Trang chủ » Thế giới » Văn hóa bản địa và toàn cầu hóa là nền tảng cho sáng tạo

Văn hóa bản địa và toàn cầu hóa là nền tảng cho sáng tạo

Tác giả:

Từ văn hóa tới toàn cầu hóa

Từ truyền thống, mỗi quốc gia được hưởng một di sản độc đáo về âm nhạc, các nghề thủ công, nghệ thuật, nghi lễ, múa, biểu diễn, các hoạt động kể chuyện và văn hóa.

Những biểu hiện văn hóa địa phương và dân tộc này là các tài sản giá trị, cho thấy nguồn vốn văn hóa – cả hữu hình và vô hình – không thể chối cãi; đây là nền tảng hình thành nên cuộc sống của cộng đồng.

Những tài sản này có thể là nguồn gốc đem lại một loạt những sản phẩm sáng tạo đa dạng – tức những hàng hóa và dịch vụ (thương mại và phi thương mại) hàm chứa cả giá trị văn hóa và kinh tế cho thấy sức sáng tạo và tài năng của mỗi dân tộc.

Các sản phẩm sáng tạo và hoạt động văn hóa có thể đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Việc sản xuất và phân phối các sản phẩm sáng tạo có thể tạo ra thu nhập, các cơ hội việc làm và thương mại, đồng thời củng cố sự gắn kết xã hội và mối liên hệ trong cộng đồng.

Quá trình toàn cầu hóa cùng khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ thông tin liên lạc đã và đang mở ra nhiều tiềm năng lớn cho sự phát triển thương mại của các sản phẩm sáng tạo.

Thật ra, chính việc áp dụng công nghệ mới và sự tập trung mở rộng thị trường là các đặc điểm nổi bật của các ngành công nghiệp sáng tạo với vai trò là khu vực năng động trong nền kinh tế thế giới.

Các xu thế này đang dần dần được phản ánh trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Một số khu vực thuộc thế giới thứ ba, nhất là châu Á, đang có những phát triển mạnh mẽ về các ngành công nghiệp sáng tạo.

Tuy nhiên, ở các khu vực đang phát triển khác, sự thay đổi này lại diễn ra với mức độ nhẹ hơn.

Báo cáo kinh tế sáng tạo năm 2010 cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sáng tạo – đây là các chỉ số thể hiện sức khỏe của các ngành công nghiệp sáng tạo trong xã hội hiện đại.

Trong giai đoạn 2002 – 2008, khối lượng xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ sáng tạo gia tăng với mức độ kỷ lục từ 11% năm 2002 tới 17% năm 2008. Nhờ thành tích xuất sắc của Trung Quốc, nên tỉ lệ tăng trưởng tại các nước đang phát triển hợp lại đã vượt quá các nước phát triển.

Năm 2008, hoạt động trao đổi các hàng hóa sáng tạo giữa các nước đang phát triển chiếm 15% khối lượng xuất khẩu toàn thế giới – đây là một dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập ngày càng gia tăng của các nước đang phát triển vào các thị trường toàn cầu.

Các kết quả này thể hiện một tiềm năng lớn cho các nước đang phát triển, theo đó họ có thể tận dụng tốt hơn nữa nền kinh tế sáng tạo của mình để đạt được những lợi ích phát triển.

Dĩ nhiên, cũng vẫn có những cản trở ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế mà các nước đang phát triển phải giải quyết để có thể tối ưu hóa các cơ hội mới do nền kinh tế sáng tạo mang lại, từ đó tạo công ăn việc làm, doanh thu, và thu nhập từ xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của xã hội, đa dạng văn hóa, và phát triển con người.

Những rào cản với nền kinh tế sáng tạo

Ngày nay, các cơ hội này được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, và không nên bỏ lỡ. Nhìn chung, một số hạn chế trong nước chính mà nhiều quốc gia phải đối mặt bao gồm:

Thiếu một khuôn khổ rõ ràng giúp tìm hiểu và phân tích các tác động của nền kinh tế sáng tạo trong vai trò là cơ sở để đưa ra những chính sách phù hợp và tiến bộ.

Thiếu các dữ liệu về kết quả hoạt động của các ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau để làm cơ sở xây dựng các sáng kiến cụ thể như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động, cấp vốn.

Xuất phát từ các đặc điểm tổ chức khác biệt của nền kinh tế sáng tạo, thay vì các chính sách chung chung, cần phải đưa ra những chính sách riêng cụ thể cho từng quốc gia và từng khu vực.

Thiếu các khuôn khổ thể chế và quy định làm cơ sở tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ việc củng cố các ngành công nghiệp sáng tạo, chẳng hạn như các chính sách tài chính, chế độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, xúc tiến đầu tư, các kế hoạch trong nước và xuất khẩu.