Trang chủ » Bất động sản » Tranh luận » Dồn dân vào nội đô: Cao ốc là ‘tội đồ’ hay giải pháp?

Dồn dân vào nội đô: Cao ốc là ‘tội đồ’ hay giải pháp?

Tác giả:

Đây là vấn đề “nóng” tại Hội thảo quốc tế “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với hệ thống hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam” do Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam tổ chức, thu hút hàng chục chuyên gia nước ngoài đến từ Mỹ, Anh; Tây Ban Nha; Singapore; Hongkong; Hàn Quốc…

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho biết, các ý kiến tại hội thảo sẽ được tập hợp để báo cáo Thủ tướng. Trước đó, chủ đề hội thảo cũng đã được báo cáo và xin chỉ đạo của Thủ tướng.

Áp lực quá tải nội đô – tại ai?

Tại hội thảo nhiều vấn đề cải tạo chung cư cũ, giao thông đô thị, cảnh quan đô thị… đã được đặt ra. Trong đó, nhà cao tầng nội đô đã làm “nóng” tọa đàm bởi đây được coi là giải pháp cấp bách và tất yếu của quá trình đô thị hóa.

Thực tế, tại Thủ đô, tính đến 2017, dân số trên địa bàn đã là 7,6 triệu người. Tương tự, tại TP.HCM hiện có khoảng 7,8 triệu người. Do đó, theo ông Trần Ngọc Chính, nhà cao tầng đã mang đến cơ hội cho hàng triệu người dân có một nơi ở riêng ở các đô thị lớn. Không chỉ cung cấp nơi ở – với ưu điểm đa chức năng, hệ số sử dụng đất cao, nhà cao tầng còn có khả năng tích hợp các không gian công cộng, đa chức năng như công viên, cây xanh, trường học, cơ sở y tế, trung tâm thương mại, các dịch vụ tiện ích… đã góp phần làm giảm sự dịch chuyển, tăng chất lượng sống cho người dân.

{keywords}

Tuy nhiên, trên thực tế, nhà cao tầng lại bị coi là “tội đồ” gây tắc đường, quá tải về hạ tầng…

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng không phải nhà cao tầng, mà chính nhà ống dày đặc “kiểu Việt Nam” mới là nguyên nhân chính gia tăng áp lực đô thị.

Chia sẻ quan điểm này, TS. KTS. Nguyễn Đỗ Dũng- chuyên gia Công ty tư vấn CPG Consultants Singapore khẳng định việc xây nhà thấp tầng, nhà phố san sát, không có không gian mở, không có đường đi chính là lý do tạo nên mật độ đô thị dày đặc.

“Nếu chuyển dân số đó lên tầng cao và diện tích còn lại làm trường học, công viên, các tiện ích xanh hay làm đường… thì là việc hoàn toàn tốt chứ tại sao lại phản đối hay cấm” – ông Dũng đặt câu hỏi.

Để thị trường quyết định

Theo ông Chính, phát triển nhà cao tầng nội đô là một sự tất yếu của quá trình đô thị hóa và phát triển hội nhập toàn cầu. Nhờ đó hàng triệu người dân ở các đô thị có cơ hội tiếp cận với một nơi ở cho riêng mình. Phát triển các công trình cao tầng đa chức năng có thể làm giảm sự dịch chuyển và khoảng cách giữa các chức năng trong đô thị và  làm tăng giá trị sử dụng đất đai, giảm thiểu sử dụng đất đai và bảo tồn cảnh quan sinh thái. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu của một đô thị phát triển bền vững.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, việc phát triển các công trình cao tầng phù hợp với chiến lược phát triển đô thị là một trong các giải pháp khai thác hiệu quả không gian. Ông Christoph Panfil – Phó Chủ tịch WATG đưa ra ví dụ các mô hình đô thị được tổ chức thành công như Newyork, Barcelona… đều là các đô thị có mật độ dân số cao hơn gấp 2 lần Hà Nội.

Tương tự, ông Dũng cũng so sánh Hà Nội với Singapore. Tại Singapore, đất đai là tài nguyên quý nên họ rất tiết kiệm trong việc sử dụng đất. Với họ gia tăng mật độ là việc không có lựa chọn, rất nhiều nhà nhà chọc trời. Trong khi đó, dù Hà Nội xây nhiều nhà thấp tầng nhưng mật độ lại cao gấp đôi Singapore.

{keywords}

Như vậy, nhờ các tòa cao ốc, mật độ xây dựng được giảm thiểu tạo không gian để tổ chức giao thông khoa học và các công trình công cộng. Cách làm này phù hợp với việc tái cấu trúc đô thị mà vẫn không làm thay đổi hệ số sử dụng đất và quan trọng là không gây áp lực lên hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt về giao thông. Đây chính là một kinh nghiệm tốt giúp Việt Nam giải bài toán áp lực giao thông đô thị.

“Do đó, vấn đề cần bàn không phải là xây nhà cao hay thấp mà là câu chuyện cho phép gia tăng mật độ hay không và nếu tăng thì tới mức nào để không vượt quá năng lực vận hành của hệ thống hạ tầng. Với mật độ đó, người ta xây dưới hình thức gì thì hãy để thị trường quyết định” – ông Dũng phát biểu.

D.Anh

Chính phủ bảo lãnh vay vốn 26 tỷ USD: Lần đầu tiên giảm nợ 500 triệu USD

Chính phủ bảo lãnh vay vốn 26 tỷ USD: Lần đầu tiên giảm nợ 500 triệu USD

Việc siết chặt cấp bảo lãnh Chính phủ trong năm 2017 đã giúp giảm nợ được 500 triệu USD

Tòa nhà bỏ hoang hơn thập kỷ trên đất vàng Hồ Tây

Tòa nhà bỏ hoang hơn thập kỷ trên đất vàng Hồ Tây

Nằm ngay ngã tư Yên Phụ – Thanh Niên, tòa nhà nằm phơi mưa phơi nắng gần 10 năm mà chưa đi vào hoàn thiện. Trong khi đất vàng Hồ Tây có giá nửa tỷ đồng một mét vuông.

Đắt kỷ lục: Đất phố Huế hơn 500 triệu/m2, Xã Đàn 400 triệu/m2

Đắt kỷ lục: Đất phố Huế hơn 500 triệu/m2, Xã Đàn 400 triệu/m2

Giá nhà mặt phố tại phố Huế lên tới nửa tỷ đồng một mét vuông, tiếp theo là Xã Đàn, Nguyên Hồng,… Đây đều là các tuyến phố có hàng quán kinh doanh nhiều và lưu lượng giao thông lớn tại Hà Nội.

17 trạm BOT đặt sai chỗ: Không thể di dời, thách thức 21.000 tỷ

17 trạm BOT đặt sai chỗ: Không thể di dời, thách thức 21.000 tỷ

Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận có 17 trạm có bất cập về vị trí nhưng vẫn kiến nghị giữ nguyên nhiều trạm như hiện nay; nếu không, ngân sách sẽ phải bù hàng chục nghìn tỷ đồng cho các nhà đầu tư.

Lại muốn đổ 1 triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận

Lại muốn đổ 1 triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận nêu quan điểm là ưu tiên chọn phương án dùng vật liệu nạo vét để san lấp mặt bằng.