Trang chủ » Kinh doanh » Thương lái Trung Quốc lùng mua hạt mây rừng

Thương lái Trung Quốc lùng mua hạt mây rừng

Tác giả:

Cơ sở thu mua tập trung tại thị trấn Khâm Đức, không phải thương nhân Trung Quốc trực tiếp thu mua mà qua trung gian là các lái buôn Việt Nam.

Với giá thu mua 23.000 đồng/kg hạt mây chưa bóc vỏ, rồi thuê nhân công tách vỏ lấy hạt rồi mới bán sang Trung Quốc với giá từ 60 đến 70.000 đồng/1kg.

Khi được hỏi, bà Bảy một lái buôn hạt mây rừng cho biết: Hạt mây được thu mua vào bán sang Trung Quốc rất nhiều, hơn cả năm nay nhưng không biết thương nhân Trung Quốc mua để làm gì. Chỉ thấy có lời nên đi thu mua về bán lại thôi.

Trước đó ở vùng núi Trà My thuộc huyện miền núi Tiên Phước, Quảng Nam cũng đã rộ lên việc thu mua hạt mây nhưng cũng đã bớt nóng do hạt mây đã hết.

“Săn” hạt mây rừng giờ đã thành công việc mang lại thu nhập khá cao cho người dân ở vùng núi.

{keywords}

Một cơ sở thu gom hạt mây để bán cho Trung Quốc tại huyện Phước Sơn.

Ông Nguyễn Văn Phong một người chuyên đi “săn” hạt mây cho biết: Từ ngày họ thu mua hạt mây ngày nào ông cũng có thu nhập khoảng 200.000 đồng, có ngày còn nhiều hơn.

Theo ông, việc hái hạt nhẹ nhàng hơn là bức mây rất nhiều, không tốn công vận chuyển, cho dù là 10kg hay 20kg hạt mây cũng cõng được, trong khi bứt mây mà chừng đó cân thì chịu.

Chính vì lẽ đó, không chỉ ông Phong mà nhiều hộ dân khác rủ nhau cơm đùm gạo gói đi vào tận rừng sâu tìm hái hạt mây.

Hạt mây chỉ có từ khoảng cuối tháng 11 đến tháng giêng, tháng 2 năm sau nên người dân tranh thủ đi hái.

Theo dự đoán thì hạt mây rừng có thể được thu mua để ươm giống, tuy nhiên hiện nay số lượng hạt còn rất ít, nên nhiều ý kiến đề xuất cần phải có hướng bảo vệ để tránh bị mất nguồn giống về lâu dài.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Sơn – ông Nguyễn Phiếm cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp với ngành chức năng để kiểm tra số lượng hạt được tiêu thụ đi đâu. Nếu các thương lái thu mua và bán ở trong nước để nhân giống là việc cần thiết và nên khuyến khích, nhưng lại xuất bán sang Trung Quốc thì cần phải xem xét và có biện pháp bảo vệ nguồn giống kịp thời”.