Trang chủ » VNR500 & FAST500 » CEO sáng tạo và thành công không tưởng

CEO sáng tạo và thành công không tưởng

Tác giả:

Một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của sự lãnh đạo sáng tạo chính là hiệu suất hoạt động cao của Apple dưới thời cố CEO Steve Jobs. Trong hai nhiệm kỳ của mình tại Apple, Jobs đã góp phần làm cho đổi mới chính là một thế mạnh của Apple trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Khi Jobs rời khỏi Apple lần đầu tiên năm 1998, lợi thế về sáng tạo của Apple đã bị hủy hoại. Vậy điều gì đang chờ đợi Apple hiện nay khi mà Jobs đã rời xa mãi mãi? Liệu ông đã xây dựng được hệ thống sáng tạo đủ mạnh cho Apple? Liệu Apple có đủ các kỹ năng cần thiết để duy trì lợi thế về đổi mới? Tất cả những câu hỏi này sẽ không được trả lời trong tương lai gần.

CEO tham gia trực tiếp vào động sáng tạo

Clayton Christensen trong cuốn Đặc trưng của nhà đổi mới (Innovator’s DNA) đã chỉ ra năm “kỹ năng khám phá” mà ông cho rằng năm kỹ năng này sẽ là tiêu chuẩn để phân biệt các nhà sáng tạo xuất sắc với các lãnh đạo không sáng tạo:

– Các nhà sáng tạo hỏi các câu hỏi khiêu khích thách thức hiện trạng.

– Họ quan sát thế giới như nhà nhân chủng học để phát hiện cách thức mới để làm việc.

– Họ kết nối với những người không có cùng quan điểm với họ để thu thập các quan điểm hoàn toàn khác nhau.

– Họ thử nghiệm không ngừng những ý tưởng mới và tìm kiếm những trải nghiệm mới.

– Cuối cùng, những hoạt động của họ sẽ tạo điều kiện cho họ liên kết những gì chưa được liên kết và qua đó tạo ra những ý tưởng đột phá.

Cuộc điều tra các CEO gần đây nhất do Forbes tiến hành chỉ ra rằng kỹ năng khám phá của các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp sáng tạo cao hơn tới 40% so với các nhà lãnh đạo khác. Bên cạnh đó, thời gian của họ dành cho các hoạt động tập trung vào sáng tạo cũng cao gấp đôi so với các nhóm lãnh đạo khác, lên tới hơn 30% tổng số thời gian làm việc.

Vai trò quyết định của CEO trong đổi mới cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Carolyn Aiken và Scott Keller, được đăng tải trên website của McKinsey & Company. CEO giúp đổi mới thành công thông qua đảm bảo cho đổi mới và sáng tạo là có ý nghĩa, đóng vai trò hình mẫu trong đổi mới, xây dựng đội ngũ lãnh đạo mạnh và có tính cam kết, và theo đuổi sự thay đổi một cách không ngừng nghỉ.

Fabrizio Freda, CEO của Estee Lauder, được xếp hạng thứ 23 năm nay, chia sẻ rằng ông rất “tin tưởng vào sức mạnh của lắng nghe. Lắng nghe giúp kết nối các ý tưởng. Cách suy nghĩ và sáng tạo của tôi đi được lắng nghe, kết nối và sáng tạo.” Đây là kinh nghiệm thu được từ nhiều năm làm việc ở các doanh nghiệp lớn như Procter & Gamble, Gucci, SpA và hiện tại là Estee Lauder Company inc. Khi tới Estee Lauder, ông đã dành sáu tháng để nghe ngóng và tìm hiểu về công ty, đi và quan sát các hoạt động của công ty trên 140 quốc gia trên thế giới.

Một ví dụ khác là ông S.D. Shibulal, đồng sáng lập và CEO của Infosys. Infosys được Forbes xếp hạng 19 trong nhóm các doanh nghiệp sáng tạo. Shibulal vừa là người quan sát vừa là nhà thực nghiệm. Trong 30 năm của mình tại Infosys Shibulal nói “không có gì mà tôi đã không làm được”. Đầu tiên, ông là người bán hàng, sau đó là quản lý tài khoản, rồi làm việc của một chuyên gia mạng, giúp thiết kế và khởi động ứng dụng thương mại điện tử đầu tiên , và đã là người lãnh đạo của cả hai bộ phận giao hàng và kinh doanh.

Để có được một cái nhìn mới, Shibulal đã dung 5 năm nghỉ phép để làm việc cho một công ty khác, Sun Microsystems. Ông cũng được biết đến như một nhà thực nghiệm. Shibulal đã luôn luôn bị cuốn hút về việc tháo rời các bộ phận của đồ vật sau đó lắp lại hoàn chỉnh. Ông nghiên cứu, tháo lắp và điều chỉnh các đồ vật để chúng đáp ứng được nhu cầu của mình. Thậm chí, ông đã chế tạo được một PDA của riêng mình trước khi PDA được phát triển và phổ biến. Đó là lý do tại sao ông được tôn kính như một “Gizmo guru” tại Infosys, nơi có rất nhiều chuyên gia và nhà sáng chế hàng đầu.

CEO truyền cảm hứng cho nhân viên sáng tạo

Tóm lại, các CEO của các công ty sáng tạo nhất hành động một cách sáng tạo. Tuy nhiên, dùng các nhà sáng tạo ở các vị trí cao không đảm bảo rằng công ty sẽ tạo ra và duy trì trược lợi thế về sáng tạo. Các nhà lãnh đạo sáng tạo chỉ là điều kiên cần chứ không phải là điều kiện đủ cho thành công của doanh nghiệp. Tại các công ty thành công trong sáng tạo, các nhà lãnh đạo đã chứng minh được rằng họ hiểu được tầm quan trọng của sáng tạo và họ đã nỗ lực để đẩy mạnh sự sáng tạo trong các quá trình và triết lý hoạt động tại doanh nghiệp họ đang quản lý.

Marc Benioff, CEO của Salesforce.com, công ty được xếp hạng số 1 về sáng tạo, cho biết ông đã thu thập được nhiều ý tưởng mới thông qua liên kết với các doanh nhân trẻ như Drew Houston, người sáng lập của DropBox, và Max Levchin, người sáng lập Slide và điều hành PayPal trước đây. Về cá nhân, Benioff có liên quan đến ý tưởng về Chatter, một phần mềm mạng xã hội cho doanh nghiệp.

Chatters giúp các đồng nghiệp trong công ty của ông trao đổi tốt hơn với những người khác và biết được những công việc đang được thực hiện và những ý tưởng đang được tạo ra trong toàn công ty. Chatter đại diện cho ý tưởng Benioff về cách thức giúp người khác kết nối tốt hơn. Thêm vào đó, tất cả các nhân viên quản lý và không quản lý Salesforce được đào tạo về đổi mới ít nhất hai ngày mỗi năm để giúp họ tối đa hóa đóng góp của họ cho quá trình đổi mới toàn công ty. Kỹ năng sáng tạo của Benioff đã giúp Salesforce tạo ra lợi thế về đổi mới cao nhưng nếu ông không truyền cảm hứng sáng tạo cho nhân viên của mình thì Salesforce sẽ không thể duy trì được lợi thế này.

Tương tự như vậy, Jeff Bezos, CEO của Amazon, đã tập hợp quanh mình những người sáng tạo. Ông yêu cầu các cá nhân đang tìm việc tại Amazon nói về những phát minh của họ. Điều quan trọng đối với ông là họ mong muốn tạo ra những điều mới, chứ khổng phải là họ đã sáng tạo ra cái gì. Điều này đã trở thành một phần trong văn hóa doanh nghiệp của Amazon. Ông luôn khuyến khích nhân viên thử nghiệm và tạo điều kiện cho họ.

Trong số các các biện pháp khuyến khích đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp mà CEO có thể áp dụng là chỉ ra các thành tựu/thành công vừa đạt được. Chia sẽ những thành công này sẽ làm nhân viên tin tưởng vào ý nghĩa của đổi mới và thêm tự tin trong thực hiện đổi mới.

Ổng Murthy, một nhà quản lý cao cấp của Infosys, đã chia sẻ rằng Infosys đã tổ chức cho các nhóm có kết quả hoạt động cao trình bày trước những nhóm khác của công ty để thể hiện rằng công ty đánh giá rất cao những nhóm này. Ravi Kant, Giám đốc điều hành của Tata Motors, cố tình xây dựng những hình mẫu như vậy trong công ty. Kant nhấn mạnh thành tựu của một nhân viên trẻ đã thành công trong một dự án rủi ro và được thăng chức để chỉ cho các nhân viên khác rằng những người có tài năng và kiên định có thể thành công nhanh hơn những người khác.

Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo như Benioff và Bezos không chỉ tự mình thực hiện đối mới sáng tạo mà họ truyền lại một cách có hệ thống các kỹ năng sáng tạo này trong toàn doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo của các công ty sáng tạo có ý thức làm gương bằng mô hình hóa các hoạt động đổi mới và áp dụng chúng như những quy trình trong doanh nghiệp. Các hoạt động đổi mới của CEO chính là những tín hiệu rõ rang cho những thành viên khác. Nếu các nhà lãnh đạo không tự mình tham gia tích cực vào đổi mới thì các bộ phận khác trong doanh nghiệp cũng sẽ không có cơ hội nào để đổi mới sáng tạo.

Ngày 23/8 tại KS.InterContinetal, TP.Hồ Chí Minh, Hội nghị Viet Nam CEO Summit 2013 do Vietnam Report phối hợp với Báo VietnamNet sẽ được tổ chức với chủ đề: “Kinh tế sáng tạo: Đổi mới để thành công”, Hội nghị sẽ là diễn đàn lớn để các doanh nghiệp Việt Nam bàn về việc áp dụng sáng tạo và đổi mới như một cách thức tạo động lực và sức bật mới cho doanh nghiệp Việt.