu điểm, thế mạnh riêng, nhưng cho tới nay cuộc chiến vẫn chỉ còn đang âm ỉ.

Một nhóm sáng lập ở Đan Mạch đã đăng kí tên miền GreenLeaks.org và cũng tuyên bố đã đăng kí thương hiệu. Nhóm này của Mads Bjerg, ở Copenhagen, với dự án đã được thông qua bởi Birgitta Jonsdottir, thành viên nghị viện Iceland, người đã từng là cộng tác viên tin cẩn với WikiLeaks và Assange. Mads Bjerg hiện vẫn giữ liên lạc với OpenLeaks thông qua một cộng sự của Domscheit-Berg, Herbert Snorrason.

Trong 2 ngày trả lời phỏng vấn với Reutrers, Bjerg nói rằng ông đã tuyển dụng một nhóm các luật sư, nhà báo và những thành viên khác ở Đan Mạch để giúp ông xây dựng GreenLeaks. Ông cũng chia sẻ về ý tưởng xây dựng trang web tiết lộ thông tin lớn, mà những người đó sẽ là nhân tố chủ chốt đảm bảo sự bền vững và bảo mật nguồn của trang web.

Tham vọng của Bjerg ngày càng lớn: “Chúng tôi muốn trở thành những “nhà chức trách” khi nói tới các vấn đề tự nhiên, khí hậu và môi trường…, lên tiếng vì môi trường…  Cơ quan tình báo cho Trái đất – bạn có thể gọi chúng tôi như vậy”. Tên miền GreenLeaks đã được đăng ký ở 36 quốc gia và chúng đều có đuôi “.com” hoặc “.biz”.Trang GreenLeaks.com sẽ được tổ chức giống như WikiLeaks. Dù vậy, hiện tại trang GreenLeaks.com đã ra mắt công chung chỉ một vài ngày trước khi đối thủ ở Đan Mạch GreenLeaks.org chính thức xuất hiện, mới chỉ là bộ khung. Mọi thứ đều đang được hoàn thiện và chủ nhân của GreenLeaks.com mong muốn xây dựng trang web của mình thành một địa chỉ hoàn toàn đáng tin cậy để có thể nhận và đăng tải những thông tin tuyệt mật.

EnviroLeaks.org: an toàn cho người tiết lộ

Còn một website khác cũng gia nhập lĩnh vực môi trường, đó là EnviroLeaks.org, cũng đang trong quá trình hoàn thiện, dù hầu hết những việc đầu tiên mà nó tiến hành là đăng tải lại các thông tin đã được tiết lộ thông qua WikiLeaks. Những trang mới mẻ hơn là những trang mới xuất hiện gần đây như balkanLeaks.eu và brusselsleaks.com, những trang tập trung vào những vụ xì căng đan ở các nước như Bulgaria hay một số nước châu Âu trung lập khác.

Trong khi đó, những người xây dựng trang web, vốn có quan hệ với Assange và WikiLeaks, đang nỗ lực tìm kiếm ý tưởng và giải pháp để thiết lập một kênh mới và an toàn cho những người tiết lộ thông tin được đăng tải trực tiếp.

Tờ New York Times đang xác minh khả năng cho ra đời những trang tiết lộ thông tin với mức bảo mật tới như vậy.