Trang chủ » Tranh luận » Ngân hàng ngầm trị giá 50 tỷ USD ở Việt Nam

Ngân hàng ngầm trị giá 50 tỷ USD ở Việt Nam

Tác giả:

Hội đồng ổn định tài chính đã ước tính rằng, ngân hàng ngầm chiếm tới 25-30% của toàn hệ thống tài chính và khoảng một nửa quy mô các tài sản ngân hàng. Thắt chặt quy định trong lĩnh vực ngân hàng có thể thúc đẩy giao dịch trong ngân hàng ngầm.

Ông Con English dẫn số liệu, tại châu Âu, khoảng 22% các khoản nợ ngắn hạn phát hành bởi chính phủ và khu vực doanh nghiệp, và 38% nợ của hệ thống ngân hàng được nắm giữ bởi các quỹ thị trường tiền tệ. Sự liên kết giữa các ngành là rõ ràng và đáng kể về hệ thống.

{keywords}

Theo TS. Võ Trí Thành, dùng từ ngân hàng ngầm sẽ không thật sự chính xác mà nên gọi đó là “ngân hàng bóng – ngân hàng ẩn” (shadow banking), là những khoản vay ngoài hệ thống ngân hàng. Tín dụng đen là một phần trong khái niệm ngân hàng “ngầm”, tín dụng phi chính thức. Hệ thống ngân hàng ngầm tồn tại song song với hệ thống ngân hàng truyền thống và có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

“Ở Việt Nam hiện không có một thống kê chính thức về các khoản vay ở lĩnh vực này nhưng theo ước tính cho vay ngoài hệ thống hay còn gọi là tín dụng đen hiện đang bằng khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp”, ông Thành nói.

Chủ tịch UB Giám sát tài chính Vũ Viết Ngoạn cho rằng, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng ngân hàng “ngầm”. Nhưng hoạt động “ngầm” không có nghĩa là xấu. Theo định nghĩa của thế giới, đây là hoạt động mang tính chất ngân hàng được phép nhưng chưa nằm trong khuôn khổ giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Tới đây, các hoạt động này cần phải đưa vào quy chuẩn giám sát.

Đánh giá về những bất ổn trong hệ thống tài chính, ông Thành  cho rằng, phần huy động tín dụng đen đặt trong khái niệm ngân hàng ngầm có những tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội. Tác động dễ thấy nhất là việc khiến các cơ quan điều hành không kiểm soát được nguồn cung tiền, cung tín dụng một cách đầy đủ. Hệ lụy đổ vỡ ảnh hưởng tới xã hội rất tiêu cực.

Đồng quan điểm, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, tỷ lệ này là tương đối cao, nếu xét theo chuẩn quốc tế, chưa kể thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội. Ông phân tích, khi niềm tin của người dân bị thách thức với thị trường chính thống thì họ sẽ chuyển sang thị trường đen và kích thích thị trường đen phát triển. Vấn đề phải chấn chỉnh thị trường chính thống để tạo lập lại niềm tin cho người dân, chứ không thể bằng biện pháp hành chính để giải quyết được.

Đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam, ông Con English nói: “nếu tồn tại khu vực ngầm, quý vị cần phải xem xét việc quản lý nó, nếu không, nó có thể là một nguồn thanh khoản khi lĩnh vực ngân hàng không hoạt động một cách đầy đủ”.

Để hạn chế quy mô thị trường tín dụng đen, theo TS Nguyễn Đức Thành, ngân hàng phải rút ngắn chi phí, tăng hiệu quả trong hoạt động cho vay và bộ phận giám sát rủi ro của ngân hàng phải hoạt động tích cực.

Ông Vũ Viết Ngoạn nhận định, nếu không sớm xây dựng lộ trình hội nhập và kiên quyết áp dụng theo chuẩn mực quốc tế thì tôi nghĩ rằng khả năng bị tụt hậu, làm cho nền tảng tài chính của chúng ta yếu là rất dễ xảy ra. Trước hết là bản thân hệ thống định chế tài chính cũng phải có kiểm soát nội bộ tốt, thứ hai, hệ thống giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước cần giám sát tốt các định chế tài chính để đưa nó trở về khuôn khổ.

Cụm từ “shadow banking system” lần đầu tiên được Paul McCulley, một giám đốc đầu tư kỳ cựu của PIMCO (quỹ đầu tư trái phiếu hàng đầu thế giới) đưa ra vào năm 2007 tại Diễn đàn Kinh tế của Ngân hàng Trung ương Mỹ tổ chức tại Jack Hole Wyoming. Đây là “hệ thống bao gồm tất cả các hoạt động và công cụ đầu tư lợi suất cố định phi ngân hàng sử dụng đòn bẩy”.

Lượng giao dịch SBS tăng cao tại Mỹ với quy mô từ 10 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2007 lên 22 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2011.

Trong bối cảnh các chính phủ đang “thẳng tay” xử lý nguy cơ rủi ro từ các ngân hàng truyền thống, các ngân hàng “ngầm”, với những giao dịch ước tính có trị giá lên tới 60.000 tỷ USD/năm, vẫn là gốc rễ dẫn tới nhiều rủi ro đối với người dân.