Trang chủ » Doanh nhân » Tại sao doanh nhân và nhà đầu tư khó thông cảm?

Tại sao doanh nhân và nhà đầu tư khó thông cảm?

Tác giả:

Công việc kinh doanh vốn đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn vì tính chất và mức độ phức tạp của nó. Người ta hiểu về các nhà đầu tư như thế nào? Làm cách nào để trở thành một nhà đầu tư cũng như nhà quản lý nguồn vốn thành viên tốt, trong khi vẫn được các doanh nhân tôn trọng và “theo đuổi” – mà không phải công ty nào của họ bạn cũng đầu tư (và như thế bạn sẽ khiến họ thất vọng)?

Nói cách khác, để trở thành nhà đầu tư tài ba, bạn cần phải: góp vốn thành viên; công bằng và trung thực trong giao dịch; cung cấp thông tin mang tính chất xây dựng; thông báo “tin xấu” 1 cách khéo léo nhất; và tránh bị những người bạn làm cho thất vọng quay trở lại ghét bạn. Những điều này có dễ không? Chắc chắn chẳng ai nghĩ đây là công việc dễ dàng.

Đối với các nhà đầu tư, họ góp vốn rủi ro chỉ với 1 lý do chính: mong muốn khoản lời lãi béo bở tương xứng với rủi ro. Điều này có nghĩa là, họ chấp nhận một phần bế tắc thanh khoản để đổi lại sẽ nhận được rất nhiều tiền khi công ty họ đầu tư kinh doanh thành công. Họ có thực sự quan tâm tới những vấn đề duy trì quan hệ tốt đẹp với người khác – nền tảng của việc tạo danh tiếng và giải quyết tốt công việc của mình?

Chắc hẳn nếu những vấn đề đó không “đánh thẳng” vào tài chính thì họ cũng chẳng quan tâm. Cuối ngày, cái họ thực sự quan tâm là con số là thu được trong sổ tài chính. Tin tốt ở đây là họ hoàn toàn hiểu rõ họ đang quản lý cái gì. Tin xấu? Việc trở thành nhà đầu tư vốn rủi ro trong dài hạn phức tạp hơn nhiều so với việc tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn.

Hiện nay, có nhiều người quan niệm công việc của nhà đầu tư chỉ là xem xét rất nhiều công ty, từ đó đưa ra một vài quyết định đầu tư, ngồi một chỗ điều khiển mọi thứ, ăn vận áo phông Polo với quần kaki và sống sung sướng với tiền quản lý.

Trên thực tế, hầu hết nhà đầu tư vốn rủi ro đều hết sức bận rộn. Họ phải làm việc với hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn giao dịch trong một năm, vẫn phải tốn rất nhiều thời gian giải quyết các khúc mắc trong đầu tư hiện tại, và cùng lúc vẫn phải vạch ra kế hoạch đầu tư tiếp theo. Hơn nữa, họ luôn muốn công ty phát triển thịnh vượng nhất, do đó họ tập trung vạch chiến lược phát triển trong tương lai – những việc hiện tại có thể chưa làm được nhưng sẽ là những cơ hội tốt trong tương lai, khi công ty đã phát triển tới một mức nào đó. Tất cả những việc này đều cần nguồn lực quý giá nhất cũng như ít ỏi nhất của các nhà đầu tư – thời gian.

Các doanh nhân thường cho rằng hiện vẫn tồn tại sự bất bình đằng về quyền lực giữa họ và các nhà đầu tư. Họ thường cho rằng quyền hành luôn nằm trong tay những kẻ có tiền. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Tất nhiên các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính mà doanh nhân cần để hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh. Nhưng giới doanh nhân mới là chủ sở hữu của những công ty ăn nên làm ra – những địa chỉ tin cậy mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn gõ cửa.

Công việc của một nhà đầu tư thành đạt cũng bao gồm rất nhiều thương thuyết, giao dịch và tuyển dụng- cũng gần tương tự cách một doanh nhân khởi nghiệp và tìm nguồn tài chính đầu tư, cung cấp sản phẩm và dịch vụ, cũng như thuê mướn nhân lực.

Và sau cùng, doanh nhân và nhà đầu tư đều hướng tới một thứ: làm thế nào để đồng tiền đã bỏ ra hoạt động hiệu quả hơn nữa. Hiểu theo cách này, thật khó mà lý giải được tại sao giữa nhà đầu tư và doanh nhân đôi khi ít có sự thông cảm với nhau.