Trang chủ » Điểm nóng » Nói và làm: Tạo niềm tin để dân bỏ vốn làm ăn

Nói và làm: Tạo niềm tin để dân bỏ vốn làm ăn

Tác giả:

Đầu năm 2012, đã có những đề án, kế hoạch tìm cách huy động và khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán đã bày tỏ quyết tâm khôi phục thị trường chứng khoán trở lại vị thế là một lênh huy động vốn chính cho nền kinh tế. Còn Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đang xây dựng một đề án để huy động nguồn lực vàng trong dân.

Rõ ràng và các cơ quan nhà nước đã nhận thấy một nguồn lực lớn trong dân cần được huy động và khai thác tốt. Vàng, USD, tiền mặt… nằm trong dân, dù ở dưới góc độ nào trước hết là một điều đáng mứng. Đó là một khối tài sản lớn, một sức mạnh tiền ẩn cần được khai thác để giúp ích cho việc đầu tư phát triển kinh tế. Nói một cách khác, đó là một nguồn lực của dân nếu biết vẫn dụng tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà.

Thói quen tiết kiệm và tích trữ là một tính cánh từ lâu đời của người Việt. Đó như là một cách để dành, phòng thân trước những rủi ro của cuộc sống trên một vùng đất nhiều khắc nghiệt và biến động. Trong quá trình đó, vàng luôn là một tài sản quý được coi trọng nhất. Giữ vàng và dùng vàng trong các quan hệ đời sống không chỉ là một dấu ấn kinh tế mà trở thành một nét đặc trưng của người Việt Nam. Theo đó, vàng luôn được xem là một thước đo giá trị, một tài sản an toàn và đảm bảo và được thừa nhận rộng rãi nhất. Bên cạnh đó, về sau, các loại tiền mặt, nhất là ngoại tệ có giá trị và và dễ giao dịch như USD cũng được người dân lựa chọn để tích lũy trong gia đình.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ tiếng riêng về vàng, số vàng tồn trữ trong dân có đến khoảng 500 tấn, bên cạnh đó, còn có hàng tỷ USD cũng đang được người dân găm giữ. Đối với người dân, đó những những khoản dữ trữ, tài sản phòng thân an toàn. Và nó đã được tích lũy từ nhiều năm trở thành một nguồn lực lớn đóng băng trong két sắt của mỗi nhà dân.

Tích lũy và cất giữ tài sản trước hết là một thói quen từ lâu của người dân nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, những biến động thị trường, sự bất ổn của kinh tế… đã là một nguyên nhân khiến người dân gia tăng nhu cầu tích lũy và găm giữ tài sản như một cách phòng thân và bảo toàn tài sản. Thực tế đã cho thấy, mỗi khi kinh tế biến động thì nhu cầu mua và tích trữ tài sản càng tăng lên. Điều đó có thể thấy rõ qua sự sốt ruột và nhộn nhịp mua bán vàng mỗi khi giá tăng và mua gom USD mỗi khi có thông tin điều chỉnh tỷ giá.

Chính vì thế, đã không ít lần khi nói về việc người dân găm giữ USD thay vì đổi ra VND gửi tiết kiệm hay việc người dân vẫn đổ xô đi mua vàng bấp chấp giá tăng cao… các chuyên gia luôn nhắc đến một yếu tố là niềm tin. Niềm tin đó, trước hết chính là sự ổn định giá trị của VND. Cao hơn đó sự ổn định của kinh tế vĩ mô với các chỉ số cơ bản như lạm phát, tăng trưởng kinh tế…

Tuy nhiên, có một thực tế là, trong những năm qua, dù đã rất nỗ lực và đưa ra nhiều cam kết ổn định nhưng tỷ giá đã liên tục điều chỉnh mà cao nhất là đợt điều chỉnh 9,3% năm 2011. Điều này, cộng với các điều chỉnh nhỏ lẻ khác khiến choVND đã bị mất giá. Trong khi đó, liên tiếp trong nhiều năm lạm phát liên tục ở mức cao có khi lên đến gần 20%. Điều đó càng khiến cho giá trị thực của đồng tiền bị mất đi, thu nhập và tài sản của người dân dưới dạng VND sẽ mất giá so với các tài sản vàng hay USD. Và từ thực tế đó, khó có thể trách người dân trong việc tích lũy và găm giữ để bảo toàn tài sản và phòng thân.

Có lẽ vì thế, dù đề án huy động vàng đang xây dựng với cam kết của Ngân hàng Nhà nước là sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, tạo nguồn lực quốc gia nhưng vẫn đang được nhìn nhận với nhiều nghi ngại.

Cũn tương tự, dù cam kết sẽ có nhiều chính sách mới để tạo tính minh bạch, chất lượng và thanh khoản cho thị trường chứng khoán… Nhưng để chứng khoán hồi phục và xứng đáng là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế trong năm 2012 như mong đợi vẫn mới chỉ là hy vọng.

Câu hỏi và cũng là thách thức lớn nhất đối với việc huy động các nguồn vốn trong dân chính là: điều là tạo ra niềm tin và hấp dẫn để người dân từ bỏ thói quen hay đúng hơn là tâm lý đảm bảo an toàn tài chính cá nhân để đưa vàng, USD và tài sản từ trong két sắt gia đình vào hệ thống tài chính quốc giá. Biến nguồn lực cá nhân đông cứng trong két sắt mỗi gia đình thành nguồn lực của đầu tư phát triển.

Điều này càng trở nên là một thách thức lớn khi các kênh đầu tư trong nước đều đi xuống. Chứng khoán gần như tê liệt chức năng huy động vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, BĐS rớt giá… càng khiến người dân có tâm lý tìm sự an toàn bằng cách gia tăng tích lũy tài sản, tiết kiệm để chờ qua giai đoạn khó khăn. Thậm chí, người dân không cần sinh lời, họ chỉ cần được bảo toàn tài sản và có tiền trong tay để an toàn cho cuộc sống gia đình khi kinh tế còn nhiều bất ổn.

Vì thế, để huy động được nguồn vốn từ dân, đưa nguồn lực tài chính còn nằm in trong các két sắt thành nguồn vốn cho đầu tư phát triển thì việc đầu tiên phải tạo được niềm tin cho người dân. Niềm tin đó trước hết chính là sự ổn định và bảo đảm về giá trị tài sản, nhưng cao hơn là niềm tin vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Để người dân hiểu rằng một nền kinh tế ổn định, cuộc sống và tài sản của họ sẽ được bảo đảm, an toàn mà không cần đến việc “lận lưng”, “phòng thân” bằng việc gom vàng tích USD.

Thực tế cho thấy, khi một kinh tế ổn định, triển vọng sáng sủa, niềm tin được củng cố thì chính người dân sẽ tìm kiếm cơ hội, huy đông thêm tiền để bỏ ra làm ăn mà không cần chờ đợi một sự kêu gọi nào. Tất nhiên, khi kinh tế ổn định và phát triển thì cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng tìm đến Việt Nam và không ngần ngại để đổ tiền cho những dự án tỷ USD.