Trang chủ » Doanh nhân » Đại gia Mỹ lũ lượt đổ bộ lên Trung Quốc

Đại gia Mỹ lũ lượt đổ bộ lên Trung Quốc

Tác giả:

Cuộc đổ bộ của các đại gia Mỹ

Những thành phố ven biển trù phú phía Đông như Thượng Hải đã phát triển tới mức bão hòa, mọi thứ quá đắt đỏ, và canh cánh với nỗi lo “bong bóng” tài sản. Nhiều công ty nhận ra tiềm năng vô biên ở các thành phố cấp hai, cấp ba dọc sông Dương Tử. Thu nhập tăng sẽ tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới, nhưng khu vực này lại kém xa về số lượng xe hơi, thiết bị và thương hiệu cao cấp và thức ăn nhanh phương Tây  được bán ra.

Ông Joseph R. Hinrichs, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Công ty Ford Trung Quốc cho biết “Nhu cầu và sự tăng trưởng kinh tế của các thành phố cấp hai, cấp ba là ngay trong nội tại.” Ông nói thêm, “Thậm chí, có rất nhiều thành phố mà mọi người thậm chí không biết tới như  Vũ Hán, Thành Đô và Trùng Khánh.”

Ed Chan, chủ tịch và giám đốc điều hành của Wal-Mart Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp gần đây ở Trùng Khánh rằng công ty của ông đã có kế hoạch xây dựng chân rết bán lẻ của Wal-Mart ở vùng này của Trung Quốc.

Theo thống kê, tỉnh Tứ Xuyên có 1.171 công ty Mỹ đăng ký kinh doanh, mặc dù không có tính toán chính thức về quy mô của các công ty này cũng như trong đó có một số doanh nghiệp liên doanh với công ty Trung Quốc.

Phòng cấp giấy phép kinh doanh Trung Quốc cho biết: Năm nay, có một số doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư vào Trùng Khánh và Thành Đô. Đây là một môi trường kinh doanh mới, có nhiều cơ hội cũng như thách thức.

Một khi nền kinh tế thịnh vượng của Trung Quốc vẫn còn gây chú ý toàn cầu, sẽ có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động sang phía tây nam, tìm đến một môi trường kinh doanh năng động hơn. Nhưng họ cũng nói thêm rằng khu vực này có một số cản trở do thiếu cơ sở vật chất hạ tầng, bao gồm cả các trường học quốc tế, và cũng thiếu nhân tài được đào tạo tại địa phương.

Hai người Trung Quốc đang cúi chào xin tiền ở Thành Đô – thành phố cửa ngõ phía Tây Trung Quốc – để trở về quê hương.

Phụng sự cho sự giàu có

Phía Tây ở đây được định nghĩa là các tỉnh và khu tự trị bắt đầu từ Trùng Khánh, Thành Đô và kéo dài đến Tân Cương và Tây Tạng. Chính quyền Trung ương Trung Quốc cũng khuyến khích thu hút đầu tư vào khu vực này, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lượng dân số khổng lồ, mạng lưới sân bay và đường cao tốc vừa mới xây dựng.

Khuyến khích đầu tư vào vùng sâu vùng xa là một cách để tăng việc làm và giảm bớt căng thẳng xã hội ở một khu vực mà dường như từ lâu đã bị bỏ lại phía sau những thành phố ven biển trù phú hay thủ đô Bắc Kinh giàu đẹp, với tới ba thập kỷ giữ tăng trưởng hai con số. Nỗ lực đầu tư cho những thành phố này gần như đã cạn kiệt. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư nước ngoài vào miền tây Trung Quốc đã tăng 55,8 phần trăm trong bốn tháng đầu năm nay, trong khi đó ở phía đông con số này chỉ là 23 phần trăm.

Ford là một ví dụ minh họa cho việc dám chuyển hướng đầu tư vào phía tây. Công ty này bị tụt lại phía sau những hãng xe nước ngoài đến Trung Quốc sớm hơn và chỉ bán năm nhãn hiệu ở thị trường này và chỉ đạt mức 2,6 phần trăm thị trường xe chở khách. Nhưng với đối tác liên doanh của mình là Trường An Ford Mazda Automobile, Ford có hai nhà máy ở Trùng Khánh, kế hoạch là thêm ba nhà máy nữa, bao gồm một nhà máy sản xuất động cơ đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6 năm nay.

Ford đang lớn dần lên với các kế hoạch đầy tham vọng là giới thiệu 15 loại xe hoàn toàn mới đặc biệt dành riêng cho thị trường Trung Quốc trong những năm tới. Những chiếc xe  sẽ nhỏ hơn và rẻ hơn, cụ thể là phù hợp với người tiêu dùng ở vùng này của Trung Quốc, những người giờ mới bắt đầu được hưởng thụ sự giàu có và sẽ tìm mua các loại xe đầu tiên của họ.

Hinrichs thừa nhận rằng cũng có một chút vướng mắc nhưng ông chắc rằng thị trường xe hơi Trung Quốc sẽ tiếp tục nở rộ. Các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố ven biển khác có thể cảm thấy họ đã đầy đủ thậm chí là thừa xe hơi. Tuy nhiên ở nước này, tỷ lệ sở hữu xe hơi riêng tính trên toàn quốc là tương đối thấp, 1.000 người trong độ tuổi lái xe thì chỉ có 45 người có xe hơi riêng. Trong khi đó, tỷ lệ này xấp xỉ 1:1 ở Mỹ. Và hầu hết những người chưa được sở hữu xe riêng sống ở phía tây Trung Quốc.

Hinrichs nói: “Trung Quốc là một con mồi lớn”, “Vào cuối thập kỷ này, một tỷ người Trung Quốc sẽ đạt ngưỡng có thể mua một chiếc xe trong độ tuổi lái xe.” Chúng tôi bắt đầu với 32 triệu người, sẽ đầu tư mạnh vào Trùng Khánh, một thành phố mà hầu hết mọi người bên ngoài Trung Quốc chưa bao giờ nghe nói đến?

Cạnh tranh khốc liệt

Những thành phố phía tây Trung Quốc dường như đang trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt để thúc đẩy chính mình – đặc biệt là hai thành phố Trùng Khánh và Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên lân cận.

Vào giữa tháng 6, Trùng Khánh đã tổ chức một Hội nghị kinh doanh quốc tế trong khu vực kinh tế mới Liangjiang có diện tích 465 m2 được coi là trung tâm sản xuất xe hơi, công nghệ cao và những ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng trong tương lai. Dựa theo mô hình khu vực Phố Đông của Thượng Hải và phạm vi đầu tư tương tự như ở Thiên Tân, gần thủ đô Bắc Kinh, nơi đây hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, bao gồm cả giảm mạnh thuế doanh nghiệp.

Thị trưởng Trùng Khánh Qifan Huang cho biết “Trùng Khánh đang tiến hành xây dựng các trung tâm kinh tế ở khu vực thượng lưu sông Dương Tử”. Năm 2010, thành phố này đã thu hút 6,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong khi năm 2007 con số này chỉ là 1 tỷ và đang tiến hành mở thêm một đường băng cho sân bay và lắp đặt thêm những trang thiết bị mới.

Cả Trùng Khánh và Thành Đô đều muốn chứng tỏ sức hấp dẫn của mình với các nhà đầu tư nước ngoài vào cửa ngõ phía tây này. Trong khi đó Phố Đông, Thiên Tân, Thâm Quyến ở phía nam, và nhiều thành phố lớn của Trung Quốc cũng làm những việc tương tự như thúc đẩy phát triển các khu kinh tế đặc biệt, khu chế xuất và khu kinh doanh mới nhằm tìm kiếm đầu tư nước ngoài.

Trùng Khánh có một số lợi thế tự nhiên là lượng dân khổng lồ. Nếu nó là một quốc gia, nó sẽ chỉ xếp sau Canada. Nhưng cạnh tranh tạo ra những đứt gãy thị trường, tất cả các tỉnh, thành phố cạnh tranh với nhau cho cùng một chiến lợi phẩm.

Ông Stephen S. Roach, trước đây là nhà kinh tế của Morgan Stanley và Chủ tịch Morgan Stanley châu Á, hiện đang giảng dạy tại Đại học Yale cho rằng: “Sự d chuịchển từ ven biển Trung Quốc đến phía Tây Trung Quốc sẽ là ổn thỏa nếu có sự liền mạch về thông tin, vốn cũng như các yếu tố diện mạo khác”, tuy nhiên “Trung Quốc là một hệ thống rất rời rạc đã được hình thành từ hàng ngàn năm.”

Roach bình luận sau khi nghe tin Trùng Khánh nỗ lực trở thành trung tâm phía tây. “Mọi người đều có câu chuyện riêng, kế hoạch và ước mơ của riêng họ,” “Bạn có thể nghe những câu chuyện từ khắp mọi nơi. Nhưng bạn biết rằng không phải tất cả đều có được khả năng tạo ra nền kinh tế sôi động và sự tự lập của chính nó.”