Trang chủ » Doanh nhân » Nhà đầu tư thích nhảy vào khi người khác chui ra

Nhà đầu tư thích nhảy vào khi người khác chui ra

Tác giả:

LTS: Thế giới kinh doanh không thể vắng bóng các nhà đầu tư. VEF.VN tiếp tục giới thiệu chân dung nhà đầu tư Martin D. Sass với công ty đầu tư M.D.Sass Relative Value Equity trị giá hàng chục triệu USD.

Nhà đầu tư thích “mặc cả”

Lớn lên ở Brooklyn, hồi còn nhỏ ông đã có thể kiếm 1 USD/ngày bằng việc vận chuyển xi măng và đinh từ tầng hầm cửa hàng của gia đình, nhà quản lý tiền Martin D. Sass rất thích mặc cả để có một thỏa thuận mua bán hời. Kỹ năng “mặc cả” của ông còn được áp dụng cả với công ty đầu tư của mình. Công ty này giám sát một tập hợp gồm các quỹ đầu tư, các quỹ dự phòng và các công ty cổ phần tư nhân với trị giá tài sản lên đến 8 tỷ đôla.

Đầu năm nay, khi cổ phiếu của các công ty dịch vụ dầu lửa như Halliburton và Baker Hughes suy giảm, ông Sass đã bổ sung thêm cổ phần của mình vào M. D. Sass Relative Value Equity – một nhóm các tài khoản yêu cầu phải có tối thiểu 10 triệu USD vốn đầu tư.

Khi trận động đất, sóng thần, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật bản làm rung chuyển các thị trường chứng khoán và có các dự đoán thua lỗ hàng tỷ USD của các công ty bảo hiểm, ông Sass lại tiếp tục đi “mua sắm”. Lần này ông mua lại cổ phiếu của công ty bảo hiểm MetLife.

Martin D. Sass với công ty đầu tư M.D.Sass Relative Value Equity trị giá hàng chục triệu USD.

“Nhảy vào khi tất cả mọi người chui ra”

Ông cho biết: “Tôi nhảy vào khi tất cả mọi người chui ra. Có nhiều người đầu cơ giá lên hơn những người đầu cơ giá xuống”.

Ông không cá cược đậm như vụ chơi vàng của John Paulson- mang về cho ông ta 5 triệu USD hồi năm ngoái. Ông không mua cổ phiếu của một công ty và khuấy động hoạt động quản lý của công ty đó như nhà đầu tư William A. Ackman của Pershing Square. Các văn phòng của ông cũng không đầy rẫy những nhà toán học hay vật lý học, thiết kế các mô hình thương mại theo thuật toán algorit cho máy tính tốc độ cao như ở các văn phòng của James H. Simons, công ty Renaissance Technologies.

Được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ các nhà phân tích, gồm cả con trai Ari của mình, ông Sass phát triển các mảng đầu tư rộng lớn, sau đó chỉ đạo công ty tham gia vào các khu vực đã được định vị để kiếm lợi nhuận. Ví dụ, ông đầu tư cổ phẩn lớn vào các công ty dịch vụ dầu lửa với niềm tin rằng họ sẽ nối lại các giàn khoan trước đây ở Vịnh Mexico.

Qua theo dõi của công ty nghiên cứu Morningstar, trong thập kỷ qua, phong cách của Sass đã mang lại cho ông mức lợi nhuận 7,2% sau khi đã trừ đi các khoản phí. Đầu tư vào các công ty dịch vụ dầu khí của ông cũng đã mang lại kết quả, với việc cả Halliburton và Baker Hughes đều được trao đổi với mức giá cao hơn 22% so với thời điểm ông mua lại hai công ty này. Cổ phiếu của MetLife thì chỉ đang ở quanh mức giá ngang bằng với thời điểm ông mua về trong tháng 3.

Luôn cẩn thận và cảnh giác

Roy L. Furman, phó chủ tịch của Jefferies & Company, người đã quen biết Sass từ những năm 70, nhận xét: ‘Ông ấy rất cẩn thận và cảnh giác. Ông không thích chơi những trò quá mạo hiểm”. Tuy nhiên, hơn chục năm trước, Sass đã mất cảnh giác khi ủng hộ kế hoạch sát nhập hai công ty nội thất Seaman Furniture và Levitz Furniture, nhưng sau đó công ty sát nhập này đã bị phá sản.

Ông Sass lại có một quyết định cá nhân bốc đồng nữa chỉ 2 tháng trước khi Lehman Brothers sụp đổ năm 2008. Môi buổi tối ông bị tắc đường ở trước khách sạn Plaza, nơi đang tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 với sự góp mặt của các ngôi sao điện ảnh, có pháo hoa và cả ca sỹ Paul Anka. Từ trong xe ô tô, ông được xem Anka biểu diễn bài “My Way” qua màn ảnh rộng ngoài khách sạn. Ông bị ấn tượng mạnh, và hôm đó về nhà đã nói với vợ là ngay ngày hôm sau đến mua một căn hộ tại khách sạn này.

Tháng sau đó, ông chi 24 triệu USD cho căn hộ gần 2.000m2 với một ban công và có thể nhìn xa xa ra công viên trung tâm. Ông thú nhận:”Tôi biết đó là một quyết định cảm tính ngốc nghếch”.

Ông Sass tốt nghiệp ĐH Brooklyn – học miễn phí tại thời điểm đó. Ông khởi đầu với vai trò nhà phân tích chứng khoán tại một công ty môi giới chứng khoán ở phố Wall.  Sau đó ông thành lập và chỉ đạo phòng tình huống đặc biệt tại Argus Research. Vợ của ông là bạn học cùng ĐH và hai người sống trong một căn hộ nhỏ dưới tầng hầm của nhà chung cư.

Tháng 3 năm 1972, ông bắt đầu công ty M. D. Sass với 50.000 USD vốn riêng, một căn hộ mới ở Long Island và hai con nhỏ. Chỉ số Dow Jones lúc này là 1000 điểm. 18 tháng tiếp theo, ông đến văn phòng mọi ngày chỉ để quan sát chỉ số này giảm xuống 575 điểm – khởi đầu bi thảm cho một công ty còn non trẻ.

Hiện nay ông Sass giám sát khoảng 4,4 tỷ USD trong các quỹ đầu tư và khoảng 3,6 tỷ USD trong một quỹ cổ phần tư nhân và các quỹ khác được hỗ trợ bởi một liên doanh thành lập hồi năm 2006 với ngân hàng Macquarie của Úc. Liên doanh này đã sớm đầu tư cho 11 quỹ dự phòng và các công ty cổ phần tư nhân.

Trong giai đoạn bùng nổ các công ty cổ phần tư nhân và các quỹ dự phòng vài năm về trước, mỗi năm có khoảng 400 nhà quản lý tìm đến những công ty này để kiếm tiền. Stephen Darke- đồng lãnh đạo nhóm chiến lược toàn cầu tại Macquarie cho biết: “Marty đôi khi chất vấn một viên quản lý cho đến khi anh ta vã mồ hôi, thử xem các mô hình của anh ta sẽ hoạt động như thế nào, hay liệu anh ta có hiểu đầy đủ về cổ phiếu, dòng tiền mặt, nhà xưởng, lao động và các vụ kiện tụng xung quanh nó”.

Ông Sass chia sẻ: “Tuổi thơ khiêm nhường và khởi đầu từ hai bàn tay trắng thực sự đã khiến tôi luôn cảnh giác cao độ. Tôi không muốn trở lại sống trong căn phòng dưới tầng hầm chung cư ở Brooklyn”.