Trang chủ » VNR500 & FAST500 » Tái cấu trúc DN bắt đầu từ cải cách hành chính

Tái cấu trúc DN bắt đầu từ cải cách hành chính

Tác giả:

Môi trường tốt, tạo lực đẩy cho DN

Việc tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu bắt buộc vì kinh tế của chúng ta đã đi vào một chu kì phát triển mới, những chính sách, những việc mình phải làm trong những thập niên 90 bây giờ không còn đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi kinh tế của doanh nghiệp. Bởi vậy những quyết định từ đầu năm của Chính phủ là đúng đắn. Tuy nhiên, trong tái cấu trúc phải định ra vấn đề là gì?!

Tái cấu trúc là xét lại hệ thống của mình và làm sao cho nó chạy tốt hơn nhẹ nhàng hơn, gọn hơn. Yêu cầu này rất lớn. Cần hiểu rằng tái cấu trúc kinh tế là một yêu cầu chính trị chứ không phải yêu cầu kinh tế. Yêu cầu chính trị để giải quyết những vấn đề kinh tế. Bởi vậy quyết tâm chính trị là điều kiện tiên quyết.

Tái cấu trúc là một công việc rà soát tổng thể. Nếu làm dàn trải và làm tất cả các việc một lúc sẽ không đủ lực, bởi vậy phải có một độ tập trung. Ví dụ lấy một đề tài là cải tổ các doanh nghiệp nhà nước thì việc giải tỏa doanh nghiệp nhà nước không cũng không giải quyết được các vấn đề khác. Bởi vì, vấn đề tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước là cực kì khó, mà cái khó chắc chắn bó cái khôn.

Vì vậy, bắt đầu để giải quyết một vấn đề lớn và để có một đầu mối để giải quyết công việc này nên bắt đầu tập trung vào việc cải tổ thủ tục hành chính. Môi trường hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp từ đó tạo nên một lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển. Như vậy công việc tái cấu trúc từ đó sẽ dễ dàng hơn.

Một khó khăn nữa của các doanh nghiệp hiện nay là chỉ số tồn kho khá cao. Vì cầu đang giảm nhiều, nên nói về mặt chính sách thì nhà nước phải làm sao để kích cầu. Kích cầu có nghĩa là làm sao cho doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, tạo điều kiện trong việc giảm thuế, giảm phí. Nhìn lại một số chính sách của nhà nước trong thời gian gần đây là phản kích cầu. Làm cho cầu càng thấp nên lượng tồn kho càng cao thì kinh tế sẽ chậm hơn.

Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng có một số cơ hội là câu người ta hay nói, nhưng nếu khó quá thì đa số doanh nghiệp không làm ăn được dẫn đến cầu giảm, và những doanh nghiệp còn lại lấy cầu đâu để mà cung. Vì vậy có chuyện là kéo nhau đi xuống. Việc mà nhà nước có thể hỗ trợ bây giờ để hạn chế chỉ số tồn kho cho các doanh nghiệp là cắt giảm tối đa phí, giảm thuế cho doanh nghiệp để những doanh nghiệp nào càng có khả năng thì càng có thể vực dậy được kéo những doanh nghiệp khác đi theo.

Đầu tư cho ngiên cứu, phát triển

Buổi lễ công bố Top500 doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất vừa qua là những doanh nghiệp hàng đầu thì những doanh nghiệp này nên hướng dẫn các doanh nghiệp khác như thế nào để được như mình. Bởi vì, những doanh nghiệp này thứ nhất là những thế cạnh tranh tương đối tốt, thứ hai là về mặt tổ chức công ty, nhân sự khá tốt nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt trong thời gian khó khăn vừa qua.

Ông Carlton Pringle – Tổng giám đốc VietNam Works cho rằng trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay các doanh nghiệp nên lưu tâm đến những vấn đề cơ bản như sau để quản lí về măt nhân sự

Thứ nhất chọn đúng người tài để giúp cho doanh nghiệp phát triển.

Thứ hai là hãy đối xử tốt với nhân viên và cho họ biết mục tiêu của doanh nghiệp rõ ràng. Mỗi nhân viên phải biết rõ mục tiêu doanh nghiệp của mình. Ngoài ra phải tạo ra môi trường làm việc đầy thử thách để nhân viên học hỏi và phát triển.

Một điểm mấu chốt đó là thuật lãnh đạo cũng là vấn đề quan trọng dành cho các cấp quản lí để quản lí được môi trường năng động cho những công ty phát triển nhanh.

Ở Việt Nam có những người làm việc nghiên cứu và phát triển là có nhưng chưa chú trọng đến những cái đó. Các doanh nghiệp Việt Nam nên có cái nhìn dài hạn và khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển để đẩy mạnh sản phẩm của mình. Việc này sẽ giúp cho đẩy mạnh sản phẩm của mình trên thị trường.