Trang chủ » VNR500 & FAST500 » DN Việt tìm cách gỡ thế bí để tăng trưởng

DN Việt tìm cách gỡ thế bí để tăng trưởng

Tác giả:

Tuy nhiên, theo điều tra của Vietnam Report, ngay cả những doanh nghiệp Fast500 cũng đang gặp khó khăn trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những thách thức đặt ra cho kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt nói riêng.

Lợi thế cạnh tranh về lao động và tốc độ tăng năng suất lao động giảm dần

Trong hoàn cảnh các yếu tố chính từng hỗ trợ tăng trưởng bền vững như lực lượng lao động trẻ và những thành quả sau khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ đang ngày càng mơ hồ, Việt Nam cần phải tìm ra nguồn lực tăng trưởng mới để thay thế. Lợi thế về nguồn lao động trẻ và rẻ đang dần giảm đi mất đi, một vài doanh nghiệp đang e ngại nguy cơ thiếu lao động tại các thành phố lớn. Theo dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dân số nằm trong độ tuổi từ 5 đến 19 sẽ giảm xuống 22% từ mức 27% của năm 2010 và 34% của năm 1999. Mặc dù độ tuổi trung bình của người Việt Nam vào khoảng 27,4 vẫn được đánh giá là độ tuổi trẻ so với các quốc gia khác như Trung Quốc (35,2), dân số dường như đang già đi.

Theo tính toán của Chính phủ, lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng sẽ tăng khoảng 0,6% hàng năm trong thập kỷ tới, giảm hơn ¾ so với mức tăng trung bình 2,8% từ năm 2000 đến 2010. Sự tăng trưởng của Việt Nam được dựa trên sự chuyển đổi nhanh chóng từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang thành thị, từ năng suất lao động thấp của khu vực nông thôn sang năng suất lao động cao hơn của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trên thực tế, sự gia tăng năng suất trung bình khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế khỏi khu vực nông thôn sẽ không bù đắp kịp với những ảnh hưởng từ sự giảm tốc về lao động. Nếu không có một sự cải thiện về tăng trưởng năng suất trong khu vực nông nghiệp, cần phải giảm lực lượng lao động của khu vực này đi một nửa so với thập kỷ trước, vô hình chung kéo theo sự gia tăng về độ tuổi xét theo khu vực nông thôn và giảm về tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp vào khoảng 13% trong vòng 10 năm qua.

Việc cấp thiết hiện nay là Việt Nam cần xác định nguồn lực tăng trưởng mới thay thế. Ngành sản xuất và dịch vụ phải đẩy mạnh hiệu suất lao động của mình. Các dịch vụ thuê ngoài như dữ liệu, gia công phần mềm và IT đang được đánh giá là những nhân tố triển vọng. Việt Nam hoàn toàn có khả năng xây dựng một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách nâng cao tính cạnh tranh trong nước và hỗ trợ các ngành công nghiệp chuyển đổi chuỗi giá trị. Với lượng sinh viên tốt nghiệp ngành điện tử và công nghệ thông tin gia tăng, Việt Nam đang có tiềm năng trở thành một trong 10 quốc gia triển vọng trong lĩnh vực dịch vụ thuê ngoài. Tuy nhiên, khi mà các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang giữ vai trò chủ đạo (chiếm tới hơn 40% sản lượng quốc gia), sự thay đổi về cơ cấu sở hữu và chất lượng quản lý là rất quan trọng, bên cạnh nhu cầu cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Nhu cầu trong nước suy giảm

Kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp: trong nước hay xuất khẩu? Các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, như những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính- dịch vụ hay những nhà phân phối lẻ, đang bị đe dọa bởi tăng trưởng thấp tại Việt Nam hơn là các doanh nghiệp xuất khẩu. Do triển vọng tăng trưởng thay đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, các doanh nghiệp cần nằm bắt và điều hành tốt những vấn đề phát sinh của mình để linh hoạt đối phó với những diễn biến bất thường của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Thiếu hụt kỹ năng quản trị trong khối doanh nghiệp tư nhân

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh và ứng dụng kinh nghiệm thực tiễn toàn cầu nên được ưu tiên đối với các doanh nghiệp trong khối tư nhân tại Việt Nam. Họ nên hướng tới các giá trị dài hạn và lợi nhuận tối ưu hơn là tối đa hóa doanh thu. Nhiều doanh nghiệp trong nước hướng tới chiến lược cạnh tranh về giá trong khi bỏ qua chất lượng, tính năng và giá trị thương hiệu sản phẩm.

Những doanh nghiệp này nên phát triển chương trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự để cải thiện kỹ năng và năng suất của người lao động, cần chuyên nghiệp hơn trong việc giữ chân và thúc đẩy nhân tài, thông qua các ưu đãi về lương thưởng và quản lý. Khái niệm gia tăng giá trị năng suất lao động của nhân viên dường như chưa mấy được phổ biến tại các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Doanh nghiệp gia đình vẫn tồn tại với vai trò là một thành phần chính của nền kinh tế, nhưng dường như không mấy nỗ lực để cải thiện tình hình quản trị doanh nghiệp của mình.

Hạn chế tiếp cận vốn của các doanh nghiệp

Việc hạn chế tiếp cận vốn và gia tăng cạnh tranh đã cảnh báo các doanh nghiệp Nhà nước phải nâng cao thành tích kinh doanh của mình. Cải thiện quản lý và quản trị hiệu quả hơn có thể giúp tăng năng lực cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng toàn diện. Trung Quốc là một ví dụ, tổng sản phẩm được cải thiện đáng kể nhờ hiệu quả thu được từ việc cải cách khu vực nhà nước, đồng thời làm tăng lợi nhuận.

Trong bối cảnh đó, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ hỗ trợ đánh giá hoạt động cụ thể cần thiết để nhận diện lĩnh vực cần cải thiện. Rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước lâu năm sẽ phải đưa ra quyết định khó khăn trong việc kinh doanh ngành nghề cốt lõi và giảm bớt ngành nghề không còn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Việc bán bớt phần vốn tại các doanh nghiệp này là một vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động tính tới thời điểm hiện nay về cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề này một cách hiệu quả, vì cổ đông chi phối đa phần vẫn là nhà nước. Những thay đổi tích cực hơn theo hướng cổ phần hóa và cải thiện quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp họ điều chỉnh nhanh chóng hơn hướng tới một kỷ nguyên cạnh tranh quốc tế khốc liệt hơn.

Ngày 11/3/2013, Ban tổ chức chương trình FAST500 gồm: VietnamReport JSC và Báo VietnamNet sẽ chính thức công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đây là lần thứ ba liên tiếp, bảng xếp hạng FAST500 được công bố nhằm nghi nhận những nỗ lực và thành tích của các doanh nghiệp đã đạt được trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn, Buổi Lễ công bố sẽ được chính thức tổ chức ngày 09/4/2013 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, thông tin chi tiết về chương trình xem tại: www.fast500.vn