Trang chủ » Thế giới » Điểm nóng » Donald Trump khơi chiến, Trung Quốc trả đũa: Sẵn sàng đấu đến cùng

Donald Trump khơi chiến, Trung Quốc trả đũa: Sẵn sàng đấu đến cùng

Tác giả:

Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh liên tục gây áp lực lên nhau và đe dọa leo thang tới cùng. Hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới có quá nhiều bất đồng và lãnh đạo 2 nước đang tỏ ra rất cứng rắn, sẵn sàng đi đến cùng trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Còn cả thế giới đang lo lắng, cuộc chiến có thể nhấn chìm thị trường tài chính toàn cầu.

Dồn dập tấn công

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra tuyên bố đe dọa đánh thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ bất ngờ áp thuế 25% lên một loạt hơn 800 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bắt đầu từ 6/7.

Danh sách mặt hàng mà Mỹ áp thuế đa dạng với tổng trị giá lên tới khoảng 34 tỷ USD. Bên cạnh đó, Mỹ đang xem xét áp mức thuế cao như vậy đối một loạt hàng hóa khác trị giá 16 tỷ USD. Nếu được thông qua tổng cộng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ bị đánh thuế với thuế suất cao.

Gần như ngay lập tức, đáp trả thuế nhập khẩu mới của Mỹ, tối muộn 15/6, Trung Quốc đã công bố danh sách các hàng hóa Mỹ bị nước này đánh thuế, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng thuộc các lĩnh vực hết sức nhạy cảm như nông sản và ô tô, như: đậu tương, thủy sản, thịt lơn, xe điện, các loại xe điện hybrid… với tổng trị giá cũng khoảng 34 tỷ USD.

{keywords}

Bắc Kinh thậm chí còn ra thông báo cho rằng, Mỹ đã thay đổi quyết định và khởi động chiến tranh thương mại. Và Trung Quốc sẽ trả đũa.

Màn “ăn miếng trả miếng” tiếp tục. Theo Reuters, Mỹ sắp hoàn tất danh sách thứ 2 các mặt hàng Trung Quốc sẽ bị nước này áp thuế quan, với quy mô kim ngạch 100 tỷ USD mỗi năm. Đây là một động thái cho thấy ông Trump không hề ngại những lời cảnh báo trả đũa mà Trung Quốc đưa ra.

Danh sách thứ hai đang được Mỹ xây dựng theo hướng hạn chế tối đa tác động đến người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, bằng cách lựa chọn những mặt hàng có nhiều nguồn cung thay thế từ các quốc gia khác.

Hôm 18/6, ông Trump thậm chí còn dọa đánh thuế thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Trong một tuyên bố, ông Trump cho biết đã yêu cầu đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizerr lên danh sách những mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế theo kế hoạch này.

Ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ chính thức đánh thuế số hàng hóa này nếu như Bắc Kinh có thái độ phản ứng quyết liệt. Mỹ sẽ không để “Trung Quốc và các quốc gia khác lợi dụng về thương mại nữa”. Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng mọi công cụ có thể để tạo nên “một hệ thống thương mại công bằng hơn và tốt hơn cho tất cả người dân Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ngay lập tức cảnh báo sẽ trả đũa, khiến căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang nhanh chóng. Thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu chao đảo. Cả đồng USD và Nhân dân tệ của Trung Quốc đều biến động rất mạnh. Đồng bạc xanh có lúc lên đỉnh cao 7 tháng, rồi cũng giảm khá nhanh.

{keywords}

Không có tín hiệu lùi bước

Những diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ – Trung trong vài ngày qua là một điều có thể là bất ngờ với nhiều người, bởi nó trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố chung được 2 bên đưa mới chỉ 1 tháng trước đó (ngày 19/5).

Trong tuyên bố chung khi đó, Nhà Trắng cho biết, Trung Quốc đã đồng ý “tăng mạnh” sức mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại giữa 2 nước.

Tuyên bố chung này được xem là kết quả của hàng loạt các nỗ lực từ Mỹ và Trung Quốc trong vài tháng trước đó nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại, nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến thảm khốc giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Những cuộc thăm viếng, đàm phán “mang tính xây dựng” giữa 2 bên cũng đã được thực hiện. Hai bên cũng đã thảo luận về việc mở rộng thương mại về các loại hàng hóa được sản xuất tại hai nước và đồng ý đẩy mạnh hợp tác về vấn đề sở hữu trí tuệ. Trung Quốc sẽ “tăng cường sửa đổi liên quan” đối với các luật và quy định trong lĩnh vực này, bao gồm luật sở hữu trí tuệ.

{keywords}

Tuy nhiên, cú khơi mào cuộc chiến thương mại của chính quyền Donald Trump cho thấy một thực tế là hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới còn rất nhiều bất đồng. Hai vòng đàm phán trong vài tháng trước có lẽ chưa thể đủ giải quyết các mẫu thuẫn tích lũy hàng chục năm nay.

Trước đó, từ khi lên cầm quyền, ông Trump đã thề sẽ thiết lập lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, sao cho có một mối quan hệ bình đẳng và có đi có lại. Thay vì thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc lên tới 375 tỷ USD trong năm 2017.

Phản ứng lại quyết định “thay đổi 180 độ” của Mỹ, đại diện của Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ lựa chọn hợp tác hai bên cùng có lợi, còn nếu đối đấu thì Trung Quốc cũng có sự chuẩn bị để đáp trả và hai bên cùng thiệt hại.

Trên thực tế, sau vụ công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc: ZTE bị Mỹ trừng phạt, có thể thấy, Bắc Kinh không muốn bị Mỹ áp thuế ở mức cao và bị ngăn cản trong việc tiếp nhận công nghệ cao từ các doanh nghiệp lớn của Mỹ, nhất là trong quá trình nước này đang tăng trưởng bùng nổ và hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.

Tuy nhiên, với một con người thực dụng và khó lường như ông Trump, những cam kết khá chung chung trong tuyên bố chung trước đó với Trung Quốc dường như không đủ. Không có một thỏa thuận nào được đảm bảo, chưa có bất cứ chi tiết và những kế hoạch cụ thể nào.

Mẫu thuẫn cốt yếu giữa hai nước chưa thể được giải quyết. Điều mà chính quyền Tổng thống Donald Trump yêu cầu vẫn không đổi. Đó là Trung Quốc phải cắt giảm thương mại với Mỹ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, khả năng triển khai giảm thâm hụt Mỹ với Trung Quốc là rất khó. Trung Quốc đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) do vậy khó có thể ưu đãi riêng mình Mỹ. Hơn thế, Trung Quốc cũng không dễ chấp nhận lùi bước một chiều.

Quyết định đánh thuế của ông Trump cho thấy các cuộc đàm phán giữa hai bên đã đổ vỡ. Một cuộc chiến thương mại đã được kích hoạt. Thị trường tài chính thế giới cũng đã chao đảo trong vài ngày qua. Tác động của nó tới thế giới sẽ ở mức độ như thế nào, tệ hại đến mức nào còn phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ hay leo theo giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đang mạnh lên từng ngày thì ông Trump lại thấy một nền kinh tế Mỹ đang yếu đi và muốn vực dậy. Và tất nhiên, Mỹ không muốn thế mạnh công nghệ của mình sẽ bị đánh bại trong tương lai.

V. Minh

Đại gia ôm đất đặc khu dính đòn: Giá đổ dốc, nhà đầu tư tháo chạy

Đại gia ôm đất đặc khu dính đòn: Giá đổ dốc, nhà đầu tư tháo chạy

Đại gia ngoại bất ngờ quay đầu bán cổ phiếu và không còn duy trì tình trạng tiền mặt 0%. Tỷ trọng cổ phiếu bất động sản cũng giảm xuống.

23 tuổi sở hữu 1.700 tỷ, đại gia trẻ tuổi giàu hơn Bầu Đức

23 tuổi sở hữu 1.700 tỷ, đại gia trẻ tuổi giàu hơn Bầu Đức

Hàng loạt các giao dịch sang tên bí ẩn tại VPBank đã tạo ra thêm nhiều đại gia trẻ tuổi là cổ đông của ngân hàng và có tài sản ngàn tỷ.

Làm cú đậm 1 tỷ USD: Đại gia giàu nhất làng ngân hàng gây đảo lộn

Làm cú đậm 1 tỷ USD: Đại gia giàu nhất làng ngân hàng gây đảo lộn

Đại gia gốc Đông Âu, cả nhà có tỷ USD, giàu nhất ngân hàng Việt có bước đi đúng như kế hoạch trước đó: tăng vốn điều lệ thêm tỷ USD, bất chấp ngân hàng có khởi đầu không mấy tốt đẹp.