Trang chủ » Kinh tế 24h » Cuộc đua thanh toán di động trong ngành hàng không

Cuộc đua thanh toán di động trong ngành hàng không

Tác giả:

Sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của lượng người dùng smartphone và người đi máy bay tại Việt Nam trong thời gian qua là hai yếu tố hoàn hảo để kích hoạt cuộc đua thanh toán di động trong ngành hàng không.

Những cơ hội vàng

Báo cáo của Nielsen năm 2017 cho biết, cứ 9 người có điện thoại di động ở Việt Nam thì đến 7 người dùng smartphone. Về dung lượng tổng, con số mới nhất do Nielsen Vietnam công bố tháng trước cho biết, cả nước hiện có khoảng 49,5 triệu thiết bị smartphone. Uớc tính đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 58,4 triệu thiết bị.

Trong khi đó, số liệu cập nhật đến tháng 2/2018 của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho hay, cả nước đang có gần 11,8 triệu thuê bao Internet cố định và hơn 60,2 triệu thuê bao Internet di động. Thuê bao Internet di động tất yếu sẽ tiếp tục chiếm xu thế áp đảo, khi mà mạng 4G đã phủ đến 71,26% diện tích lãnh thổ. Về tốc độ, mạng cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể, đạt mức 21,49 Mbps, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, theo số liệu công bố của Open Signal.

Hiện tại, lượng người chỉ dùng điện thoại để kết nối Internet tập trung ở thế hệ Z (sinh năm 1996 – 2005), chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau. Không ai khác, đây chính là thế hệ yêu thích sự tiện nghi, linh hoạt nhưng phải thật bảo mật và sành điệu. Thế hệ này cùng với thế hệ Y (sinh khoảng từ 1980 đến đầu thập niên 2000) chính là những người tiêu dùng chủ lực của thế giới 4.0, khi thanh toán di động đang trở thành một xu hướng tất yếu.

Cụ thể, theo Worldpay, thanh toán di động trong năm 2017 tại Việt Nam đạt thành tựu đáng ghi nhận với gần 110 triệu giao dịch, tăng trưởng 81% về giá trị so với năm 2016. Các chuyên gia đánh giá, thanh toán di động, với hàng loạt ứng dụng công nghệ không chạm bằng NFC hay QR Code đang dần gặt hái được thành công ở thị trường Việt Nam nhờ đi đúng kim chỉ nam là thân thiện với người dùng.

Không hẹn mà gặp, nếu cần điểm qua một lĩnh vực cũng tăng trưởng nóng đến kinh ngạc tại Việt Nam thời gian qua, tương tự như câu chuyện của smartphone thì đó chính là ngành hàng không.

Trong giai đoạn 2001 – 2014, IATA đánh giá thị trường hàng không Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới với tỷ lệ trung bình 16,6%/năm. Tổ chức này dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035.

Mặc khác, theo Công ty chức khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường hàng không Việt Nam đang hấp dẫn nhất khu vực, nhờ các yếu tố: tốc độ tăng trưởng ngành cao, tốc độ tăng trưởng du lịch cao trong khi tỷ lệ người được bay còn thấp.

{keywords}

Giai đoạn 2005 – 2015, tăng trưởng hành khách hàng không Việt Nam đạt 18,6%, cao hơn hẳn một số thị trường nổi bật như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc hay Ấn Độ. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính xu hướng ưa chuộng du lịch để trải nghiệm và học hỏi của giới trẻ là nguồn động lực không nhỏ góp phần tạo nên những con số này.

Sau hết, khi hết hợp hai ‘mảnh ghép’ hoàn hảo về tăng trưởng vượt bậc là lượng người dùng smartphone và lượng người đi máy bay, ngành hàng không đã có điều kiện cần để kích hoạt cuộc đua mới là thanh toán di động. Cùng với đó, điều kiện đủ là một nhà tiên phong đủ tầm vóc trên thị trường. Không ai khác, Vietnam Airlines vốn đi đầu về chất lượng của một hãng hàng không 4 sao, nay cũng đang dẫn đầu về ứng dung di động trong thanh toán.

Vietnam Airlines – “khơi mào” cuộc đua thanh toán di dộng

Cụ thể, từ cuối tháng 06/2018, Vietnam Airlines đã mở rộng các hình thức thanh toán trên www.vietnamairlines.com và ứng dụng thương mại điện tử của Hãng. Theo đó, khách hàng có thêm lựa chọn thanh toán bằng QR Code qua cổng thanh toán VNPAY hoặc NAPAS. Đây là phương thức thanh toán đơn giản và dễ dàng do không cần nhập thông tin thẻ/tài khoản. Cùng với đó, giao dịch thực hiện chỉ trong vài giây.

Bên cạnh QR Pay, khách hàng còn có đến 4 lựa chọn thanh toán khác, bao gồm: thẻ tín dụng, thẻ ATM, internet banking hoặc quầy giao dịch của Ngân hàng Vietcombank, Techcombank.

Ngoài đặt chỗ, mua vé máy bay trên website và mobile, khách hàng còn có thể đặt chỗ qua tổng đài và quay lại thanh toán trên website hoặc internet banking và quầy giao dịch.

{keywords}

“Trung thành với sứ mệnh tiên phong về chất lượng dịch vụ hàng không Việt Nam, chúng tôi luôn tin rằng, trải nghiệm hoàn hảo dành cho hành khách không chỉ bắt đầu từ lúc họ đặt chân lên tàu bay mà ngay từ chính giây phút đầu tiên họ đặt mua chiếc vé Vietnam Airlines. Quyết định mở rộng thanh toán bằng QR Code để hoàn thiện mảng thanh toán di động chính là một trong những cách mà chúng tôi thực hiện để làm tròn trải nghiệm đó”, Trưởng Ban Tiếp thị và Bán sản phẩm – Vietnam Airlines, ông Nguyễn Quang Trung chia sẻ.

Với chiến lược đầu tư sâu vào trải nghiệm thanh toán, cụ thể là thanh toán di động, Vietnam Airlines đang liên tục ‘lột xác’ để trở thành một hãng hàng không hiện đại, năng động với đa dạng các sản phẩm dịch vụ phụ trợ trực tuyến, phục vụ nhanh chóng nhu cầu của hành khách, tạo thuận tiện tối đa trong các bước giao dịch của khách hàng, trước khi họ bước lên tàu bay.

Sự ‘lột xác’ này không chỉ mang lại hình ảnh mới mẻ, trẻ trung hơn cho hãng mà còn kích thích cú chuyển mình chung về thanh toán di động của ngành hàng không Việt. Và vì chỉ mới là bắt đầu, những cải tiến táo bạo hơn chắc chắn sẽ còn ở phía trước, khuấy động không ngừng cho cuộc đua này trong tương lai.

Vũ Minh