Trang chủ » Kinh tế 24h » Ghê sợ cải xoong nhiễm sán, nấm không rõ nguồn gốc

Ghê sợ cải xoong nhiễm sán, nấm không rõ nguồn gốc

Tác giả:

Tâm điểm: Ghê sợ cải xoong nhiễm sán

Thông tin về những loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây hại cho người dùng đã từng xuất hiện nay lại nóng trên các diễn đàn.

Trên các trang mạng xã hội, một số thành viên chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước, nếu chẳng may ăn vào người có thể gây bệnh.

Nóng: Nhập nhèm nguồn gốc nấm

Phần lớn người tiêu dùng đều tin tưởng lựa chọn các loại nấm có nhãn mác, nguồn gốc “Việt Nam” nhưng thật chất đó là hàng không rõ nguồn gốc. Bởi các loại nấm cao cấp như nấm kim châm, nấm tuyết rất khó trồng tại điều kiện khí hậu Việt Nam và giá thành tương đối cao.

{keywords}

Loại nấm kim châm rất khó trồng ở Việt Nam

Và một số lượng không nhỏ những loại nấm cao cấp không rõ nguồn gốc xuất xứ đó lại được bày bán tràn lan ở chợ và trong cả hệ thống siêu thị như Fivimart, Coopmart…  Tuy nhiên, ngay sau khi có thông tin về loại nấm không rõ nguồn gốc, các siêu thị trên đã tạm ngừng bán.

Việt Nam ăn nhậu 5 triệu con chó và 3 tỷ lít bia: Mỗi năm, người Việt ăn 5 triệu con chó, 5 tỷ gói mì tôm và uống 3 tỷ lít bia –  đây đều là những con số cho thấy lượng tiêu thụ thịt chó, mì tôm, bia của Việt Nam nằm trong top đầu thế giới và các nước trong khu vực.

Tăng giá xăng: Sau nhiều ngày “cầm cự”, liên bộ Tài chính – Công Thương đã cho phép các doanh nghiệp xăng dầu tăng giá bán lẻ từ khoảng 204-307 đồng/lít, kg tùy mặt hàng kể từ 20h tối 21/2.

Kinh hoàng công nghệ muối hành… siêu tốc: Thông thường, thời gian thích hợp để muối hành khoảng 1-2 tuần, cho màu ngà vàng, ăn giòn và chua ngon và khoảng 5-7 ngày sau bắt đầu nổi váng, mốc. Nhưng nay, nhiều tiểu thương chỉ mất 1-2 giờ là đã có lọ hành muối màu trắng bắt mắt, chua, giòn rất hấp dẫn để mang bán nhờ dùng chất phụ gia.

Thối chân vì lót giầy thơm: Được quảng cáo là “hút mùi, tạo hương thơm“, lót giày quế là sản phẩm ưa chuộng của rất nhiều các nam giới. Tuy nhiên, một số người chân bỗng dưng đau nhức rồi nổi mụn vì loại lót giày này.

{keywords}

Cận cảnh quýt bị nghi của Trung Quốc, có vỏ vàng, bên trong xanh mốc.

Quýt độc Trung Quốc vỏ tươi trong mốc xanh: Trên thị trường đang xuất hiện một loại quýt nghi của Trung Quốc có vỏ vàng tươi nhưng bên trong màu xanh mốc.

Đèn chùm châu Âu ngàn đô toàn hàng Tàu: Vì lợi nhuận “khủng” mà các mặt hàng đèn chùm do Trung Quốc sản xuất tại các khu vực chuyên kinh doanh hàng trang trí nội thất được bày bán công khai với những cái tên thật “tây” để đánh lừa khách hàng.

Cúm gà, nông dân trắng tay vì bị ép giá: Mặc dù tại chợ, giá gia cầm và trứng gia cầm không giảm, lượng tiêu thụ khá ổn định, song dân buôn vẫn lấy cớ dịch cúm gia cầm hoành hành, hàng khó bán để ép người chăn nuôi phải bán với giá rẻ.

Rét đậm, giá rau vọt tăng gấp 4 lần: Sau thời gian dài “rẻ như bèo” khiến nông dân phải nhổ bỏ rau hoặc cho cá, bò ăn thì gần một tuần nay, do rét đậm kéo dài, nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá rau xanh tại các chợ tăng chóng mặt.

5 triệu đồng 1 chiếc quần hình Flappy Bird: Một shop quần áo ở Hà Nội vừa rao bán 4 chiếc quần lót có hình Flappy Bird với giá 5 triệu đồng/chiếc. Một mẩu bánh mì được xem là có những vết xém giống hình Flappy Bird cũng được bán 1 tỉ đồng. Một bức vẽ có tên “Bye Bye Flappy Bird” bằng chì cũng có giá tới 1 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có rất nhiều vật phẩm ăn theo Flappy Bird cũng được bán với giá từ vài triệu đồng đến 1 tỉ đồng.

{keywords}

Gà serama dạng “rồng” có ức nhô hẳn ra phía trước, cao vượt mặt, chân thấp và cánh thẳng đứng.

30 triệu đồng/con gà nhỏ nhất thế giới: Serama là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới. Serama thường được ví như một “công trình nghệ thuật sống”. Với “tính cách” khá dạn người, vẻ đẹp “vương giả” mà những chú gà Serama đã trở thành vật cưng ở khắp nơi trên thế giới. Giá của những chú gà chỉ từ 300-500g đều tính bằng tiền triệu, thậm chí cả trăm triệu.

Buôn bán chưa bao giờ khó như hiện nay: Đã qua rằm tháng Giêng nhưng sức mua ở các chợ trên địa bàn TP.HCM giảm sâu đến không ngờ. Giá nông sản, thực phẩm tươi sống tại chợ đã giảm 50-70%. Dịch cúm gia cầm lại bùng phát khiến nhiều tiểu thương méo mặt.

Thương lái TQ thu mua cả lá khoai lang, cây huyết đằng: Gần đây, thương lái Trung Quốc lại tranh thủ săn mua lá khoai lang cũng như cây huyết đằng tại các tỉnh. Trước đây, thương lái Trung Quốc đã từng đổ xô mua lá điều, lá lục bình, ốc bươu vàng… sau đó lại ngưng mua khiến nông dân khốn đốn.

Cha mẹ tranh thủ “găm” sữa cho con trước khi giá tăng: Ngay khi biết thông tin một số hãng sữa sẽ tăng giá từ ngày 1/3 tới, nhiều ông bố, bà mẹ tại Hà Nội đã tranh thủ đi mua sữa cho con để “tiết kiệm được đồng nào thì hay đồng nấy”.

Chợ đen mua bán thận ở Việt Nam: Để đáp ứng nhu cầu về cấy, ghép tạng của người dân, một nhóm đối tượng đã bất chấp các quy định của pháp luật đứng ra tổ chức, môi giới, chắp nối giữa cung và cầu nhằm kiếm khoản tiền chênh lệch lớn.

Lạ: Mốt bán giúp, đi chợ hộ của chị em công sở

Hiện đang rộ lên trào lưu đi chợ hộ tại nhiều cơ quan công sở.

Chị Hà, nhân viên một tập đoàn viễn thông tại HN, cho hay, công ty chị hiện giờ cứ phân công nhau, ai biết và có nguồn thực phẩm sạch từ quê thì phụ trách đi chợ hộ cho các chị em theo đơn đặt hàng luôn. Mỗi người góp một ít công sức đi chợ giúp chị em khác để gia đình nhà nào cũng có bữa cơm sạch ăn hàng ngày.

{keywords}

Hải sản tươi sống cũng thường được nhiều người nhờ mua.

Xuất phát từ chuyện đi chợ hộ, nhiều chị em còn mạnh dạn mở hiệu buôn bán các loại đặc sản từ mối khách quen trước đó.