Trang chủ » Doanh nhân » Phất nhờ đám cưới Hoàng gia

Phất nhờ đám cưới Hoàng gia

Tác giả:

Nhu cầu làm đẹp cho mái tóc vẫn “áp đảo”

Theo nghiên cứu của L’Oreal, dù nền kinh tế suy thoái rõ nét nhưng những salon tóc vẫn “sống khỏe” hơn nhiều so với các cửa hiệu trên phố. Năm ngoái có gần 1% số cửa hiệu bắt đầu kinh doanh vào năm 2009 phải đóng cửa, trong khi số lượng các salon mới mở đã tăng 53%.

Theo thống kê của IGD thì số lượng salon hiện đang “áp đảo” những cửa hàng bán bánh mỳ, thịt, cá và rau củ quả. Mỗi năm người ta chi đến 5 triệu bảng Anh vào 34.000 salon tóc nữ và 3.000 tiệm cắt tóc nam, tạo công ăn việc làm cho 245.000 nhân viên phục vụ. Đáng nói là khách hàng nam giới ngày càng đông đảo. Cũng theo L’Oreal thì đây là đối tượng chịu chi cho những dịch vụ đắt tiền như nhuộm tóc.

Nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng Richard Ward cho biết “Tin tốt là trong suy thoái, ngành này vẫn tiếp tục tăng trưởng”. Ông là chủ salon Richard Ward Hair và “siêu salon” Metrospa ở quảng trường Sloane, người đã “đồng hành” cùng cô dâu hoàng gia Kate Middleton trong suốt 8 năm qua. Tuy nhiên, bà Sally Montague – bà chủ của chuỗi 5 salon trên khắp Derby, Belper và Ashbourne thì lại cho rằng, ngoài thủ đô ra thì tình hình kinh doanh đang ngày càng khó khăn hơn.

Bà nói: “Tôi vừa gặp Richard trong chuyến đi trượt tuyết với L’Oreal và chúng tôi đã bàn luận rất nhiều, không biết Luân Đôn có bị suy thoái? Tôi thì cho là không. Ở chỗ chúng tôi tình tình khắc nghiệt hơn nhiều”.

Lợi ích từ người nối tiếng

Thời điểm cuộc suy thoái đầu những năm 1990, ông Ward bắt đầu công việc kinh doanh với vợ và một đối tác nữa là Hellen, số vốn luân chuyển lên đến hàng triệu Bảng. Họ mở một salon ở Knightsbridge, Luân Đôn, sau đó mỗi tuần bị lỗ 4.000 Bảng và cuối cùng phải tuyên bố phá sản.

Kể từ đó salon của họ đã chuyển địa điểm 2 lần do quy mô mở rộng. Hiện giờ họ đã có một salon với diện tích khoảng 1.500 mét vuông và có 80 nhân viên phục vụ.

Richard Ward tại salon Sloane Square của mình.

Người ta suy đoán là salon của ông Ward sẽ chịu trách nhiệm tạo mẫu tóc cho cô Middleton trong đám cưới Hoàng gia, sau khi một nhà tạo mẫu của salon này giúp cô chuẩn bị cho buổi họp báo công bố lễ đính hôn của họ. Ông Ward không tiết lộ gì thêm.

Ông nói: “Thật vinh dự khi được đảm nhận công việc này. Và chúng tôi cũng thật may mắn vì cô Middleton đã chọn chúng tôi trong suốt thời gian qua. Tất nhiên điều này mang lại lợi ích kinh doanh rất lớn. Tay kéo nào ở trong nước cũng có thể mang lại cho cô ấy một mái tóc đẹp, nhưng cô chỉ thấy thoải mái khi đến với chúng tôi”.

Khách hàng trung thành với những tay kéo điêu luyện

Nghiên cứu của L’Oreal chỉ ra rằng, trong hai năm trở lại đây, cả nam và nữ giới đều có xu hướng trung thành với nhà tạo mẫu tóc của họ. “Nếu họ nhận thấy đã tìm được một tay kéo cừ thì sẽ không bao giờ từ bỏ”, ông Ward khẳng định.

Công việc kinh doanh của bà Montague cũng đang tiến triển rất tốt, nhưng điểm đặc biệt ở chỗ là có rất nhiều khách hàng tìm đến với bà để “sửa chữa những sai lầm” do tự mình gây ra.

“Tôi đọc các câu chuyện, nghe tin tức và cũng có rất nhiều bạn bè đang làm ăn rất khó khăn. Mỗi ngày đến salon, nghe tiếng điện thoại reo là tôi lại thầm cảm ơn Chúa”, bà nói.

Bà tập trung mang lại giá trị tương xứng với chi phí khách hàng phải bỏ ra, ví dụ như sử dụng các kỹ thuật mới nhất khi nhuộm tóc để giữ màu lâu hơn. Các sản phẩm chăm sóc da mặt có giảm đôi chút nhưng các dịch vụ “bảo dưỡng” như làm móng tay hay tẩy lông thì vẫn đông khách.

Bà chủ của Sally Montage trong một salon của mình

Bà cũng cung cấp một số dịch vụ tốn kém như nối tóc và sửa lại màu tóc bị hỏng do khách hàng tự nhuộm ở nhà. Bà đang hy vọng sẽ có nhu cầu tăng đột biến nhờ ăn theo lễ cưới hoàng gia khi nhiều người muốn vứt bỏ những bộ mặt đưa đám để chúc mừng sự kiện quốc kỷ này.

Trong hai năm qua, cơ sở khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc bà phải tuyển thêm nhân viên để bổ sung vào đội ngũ 50 nhân viên hùng mạnh, đồng thời vẫn phải tiếp tục đầu tư đào tạo cho những nhân viên mới.

Không giấu niềm tự hào, bà cho biết: “Chúng tôi chưa phải sa thải bất kỳ nhân viên nào. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng quả thực chúng tôi đã làm khá tốt trong thời đại suy thoái. Bên cạnh lượng khách hàng trung thành tuyệt vời, nhiều khách hàng mới vẫn tiếp tục tìm đến. Thời điểm khủng khiếp nhất là vào tháng 12 do có tuyết rơi, nhưng nó cũng không làm ảnh hưởng đến chúng tôi nhiều. Nếu phụ nữ đã muốn làm đẹp thì họ có thể vượt qua cả bão tuyết ấy chứ. Khách hàng thường đến muộn hàng tiếng đồng hồ vào những ngày như thế”.

Nhân viên là những vận động viên mang “ngọn đuốc Olympic”

Còn ở salon của ông Ward thì vai trò của nhân viên trong việc chăm sóc khách hàng cũng giống như cuộc chạy tiếp sức của những vận động viên cầm “ngọn đuốc Olympic”, và chưa lúc nào họ để ngọn đuốc rơi. “Người chủ salon nào cũng sẽ nói với bạn rằng nhân viên là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của bạn, vì bạn phải dựa vào nhân viên để kiếm tiền. Nó không giống như khi mở một cửa hàng bán quần áo, chỉ cần có khách muốn nua và một nhân viên bán hàng trẻ ở đó là xong. Chúng tôi đang mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mà không nơi nào khác có thể cho họ. Chúng tôi và nhà quản lý phải giám sát điều này rất nghiêm ngặt. Trong thời suy thoái thì đây là chìa khóa quan trọng. Ngày nay dịch vụ tồi thì coi như tự “đuổi” khách hàng đi.”

Đám cưới Hoàng gia sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Anh?

Ông Ward nói rằng cần phải quản lý lượng nhân viên bỏ việc bởi lẽ khi họ ra đi, lợi ích của salon cũng “sóng bước” theo cùng. “Theo tôi thì ngày nay khách hàng rất trung thành với những tay kéo đã cắt tóc cho mình. Vậy nên vấn đề quan trọng là phải làm sao khiến những tay kéo này cảm thấy vui vẻ và có động lực. Nỗi lo thường trực khi làm trong ngành là khi một nhân viên ra đi, họ có thể lôi kéo những khách hàng trung thành, mặc dù thực tế trước đó họ là khách hàng của salon”.

Thách thức quản lý và lợi nhuận

Lạc quan thì nói vậy chứ các salon cũng có không ít thách thức. Theo ông Ward, việc thuế VAT tăng lên 20% đã gây tổn hại rất lớn cho họ. “Chúng tôi tính trước thuế VAT vì chúng tôi thường chỉ tăng giá 2 năm 1 lần chứ không phải 6 tháng 1 lần. Chúng tôi đã tăng giá vào tháng 7 và cảm thấy không thể theo kịp VAT nữa”.

Bên cạnh đó, quản lý nhân viên mới cũng là một công việc “khó nhằn”. “Một trong những thách thức quản lý là khi bạn nhận thêm một nhân viên. Trong một năm thử việc, tôi thấy khá khó khăn để nhận biết được con người thật của họ. Và khi thời hạn một năm đã hết, cũng thật khó khăn khi phải nói lời chia tay, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn này”.

Hiện tại, chính phủ đang xem xét sửa đổi một số điều luật lao động nhằm hỗ trợ cả phía tuyển dụng lẫn người lao động. Theo đó quãng thời gian thử việc có thể kéo dài thêm để khuyến khích các ông chủ tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới.