Trang chủ » VNR500 & FAST500 » Minh bạch mối quan hệ DN và ngân hàng

Minh bạch mối quan hệ DN và ngân hàng

Tác giả:

Trước thông tin ngân hàng nhà nước hạ lãi suất trần huy động nhanh chóng về 12%/năm chúng tôi đã có cuộc trao đổi với doanh nghiệp bất động sản xung quanh vấn đề vay vốn ngân hàng hiện nay. Công ty Cổ phần và Xây dựng kinh doanh địa ốc Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao (Fast500) năm qua.

Tại buổi lễ tôn vinh các doanh nghiệp Fast500 (Top500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất) tại Dinh Thống Nhất, TP HCM vừa qua, ông Phạm Ngọc Hòe, đã trao đổi về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Xin ông có thể cho biết là công ty bất động sản,  nhu cầu vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp có lớn không?

Trong thời gian vừa rồi chúng tôi vay đinh mức khoảng 710 triệu USD. Nguồn vay này được bảo trợ bằng thế chấp tài sản hiện có của công ty. Chúng tôi hoạt động có uy tín trong 10 năm nay với ngân hàng nên một phần họ cũng chấp nhận thế chấp.

Thứ hai là trong hội đồng quản trị, trong thế chấp là thế chấp nhà đất của bản thân, Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị. Khi vay như thế với số lượng lớn thì tất cả Ủy viên hội đồng quản trị phải kí vào và dung tài sản cá nhân của mình, cổ phiếu của mình để đảm bảo vay.

Vậy ông có thể chia sẻ những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong lúc đi vay vốn ngân hàng?

Ngoài vay vốn ngân hàng thì cũng không có gì khó khăn lắm vì chúng tôi có chữ tín và độ tin cậy với ngân hàng lâu năm. Khi vay thì trình bày rõ ràng với ngân hàng rất rõ ràng về những rủi ro về thời gian, đáo hạn…để đảm bảo điều kiện vay. Chúng tôi đề xuất với họ những khó khăn của mình vào thời hạn vay trả một cách rất thật thì họ thẩm định và chấp nhận phương án đó.

Ngoài ra vốn vay ngân hàng cũng có hạn nên chúng tôi phải có vốn tự có ví dụ cổ tức hàng năm chúng tôi đạt được 60% thì chúng tôi giữ cho cổ đông một tỉ lệ cổ tức nhất định và để lại vốn lưu động, vì nếu không có vốn lưu động sẽ rất khó khăn. Nhất là trong thời gian 2 năm vừa rồi chính sách nhà nước hạn chế vay và lãi suất cao, do đó nếu không có nguồn vốn đó thì không thể hoạt động được.

Còn một nguồn vốn khác nữa là kêu gọi các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để cho các quỹ đầu tư đưa vào phát triển hạ tầng công ty như mở công ty con, xây dựng cửa hàng, mua đất đai phát triển. Không thể dung vốn ngân hàng lưu động để làm được mà phải dùng nguồn vốn dài hạn của các nhà đầu tư.

Muốn các nhà đầu tư vào thì chúng tôi phải hoạt động rất nhiều mặt.

Cốt lõi trong việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng là chữ tín, minh bach rõ ràng. Mối quan hệ với ngân hàng là mối quan hệ ruột thịt, hai bên đều có lợi nhưng cơ bản nhất là phải minh bạch.

Muốn minh bạch công ty chúng tôi phải đầu tư chương trình phần mềm nguồn nhân lực 5-7 tỉ đồng để quản lí doanh nghiệp vì doanh số từ 800 tỉ đến 1000 tỉ thì phải tổ chức bằng kiểu khác. Các nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng khi thấy chúng tôi áp dụng về nguyên tắc quản lí bằng phần mềm đó thì họ hoàn toàn tin tưởng.

Trong lễ tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất vừa diễn ra có bài diễn thuyết của hai học giả J.Brian Potts đến từ Hoa Kỳ và ông Matthew McGarvey, Trung Quốc có giúp ích được gì cho doanh nghiệp không, thưa ông?

Theo tôi có những bài học rất bổ ích cho những công ty Việt Nam và đối với công ty chúng tôi thì tự nghiệm lại là chúng tôi đã đi theo hướng đó. Chúng tôi không đầu tư dàn trải, không mở rộng mặt hàng, những lĩnh vực mang tính chất hấp dẫn thị trường hiện nay mà chúng tôi đi sâu vào thế mạnh của mình.

Ví dụ về máy móc nông nghiệp, chúng tôi đi sâu vào kĩ thuật, vấn đề bảo hành, bảo dưỡng cách quản lí và những công nghệ phục vụ cho lắp ráp máy móc thiết bị chứ chúng tôi không đầu tư vào bất động sản, không tham gia thị trường chứng khoán, hay những lĩnh vực khác không nằm trong thế mạnh của mình, không nằm trong tầm tay của mình.

Doanh nghiệp mong chờ và gửi gắm điều gì đến VietNam Report trong giai đoạn tới?

Tôi nghĩ rằng một cái diễn giả vừa rồi nói làm sao doanh nghiệp ngoài việc tự lực cánh sinh có những đối tác của mình, nhập khẩu, đại lí…thì phải có mối quan hệ với nhà nước trong lĩnh vực của mình để có thể tiếp cận được những dự án vĩ mô và sự hiểu biết của quan chức Chính phủ với doanh nghiệp mình để có thể phát triển. Tôi cho rằng một công ty muốn phát triển tầm cỡ lớn quốc gia nếu không có mối quan hệ đó sẽ không thành công.