Trang chủ » Kinh doanh » Dân chung cư đóng phí như thuê khách sạn

Dân chung cư đóng phí như thuê khách sạn

Tác giả:

“Mổ xẻ” chung cư thời loạn phí

Việc mỗi chủ đầu tư tự mày mò tạo ra cho riêng mình một cách tính phí theo những điều kiện, khoản mục từ trên trời rơi xuống đang là thực trạng chung tại nhiều khu chung cư trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM khiến thị trường bất động sản đã bất ổn nay lại càng thêm loạn. Về cơ bản, những cách tính phí đó không dựa trên bất cứ tiêu chí nào, chủ yếu là do Ban quản lý tòa nhà áp đặt. Phí thu thì cao chót vót một cách phi lý, trong khi chất lượng phục vụ lại thấp khiến người dân hết sức bất bình.

Biểu phí đỗ xe (phí dịch vụ) phi lý và mang tính chất áp đặt được niêm yết công khai tại một tòa nhà chung cư vào thời điểm 2011.

Thời điểm 2009-2012, một số chung cư cao cấp trên địa bàn Hà Nội đều tự thu phí dịch vụ cao ngất ngưởng và mỗi nơi mỗi giá, dao động từ 6.300 – 21.000 đồng/m2 khiến bức tranh thị trường chung cư toàn cảnh trở thành một cái chợ trời không hơn không kém.

{keywords}

Gỡ “ngòi nổ” tranh chấp phí chung cư

Đối với các chung cư trên địa bàn Hà Nội vào thời điểm 2012, UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt mức giá trần là 4.000 đồng/m2. Theo các chủ đầu tư dự án nhà ở cao cấp tại Hà Nội, mức trần này là quá thấp so với chi phí dịch vụ mà họ đã cung cấp cho cư dân, nên đã áp mức giá cao hơn gấp 3-4 lần giá trần. Điều này chính là nguyên nhân tất yếu dẫn đến các tranh chấp nêu trên.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), dù Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình kinh tế để ban hành giá trần dịch vụ quản lý cho các chung cư, song chủ đầu tư đã không có thỏa thuận với người dân. Đồng thời, trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách mua cũng không thể hiện chi tiết về giá và các loại dịch vụ này.

{keywords}

Bên cạnh đó, khi phát biểu về việc thành lập đơn vị quản lý riêng cho mô hình chung cư tự quản trong hội thảo “Hoạt động quản lý vận hành tòa nhà: thực trạng và giải pháp” tổ chức tại Hà Nội ngày 06/10/2012, ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng lại cho rằng, việc duy trì một ban quản trị chỉ lo mỗi việc trực tiếp quản lý phí dịch vụ và bảo trì chung cư là không cần thiết và khiến mọi việc trở nên rắc rối.

Cụ thể về những rắc rối này, ông Thành nhìn nhận cách tính phí dịch vụ hiện nay của bộ Xây dựng đưa ra “còn phức tạp hơn công thức tính đàn hồi trong đúc bê tông” với dẫn chứng với rất nhiều số liệu và công thức rất khó hiểu như “số thời gian sử dụng dịch vụ’, “lợi nhuận định mức hợp lý”, “hệ số giảm giá dịch vụ”…

Nói tóm lại, bài toán phí quản lý cùng mối quan hệ căng thẳng giữa những hộ dân và chủ đầu tư dự án chung cư sẽ càng đi vào bế tắc một khi các cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra được một văn bản pháp lý có tính khả thi cao và bám sát thực tế thị trường. Đồng thời, các chủ đầu tư dự án chung cư cũng không nên tiếp tục “chơi chiêu” trên biểu phí quản lý và tung hỏa mù trên hợp đồng được ký kết để lạm dụng vốn của cư dân, nhập nhằng trong phân định diện tích sử dụng chung-riêng.

Cuối cùng, một căn hộ chung cư có mức giá tương ứng với các tiện ích hấp dẫn đi kèm, minh bạch trong hợp đồng giữa các bên và được áp một biểu phí quản lý hợp lý cũng không khó đến mức người dân phải ngoảnh mặt với căn hộ chung cư. Chỉ cần hiểu rõ tính chất thị trường, cẩn trọng khi đặt niềm tin vào nhà đầu tư là bạn đã có thể nhẹ nhàng tìm được cho riêng mình một nơi an cư lý tưởng.