Trang chủ » Tranh luận » Đua nhau xây casino: Sắp mở cửa cho người Việt

Đua nhau xây casino: Sắp mở cửa cho người Việt

Tác giả:

Một số nhà điều hành trong ngành sòng bạc nói rằng, nếu điều kiện về pháp lý về casino được nới lỏng, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm casino của khu vực, với tiềm năng doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Một số nhà điều hành trong ngành sòng bạc nói rằng, nếu điều kiện về pháp lý về casino được nới lỏng, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm casino của khu vực, với tiềm năng doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm.

Hiện casino này vẫn chưa được xây dựng. Cho tới nay, có một số casino hoạt động ở Việt Nam, nhưng chỉ mở cửa cho người nước ngoài.

{keywords}

Sự nới lỏng này, nếu xảy ra, được đánh giá sẽ thúc đẩy tạo việc làm, thúc đẩy hoạt động du lịch và tăng nguồn thu từ thuế trong nước, đồng thời có thể đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty điều hành sòng bạc lớn của thế giới như Las Vegas Sands, Genting Bhd, Nagacorp và Penn National Gaming. Những công ty này đều đã lặng lẽ bày tỏ sự quan tâm tới thị trường Việt Nam nếu người Việt được phép vào casino.

Sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các công ty casino còn đến từ những lợi thế về dân số và vị trí địa lý. Việt Nam chỉ cách nhiều thủ đô ở châu Á một vài giờ bay và rất gần Trung Quốc, nước có nhiều khách chơi bạc giàu có.

Ngoài ra, 2/3 dân số khoảng 90 triệu người của Việt Nam là dưới 30 tuổi, và dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ nay tới năm 2020 – theo một báo cáo mới đây của hãng tư vấn Boston Consulting Group.

Một số nhà điều hành trong ngành sòng bạc nói rằng, nếu điều kiện về pháp lý về casino được nới lỏng, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm casino của khu vực, với tiềm năng doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Con số này tương đương khoảng một nửa doanh thu ngành casino ở Singapore năm 2013, nhưng cao gấp 10 lần của Campuchia và ngang ngửa với doanh thu của ngành sòng bạc Philippines hay Hàn Quốc.

Ông Augustine Ha Ton Vinh, một nhà tư vấn về hoạt động sòng bạc, ước tính, Việt Nam đang mất khoảng 800 triệu USD tiền thuế mỗi năm từ những người Việt sang Campuchia chơi bạc. Khách Việt chiếm khoảng một nửa số khách tới các sòng bạc ở Campuchia.

“Chính phủ đang tìm kiếm các nhà đầu tư và đối tác để khởi động dự án Vân Đồn”, ông Ha Ton Vinh cho biết bên thềm một diễn đàn ở Hồng Kông. “Từ năm 2003, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vận hành các phòng chơi bạc trong các khách sạn. Khách Trung Quốc và Đài Loan là những khách chơi thường xuyên”.

Nguồn thu mới từ hoạt động sòng bạc sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng khoảng 5% của Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn đang đối mặt với mức nợ xấu cao và sự cạnh tranh ngày càng mạnh trong khu vực để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam đã đề xuất lên Quốc hội một dự thảo luật về casino, trong đó các công ty casino nước ngoài muốn vào Việt Nam phải có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và vốn đầu tư không dưới 4 tỷ USD.

Reuters cho biết, dự án casino Vân Đồn, nơi việc thử nghiệm cho người Việt Nam vào chơi bạc có thể diễn ra, có giá trị đầu tư lên tới 7,5 tỷ USD. Dự án này được dẫn đầu bởi “đại gia” Đào Hồng Tuyển và một công ty Mỹ ít tên tuổi là ISC Corporation. Công ty này dự kiến xây sòng bạc, bến tàu, trung tâm hội nghị, sân golf và câu lạc bộ tennis ở Vân Đồn.

“Lịch sử” ngành casino ở Việt Nam đến nay được ghi dấu bởi những dự án sòng bạc bị trì hoãn, hủy hợp đồng, cơ sở hạ tầng yếu kém và các vấn đề về vốn.

Với dự án casino Hồ Tràm ở Bà Rịa-Vũng Tàu, chủ đầu tư là công ty Asian Coast Development Limited (ACDL) của Canada có giấy phép đầu tư 4,2 tỷ USD để xây dựng một tổ hợp resort kiêm casino với 541 phòng, 90 bàn chơi bạc và 600 máy chơi bạc. Tuy nhiên, công ty MGM Resorts đã rút lui khỏi hợp đồng quản lý sòng bạc này ngay trước khi mở cửa vào năm 2013.

Dự án sòng bạc lớn thứ hai của Việt Nam, ở Hội An, cũng đang bị đình lại. Công ty quản lý quỹ đầu tư VinCapital hiện đang nỗ lực để khởi động lại dự án 4 tỷ USD này, nhưng chưa tìm ra được một đối tác quốc tế mới nào sau khi đối tác Genting rút lui vào năm 2012.

Trong khi đó, 5 sòng bạc nhỏ hơn khác lại ít nhiều gặt hái thành công. Trong đó phải kể tới dự án casino tại Lào Cai với 8 bàn chơi bạc, 34 phòng khách sạn và chỉ phục vụ khách Trung Quốc.

Ông Ben Reichel, Giám đốc điều hành của Donaco, công ty vận hành song bạc này, nói rằng, các đại lý đánh bạc ở Trung Quốc cung cấp vốn tín dụng cho các khách chơi lớn tới đây. Mỗi khách chơi lớn tới sòng bạc Lào Cai mang theo tối thiểu 600.000 Nhân dân tệ, tương đương 99.000 USD mỗi người.

Các công ty sòng bạc lớn trên thế giới cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa đặt cược vào sự thay đổi chính sách ở đây.

Tỷ phú sòng bạc Mỹ Sheldon Adelson, CEO của Las Vegas Sands, đã tới Việt Nam 3 lần trong vòng 2 năm qua. Ông Adelson dự định xây sòng bạc ở Hà Nội và Tp.HCM, nhưng chỉ khi nào điều kiện hợp lý.

MGM Resorts cho biết cũng đang chờ “cơ hội phát triển tương lai” ở Việt Nam, trong khi Genting nói sẽ không đầu tư vào Việt Nam chừng nào chính sách được nới lỏng. Ông Timothy Mc Nally, Chủ tịch Naga Corp., cho hay, công ty của ông sẽ rất vui mừng nếu Việt Nam, một “quốc gia rất quan trọng”, hợp thức hóa hoạt động casino.