Trang chủ » Doanh nhân » Thương binh ‘liều’ tự chế hai trực thăng chơi

Thương binh ‘liều’ tự chế hai trực thăng chơi

Tác giả:

{keywords}

Bùi Hiển – người thương binh lục tuần vẫn ngày ngày mày mò chế tạo trực thăng để thế hệ con cháu mai sau noi gương mà học hỏi niềm đam mê của mình.

{keywords}

Chiếc máy bay đầu tiên ra đời năm 2012, ông Hiền chưa hài lòng vì còn nhiều hạn chế ở động cơ, hộp số. Lại nhập máy từ nước ngoài về rồi tiếp tục tự tay lắp ráp, mày mò, ông chuẩn bị cho ra đời tiếp thêm một chiếc nữa để thỏa mãn niềm đam mê.

{keywords}

Kiểu dáng hiện đại, khung cabin bằng hợp kim nhôm…

{keywords}

Lần này ông làm cánh quạt hai lá bằng inox.

{keywords}

Mấy ngày nay, ông lại cặm cụi để hoàn thiện sản phẩm của mình.

{keywords}

Cánh quạt cân bằng ở đuôi.

{keywords}

Trục Rotor chính.

{keywords}

Máy bay sẽ có 1 ghế ngồi để phi công điều khiển với cần điều khiển hộp số, cần điều khiển cân bằng, tốc độ, di chuyển.

{keywords}

Ông nói rằng ông chế tạo theo mẫu máy bay thể thao, siêu nhẹ để phục vụ dân sinh.

{keywords}

Mặt trước của chiếc máy bay “made by Bùi Hiển” thứ hai mà ông chuẩn bị cho ra đời.

{keywords}

Tuy năm nay đã lục tuần, người thương binh này lại tiếp tục nuôi ước mơ một ngày nào đó, những chiếc máy bay do tự tay ông làm ra sẽ tung cánh trên bầu trời quê hương. Dẫu chặng đường thực hiện mơ ước còn lắm gian truân, nhưng ông vẫn khẳng định “sẽ làm khi nào được thì thôi”.

{keywords}

Trước đó, tháng 3.2012, chiếc máy bay trực thăng đầu tiên được ông cho ra đời và đã bay thử trong xưởng thành công.

{keywords}

Chiếc máy bay đó, ông chế tạo theo kiểu có hai cánh quạt đồng trục, mỗi cánh có 2 lá, kết cấu đơn giản với động cơ được lấy ra từ chiếc môtô nước có công suất 102 mã lực.

{keywords}

Do hộp số lấy từ ôtô nên ông không dám cho bay thử lâu vì sợ nóng, sẽ không an toàn. Từ đó, ông bắt đầu chế tạo chiếc thứ hai với động cơ chuyên dụng dùng cho máy bay như ở trên.

{keywords}

Tuy nổi tiếng với việc chế tạo máy bay trực thăng, nhưng nguồn thu chủ yếu của xưởng là sửa chữa máy thủy của canô, tàu thuyền.

{keywords}

Những xe chuyên dùng, khó có chỗ nào sửa được thì ông xưởng ông là nơi được tin tưởng giao phó.