Trang chủ » Kinh tế 24h » Thị trường tuần: Thịt hun khói ‘bẩn’, thịt bò đắt nhất thế giới

Thị trường tuần: Thịt hun khói ‘bẩn’, thịt bò đắt nhất thế giới

Tác giả:

Tâm điểm: Hàng dạt đội lốt đặc sản xuống vỉa hè

Cận Tết, nắm bắt tâm lý các bà nội trợ thường chuộng đặc sản quê, không ít tiểu thương, dân buôn hàng rong tranh thủ bán đủ loại. Nhiều người còn trà trộn thêm cả hàng chợ để kiếm lời.

Dạo qua các con phố lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội trong thời gian gần đây, người đi đường dễ dàng bắt gặp những chiếc xe thồ chở đầy măng khô, miến, nấm hương, hành khô, tỏi… bán rong và luôn được người bán giới thiệu là đặc sản quê chính hiệu. Tuy nhiên, người mua cần hết sức cẩn thận kẻo mua phải hàng chợ.

{keywords}

Đặc sản miến dong được bán tràn lan ở khắp các ngõ phố

Nóng: Quần áo, giày dép trẻ em Trung Quốc đắt tiền cũng có độc

Tổ chức Hòa Bình Xanh vừa công bố nhiều hóa chất nguy hiểm trong quần áo trẻ em mà các công ty Trung Quốc gia công cho các nhãn hiệu lớn như Disney, Burberry hoặc Adidas.

Tổ chức này cho biết đã cho phân tích 82 mẫu của 12 nhãn hiệu nổi tiếng và kết quả là đều tìm thấy trên các sản phẩm này nhiều chất độc hại. Trong số các nhãn hiệu rơi vào tầm ngắm của tổ chức trên có Nike, American Apperel, C&A và Gap. Các sản phẩm được xét nghiệm nêu trên được gia công ở 12 khu vực khác nhau trong đó có 1/3 là tại Trung Quốc.

Vào năm 2012, Tổ chức Hòa Bình Xanh cũng có một cuộc kiểm tra tương tự và phát hiện 2/3 sản phẩm may mặc bán trên đường phố Bắc Kinh có chứa chất độc hại.

Trong khi đó, ngày 14/1, Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông cho biết một số sản phẩm giày nhựa dành cho trẻ em do Trung Quốc sản xuất chứa các chất độc có khả năng gây bệnh ung thư, bao gồm chất làm dẻo phthalate và các hydrocarbon thơm đa vòng (PAH).

{keywords}

Quần áo trẻ em xuất xứ Trung Quốc bị phát hiện chứa hóa chất độc hại.

Thịt hun khói từ đồ thối ngâm hóa chất: Công an TP. Hà Nội vừa thu giữ gần 1 tấn thực phẩm của cơ sở sản xuất giò, chả, thịt dăm bông hun khói Thắng Hương, ở Khu tập thể Phùng Khắc Khoan, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 118kg thịt đông lạnh và 809kg thịt dăm bông hun khói; chân giò muối (trong đó thịt dăm bông hun khói là mặt hàng chủ lực), đều được làm từ thịt trôi nổi ngoài thị trường và các phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bơm thạch vào tôm, làm giả gạch cua lừa khách: Vì mục đích lợi nhuận, nhiều tiểu thương kinh doanh đã bất chấp thủ đoạn để bán thực phẩm, kiếm lời bằng những chiêu lừa đảo như: Bơm rau câu cho tôm, nhồi bánh đúc cho gà, làm giả gạch cua, ăn gian trọng lượng bằng… nước đá, hàng thiếu khối lượng…

Kinh hoàng bún đậu mắm… ruồi: Chỉ cần 15.000-20.000 đồng là có 1 suất bún đậu mắm tôm “siêu ngon” tại các vỉa hè dọc các con phố của Hà Nội. Giữa thời buổi “thóc cao gạo kém” này thì món ăn “ngon-bổ-rẻ” này là lựa chọn của rất nhiều thực khách, và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cũng từ đó tăng cao.

Hoa quả nhập khẩu đang bị làm xiếc: Lợi dụng nhu cầu và sự sính ngoại của NTD, nhiều đối tượng kinh doanh đã không bỏ qua cơ hội trục lợi, đã phù phép hoa quả từ TQ thành những loại hoa quả ngon, có giá trị kinh tế, đánh lừa người tiêu dùng, khiến họ tiền mất tật mang.

Dùng cồn đánh véc-ni chế rượu chết người: 15.300 lít cồn công nghiệp chứa nhiều tạp chất chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vécni đã được mua để pha chế rượu nếp 29 Hà Nội.

Công nghệ tẩy thịt thối bằng hóa chất: Theo tiết lộ của một người làm nghề giết mổ heo lậu, sau khi mang heo chết về trước tiên phải cho móc hết nội tạng, sau đó xẻ mảnh rồi ngâm vào thứ bột giống như bột năng, không mùi. Nhờ tác dụng của loại bột này, dù là thịt ôi nhưng vẫn không bốc mùi. Màu thịt trông vẫn tươi, sáng.

{keywords}

Mua heo chết về móc nội tạng xẻ thịt, ngâm hóa chất rồi đem tiêu thụ

Thịt lợn, bò Việt Nam đắt nhất thế giới: Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cảnh báo nếu ngành chăn nuôi không giảm được giá thành sản xuất xuống bằng hoặc thấp hơn các nước thì thị trường thực phẩm thịt ngoại sẽ chiếm lĩnh. Điểm yếu nằm ở hai mặt hàng chủ lực của chăn nuôi nước ta là thịt bò và thịt heo đều có giá thành sản xuất quá cao so với các nước.

Nữ trang rẻ tiền hỏng da hại sức khỏe: Nữ trang rẻ tiền được xi mạ làm giả các chất liệu vàng trắng, vàng 24K và 18K xuất hiện khắp các chợ, siêu thị và… lề đường. Với đặc điểm rẻ, đẹp, nữ trang rẻ tiền đang thu hút nhiều người sử dụng.

Dân Hà Nội đua vui, bỏ tiền triệu chơi pháo điện: Nhiều người đã bỏ cả triệu đồng để mua những chùm pháo điện tử về chơi Tết. Các mặt hàng pháo điện tử bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là hàng nhập lậu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo nên nhiều ý kiến cho rằng cần cẩn trọng khi chọn mua.

{keywords}

Các loại pháo điện tử Trung Quốc có tiếng nổ giống như pháo thật được bày bán tràn lan ngoài thị trường

Tuồn ‘lựu đạn’ Trung Quốc vào Sài Gòn: Tại TP.HCM, không khó để tìm loại đồ chơi phát nổ kiểu như pháo xuất xứ từ Trung Quốc. Khi chơi chỉ cần để trên tay vỗ mạnh thì phát nổ.

Bao lì xì, vật trang trí Tết hầu hết là hàng Trung Quốc: Tại TP.HCM, bao lì xì, vật trang trí Tết đã được bày bán khắp các chợ, cửa hàng, lề đường. Hầu hết các sản phẩm đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Lạ: Nghề nuôi ong độc giết cả trâu mộng

Dân gian có câu: “Ong vàng đốt vàng con mắt/Ong vò vẽ đốt chẽ chân trâu/Ong bồ nâu (ong đất) đốt đâu chết đấy”. Với tính khí hung hăng và chiếc nọc tàn độc ấy, ong đất (gồm hai loại ong khoang và ong đen) được mệnh danh là “chúa của loài ong”.

Đôi mắt kép lồi lên sáng quắc, cặp cánh rộng đập phần phật lao vun vút như gió, ong đất được trang bị thêm chiếc nọc kịch độc, lúc “nổi cơn điên” 10 con có thể đốt chết một trâu mộng. Lạ thay, vẫn có những người thích giỡn với tử thần khi đào tổ ong đất mang về nhà nuôi.

{keywords}

Được một tổ ong đất không hề đơn giản

Ở xã Pờ Ly Ngài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, nhiều gia đình có truyền thống nuôi ong đất. Vụ thắng lớn, có thợ nuôi ong thu hàng trăm triệu đồng mà không phải bỏ một xu chi phí.