Trang chủ » Điểm nóng » 12 bước để không bị “đổ lỗi” trong công ty

12 bước để không bị “đổ lỗi” trong công ty

Tác giả:

Vấn đề này đã được xử lý ra sao?

Với tư cách là một nhà cố vấn, tôi được chứng kiến ngày càng nhiều những trường hợp “chịu trận thay” như vậy trong các công ty.

Đây là hiện tượng đang được Hiệp hội những người bị khiển trách oan (một tổ chức phi lợi nhuận của Anh) nghiên cứu nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của mọi người về tình trạng đổ lỗi tại nơi làm việc.

Trước khi đưa ra lời khiển trách cấp dưới hay
đồng nghiệp hãy tự xem lại bản thân mình.
Ảnh: clipartof.com

Chúng được định nghĩa như một tính chất xã hội thù địch hay tâm lý nghi ngờ hàng ngày của những người luôn chỉ biết đổ lỗi với những người có trách nhiệm, hướng tới một mục tiêu hoặc là một nhóm người.

Những hậu quả để lại vô cùng sâu sắc và lâu dài đối với các nạn nhân. Gần đây, tôi đã tư vấn cho một quản lý cấp cao, một người không bao giờ quên được việc mình đã phải “chịu trận thay” ra sao.

Đó là John – 39 tuổi – gia nhập công ty dịch vụ tài chính khi mới ngoài 20 tuổi và đã làm việc chăm chỉ suốt 4 năm trời cho tới khi bị sếp mới của mình đổ lỗi và trách cứ.

Đã 16 năm trôi qua, thế nhưng John nói ông vẫn bị ám ảnh bởi hậu quả của việc bị trách cứ oan uổng ngày xưa. Mặc dù đã trở thành một giám đốc thành đạt, song John cho biết ông không bao giờ có thể phát huy hết năng lực tiềm ẩn của mình bởi ông đã trở nên cực kỳ lo lắng và cảnh giác trong công việc.

John dành 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày để đảm bảo rằng mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát cũng như giám sát chặt chẽ đội ngũ nhân viên của mình giúp họ tránh khỏi mắc lỗi và đương nhiên, ông còn rất ít thời gian cho gia đình. Khi tôi đề nghị John tâm sự với tôi câu chuyện đã xảy ra với ông nhiều năm trước, John từ chối và trở nên lúng túng khi nhớ lại sự việc đó.

Hậu quả của tình trạng này thường diễn ra âm ỉ, nó quan trọng đối với các nhà quản lý trong việc xử lý vấn đề này, cũng như cách họ làm với bất kỳ vấn đề nào khác. Đáng lẽ không nên để chúng âm ỉ lan rộng, nhưng các nhà quản lý lại giải quyết chúng một cách miễn cưỡng.

Để giải thoát

Hãy tìm hiểu tất cả các vấn đề để xem nguyên nhân
của việc “nổi nóng” là gì từ đó đưa ra phương hướng hoà giải.
Ảnh: dryiceinfo.com

Bạn có thể làm gì nếu bắt gặp một vài người đang phải “chịu trận thay” hay nếu điều đó xảy ra với chính bạn? Đối với bất cứ ai chứng kiến sự việc này tại nơi làm việc, Hiệp hội những người bị khiển trách oan đã khuyến cáo những việc cần làm ngay lập tức sau đây:

  1. Hãy trang bị sự hiểu biết về những gì đang xảy ra ở cấp độ nghiên cứu sâu sắc chứ không phải theo cách hời hợt: Tìm hiểu về quá khứ, lai lịch, hoàn cảnh và cả tình hình sự việc.
  2. Hỏi xem người đang cố gắng đổ lỗi kia muốn gì
  3. Cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra giữa người khăng khăng đổ lỗi và nạn nhân
  4. Hãy khẳng định rằng bạn hay cả nhóm đồng nghiệp đã chứng kiến từ đầu tới cuối sự việc và sẽ đấu tranh một cách công khai cho tới khi chuyện này chấm dứt.
  5. Nhấn mạnh rằng bạn hay các đồng nghiệp của bạn sẽ không để mình trở thành mục tiêu thế thân của ai đó.
  6. Tránh càng xa càng tốt khỏi những người khăng khăng đổ lỗi cho người khác.

Để minh oan

Nếu bạn quyết định sẽ minh oan cho người “chịu trận thay”, bạn nên thực hiện điều đó với một quyết tâm. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn những trường hợp đổ lỗi trong tương lai và đảm bảo rằng “thủ phạm” sẽ suy nghĩ kỹ trước khi lặp lại hành động này. Hiệp hội này cũng khuyến cáo bạn như sau:

Những lời khiển trách không đúng lúc đôi khi
gây hậu quả rất lớn đối với người bị khiển trách.
Ảnh: cio.com

1. Lập ra một danh sách công việc và những người thực hiện công việc đó.

2. Khẳng định rằng kẻ đang cố gắng đổ lỗi cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm về những lời buộc tội vô căn cứ, bởi một mục đích nào đó.

3. Chắc chắn rằng thủ phạm đồng ý ngừng lấy việc đổ lỗi cho người khác làm mục tiêu.

4. Mục tiêu là họ (những kẻ đổ trách nhiệm) phải chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì liên quan tới họ.

5. Thủ phạm phải cam kết không tái diễn lại tình trạng “chịu trận thay” này.

6. Thể hiện sự đồng tình bằng cách thừa nhận kết quả trước người người chịu trận thay.

Bạn đã bao giờ là nạn nhân của tình trạng “chịu trận thay” tại công sở chưa? Bạn có gợi ý hay đề xuất nào để giải quyết vấn đề này hay không?

(Tham khảo thêm bài viết từ chuyên mục Letter from London (Bức thư từ London) của Gill Corkindale).

Một số ý kiến bình luận của độc giả Harvard Business Online


1. Đây là một thực tế đáng lo ngại. Nó giống như nạn bạo hành và rất khó có thể phát hiện trong thời kỳ đầu, đặc biệt là khi nạn nhân im lặng (như vẫn thường thấy trong nhiều trường hợp).

Việc đổ lỗi hay trách cứ vô cớ chắc chắn sẽ xảy ra khi xuất hiện kết quả không như mong muốn và người ta không tìm được lý do thích đáng để đổ lỗi.

Mục tiêu của cả nhóm có thể bị che đậy bởi hành động của một cá nhân. Hoạt động quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc giao nhiệm vụ rõ ràng và quản lý không chỉ các nhóm cùng hợp tác làm việc mà còn từng cá nhân. Trách nhiệm của người quản lý là nắm vững tình hình thực tế cũng như mục tiêu của các hoạt động và những vấn đề của mọi người ẩn sau những kết quả không như mong muốn trong công việc.

– Mike Sewell –

2. Ngày nay, việc đổ lỗi và trách cứ người khác một cách vô lý là hiện tượng phổ biến trong giới công sở. Tất cả mọi người cần có một đối tượng để trút trách nhiệm cũng như đổ lỗi và đó thường là những nhân viên hay im lặng – những người cố che giấu suy nghĩ của họ về công việc họ đang làm.

Các nhà quản lý thường mù quáng tin theo những thông tin phản hồi một phía từ những người trung gian (những kẻ lừa dối) – họ chính là kẻ gây ra rắc rối thực sự. Các nhà quản lý nên có một sự hiểu biết sâu sắc về tình huống thực tế và cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến cho một cá nhân bị mắng oan.

Thay vào đó, các nhà quản lý lại có xu hướng hành động theo những thông tin phản hồi có sẵn về những cá nhân dễ bị tổn thương này. Việc đổ lỗi và trách cứ vô lý thường được những người có trạng thái tâm lý bầy đàn và ít tính độc lập sử dụng. Họ là những người bảo thủ và sống trong môi trường làm việc không lành mạnh.

– Anonymous –

3. Những người khăng khăng đổ lỗi và trách cứ người khác một cách vô lý giống như những con sói đội lốt cừu hay những con rắn ẩn mình trong đám cỏ, bước nhẹ với sự cảnh giác cao độ. Họ cải trang thành những người cầu phúc và là những kẻ nông cạn trên con đường thành công của chính mình.

Các nhà quản lý thường khuyến khích những phẩm chất mà họ cho là quan trọng và mong muốn tạo ra một môi trường không ổn định. Họ khuyến khích sự lan tràn của những kẻ chỉ biết chối bỏ trách nhiệm và trách cứ để tạo ra những nhầm lẫn và lộn xộn khiến người ta trở nên dễ dàng trách móc và than phiền hơn là ngồi lại và tự giải quyết vấn đề.

– Gyan Chand –

4. Bài viết khá sâu sắc và cho thấy một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới hiện đại tại các công ty. Tôi tin rằng một nhóm chức năng chéo nên được đặt vào vị trí kiểm tra những sự cố bất ngờ để xác định những cá nhân thường chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác.

Và người đổ lỗi nên bị sa thải hoặc bị giám sát nhằm tránh gây ra những thiệt hại hơn nữa. Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng phần lớn các nạn nhân thường bị ám ảnh và những gì họ phải chịu đựng sẽ còn để lại dư âm khó lường trong tương lai của họ.

– Amitava Mukherjee –

5. Đây quả là một chủ đề thú vị, nhưng các giải pháp này còn quá nhẹ tay. Nghe giống như một buổi trò chuyện về nguồn nhân lực.

– John Negropontte –

6. Chỉ một người thôi thì quá ít nhưng cũng đủ thông minh để ngăn chặn việc đổ lỗi tại công sở. Theo ý kiến của tôi, giải quyết nạn đổ lỗi bừa bãi tại công sở có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Xây dựng sự tín nhiệm cũng như niềm tin với các đồng nghiệp, cấp trên, các nhà quản lý cấp thấp và cả những nhà quản lý cấp cao.
  • Hãy thật sáng suốt: Những người có thái độ đổ lỗi cho người khác khi mọi chuyện không như ý có thể chỉ là những trường hợp thiểu số. Những người dám đứng ra chịu trách nhiệm trước những thất bại là những người đáng tin cậy.
  • Xây dựng hàng rào bảo vệ khỏi những người hay đổ lỗi, bởi đây sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho những kẻ thích trách cứ người khác một cách vô lý. Hàng rào bảo vệ này bao gồm việc xây dựng tầm nhìn, sự tín nhiệm và niềm tin đối với những nhà quản lý, những đồng nghiệp của những kẻ hay đổ lỗi tiềm năng và cả những người có thế lực khác trong bộ máy hệ thống cấp bậc ngày một cao.
  • Lưu giữ mọi tài liệu và bằng chứng về tất cả các công việc, các cuộc trao đổi với những kẻ hay đổ lỗi tiềm năng này. Lưu các biên bản ghi nhớ hay tài liệu bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp.
  • Trao đổi thông tin và cố gắng tạo dựng những mối quan hệ tích cực với những kẻ tiềm ẩn khả năng đổ lỗi và trách cứ. Cố gắng hiểu những suy nghĩ của người đó và phân tích những gì bạn có thể làm để thu hẹp khoảng cách.
  • Khi việc đổ lỗi và trách cứ dường như vượt quá ngưỡng có thể chấp nhận được, hãy gióng chuông báo động và chỉ ra kẻ đã đổ lỗi, sử dụng một số tài liệu và bằng chứng (vẫn lưu giữ lại một vài tài liệu hay bằng chứng để sử dụng sau này, chỉ nhằm đề phòng những hành động trả đũa của những thế lực ủng hộ những kẻ hay đổ lỗi này), nhờ tới các nhân chứng và sự ủng hộ từ những đồng nghiệp và cấp trên của chính những kẻ đã đổ lỗi vô cớ đó. Nhờ tới một vài dịch vụ xã hội bằng cách làm mọi thứ có thể nhằm đảm bảo kẻ hay đổ lỗi và trách cứ này sẽ không tiếp tục việc làm của mình trong môi trường làm việc này.
  • Nếu môi trường cấp bậc là vô vọng đối với bạn, hãy rời bỏ môi trường này trước khi hoàn cảnh xô đẩy bạn trở thành kẻ bị đổ thừa những sai lầm.

Điều cuối cùng không nhỏ chút nào: Sự thông cảm sẽ chỉ khiến nạn nhân lún sâu thêm vào rắc rối. Hãy để những người bị vu khống này tự hỏi xem “Điều gì đã khiến tôi cho phép sự trách cứ vô cớ này xảy ra”?

– Purushotham Kumar V –

– Bài viết của Gill Corkindale trong chuyên mục Khởi xướng thảo luận trên trang Harvard Business Online –

  • HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.